Những người tiên phong kiệt xuất

Một phần của tài liệu Châu Phi nghìn trùng: Phần 1 (Trang 169 - 179)

Trong suy nghĩ của Berkeley Cole và Denys Finch-Hatton, nhà tôi là ngôi nhà chung. Họ coi tất tật của nả trong nhà là của mình, họ tự hào về ngôi nhà, và bổ sung cho nơi đây những thứ còn thiếu. Họ duy trì cho ngôi nhà luôn cao cấp ở khoản rượu vang cũng như thuốc lá, và đặt mua sách cùng đĩa hát từ châu Âu qua cho tôi. Berkeley tới đây, từ điền trang của mình trên Mount Kenya, cùng chiếc ô tô chất đầy gà tây, trứng, và cam. Cả hai đều mang tham vọng biến tôi thành một người sành rượu vang, giống họ, và bỏ nhiều thời gian, tâm trí vào việc này. Hai người mê tít bộ cốc thủy tinh và các đồ sứ sản xuất từ Đan Mạch của tôi, và thường xếp một kim tự tháp lấp lánh, cao ngất trên bàn ăn bằng toàn bộ số cốc thủy tinh, cái nọ chồng lên cái kia, rồi trầm trồ thưởng lãm mô hình ấy.

Trú tại đồn điền này, Berkeley có thói quen sáng sáng, quãng mười một giờ, lại mang một chai champagne vào giữa rừng nhâm nhi. Một bận, lúc chào từ biệt và cảm ơn tôi về thời gian vừa qua ở đồn điền, anh nói thêm là vẫn còn một mảng tối trên bức tranh, vì chúng tôi chỉ cung cấp những cái cốc thô kệch, tầm thường cho việc thưởng vang dưới rặng cây. “Tôi biết chứ, anh Berkeley,” tôi đáp, “tuy nhiên nhà chỉ còn lèo tèo mấy chiếc cốc đẹp nữa thôi, và đám gia nhân sẽ đánh vỡ nốt khi đem chúng vào giữa rừng như vậy” Anh nghiêm nghị nhìn, giữ chặt tay tôi mà bảo: “Nhưng cô bạn chí thiết ơi, vậy thì buồn quá.” Vì lẽ ấy sau đó Berkeley lại có được những chiếc cốc đẹp đẽ nhất của tôi để uống rượu trong rừng.

Một sự lạ về Berkeley và Denys - những con người khi di cư qua đây đã khiến chúng bạn quê nhà vô cùng tiếc nuối, tới xứ thuộc địa này cũng rất được yêu mến, vị nể - ấy là họ đều là những kẻ bị ruồng rẫy. Không cộng đồng nào, cũng chẳng địa phương nào trên Trái Đất xua đuổi họ cả, mà chính thời đại làm việc ấy, họ không thuộc về thế kỉ của mình. Chẳng dân tộc nào ngoài dân tộc Anh có khả năng sản sinh ra những bậc anh tài như vậy, tuy nhiên họ là minh chứng cho hiện tượng tổ tiên tái xuất hiện, và tổ quốc họ là nước Anh ngày trước, xứ sở chẳng còn tồn tại nữa. Trong thời

hiện tại họ không có một nơi gọi là nhà, phải phiêu bạt đây đó, và dần dà lưu lạc tới đồn điền. Về điều này tự họ chẳng nhận ra. Ngược lại, họ có một mặc cảm về cuộc sống đã bỏ lại Anh quốc, như thể, chỉ vì chán ngấy nó, họ đã đào ngũ khiến bạn bè phải trám chỗ. Denys, khi nói tới những ngày tháng còn xanh - mặc dầu giờ anh vẫn còn rất trẻ - về viễn cảnh của mình, và lời khuyên bạn bè ở Anh nhắn qua, đã trích dẫn lời chàng Jaques của Shakespeare* từng hát:

“Nếu quả tình xảy ra chuyện một người bỗng biến thành lừa, Bỏ hết sang giàu, nhàn hạ

Cốt thỏa tính bướng của mình”

Nhưng Denys đã quan niệm sai về bản thân, cả Berkeley nữa, và Jaques âu cũng vậy. Cho mình là những kẻ đào ngũ, họ tin có lúc phải trả giá cho sự ương ngạnh, tuy nhiên trên thực tế đây là những con người bị đày ải, dũng cảm chấp nhận tình cảnh tha hương.

Nếu cái đầu nhỏ của anh được điểm tô thêm bằng một bộ tóc xoăn, dài, óng mượt, hẳn Berkeley đã có thể xông xênh ra vào hoàng cung vua Charles II*. Hẳn chàng trai lanh lợi tới từ nước Anh đã có thể ngồi dưới chân ngài d’Artagnan* luống tuổi, d’Artagnan của Hai Mươi Năm Sau*, để lắng nghe sự thông thái ở ông, và khắc ghi lời ông vào tâm khảm. Tôi cảm tưởng trọng lực không có tác động gì tới Berkeley, và bất cứ thời khắc nào, lúc chúng tôi ngồi hàn huyên bên ngọn lửa, anh cũng có thể bay bổng lên qua ống khói. Anh rất tinh tường việc phán xét con người, không ảo tưởng về họ, cũng chẳng hề ác cảm. Bằng một kiểu bông đùa đầy tai quái, Berkeley luôn cư xử tao nhã với những kẻ anh đánh giá tệ hại hơn cả. Khi thật lòng muốn, Berkeley là một chàng hề vô song. Song để có duyên theo cách của Congreve và Wycherley* giữa thế kỷ hai mươi* thì cần nhiều hơn những phẩm tính chính Congreve và Wycherley từng sở hữu: cái ngời sáng, cái vĩ đại, niềm hi vọng cuồng dại. Một chuyện đùa khi bị đẩy đi quá xa trong phong cách táo gan và ngạo mạn, nhiều lúc lại khiến chúng ta thương hại. Lúc Berkeley, hơi kích động, và dường như trở nên trong suốt bởi rượu vang, phắt lên lưng ngựa* thì bóng đen hình ngựa trên mặt tường sau lưng

anh cũng lớn dần và cất bước hòa vào một nhịp nước kiệu ngạo nghễ trong tưởng tượng, như thể xuất xứ của nó là giống nòi quý phái có tổ tiên là Rosinante* vậy. Nhưng bản thân Berkeley chàng hề bất khả chiến bại, thui thủi giữa châu Phi, cơ thể tàn tạ phân nửa - bởi trái tim luôn gây cho anh đủ mọi phiền toái, còn khu điền trang yêu quý tại Mount Kenya thì dần sa vào tay các nhà băng - lại là người cuối cùng nhận ra hay sự hãi bóng đen ấy. Berkeley có vóc dáng nhỏ thó, rất mảnh khảnh, tóc hoe đỏ, bàn chân bàn tay thon bé, tấm thân luôn thẳng băng với kiểu xoay đầu nhúc nhắc trái phải kiểu d’Artagnan cùng lối di chuyển nhẹ nhàng của một kiếm thủ bất bại. Bước chân anh êm nhẹ như mèo. Và, cũng như mèo, anh biến mọi căn phòng có mình ngồi thành nơi chốn thoải mái dễ chịu, tựa như Berkeley mang trong người một nguồn hơi ấm và niềm vui. Nếu Berkeley tới chơi, ngồi cùng bạn giữa màn khói rung rinh gây biến dạng căn nhà, anh sẽ, giống mèo, khiến bạn cảm giác đang ở một góc ấm cúng được lựa chọn kĩ càng. Nếu Berkeley đang khoan khoái, bạn trông đợi nghe anh gừ gừ hệt một chú mèo tướng, còn khi anh đau ốm, sự thể còn tồi tệ hơn cả buồn đau hay bất hạnh, sẽ kinh khủng như mèo bị ốm vậy. Cũng như điều bạn sẽ kì vọng bắt gặp ở loài mèo, Berkeley không có nguyên tắc nhưng sở hữu cả kho định kiến.

Nếu Berkeley là hiệp sĩ thuở Stuart*, Denys quyết sẽ thuộc về khung cảnh Anh quốc thời cổ hơn - giai đoạn Nữ hoàng Elizabeth*. Ở đó anh hẳn đã khoác tay bước cạnh đức ngài Philip*, hoặc Francis Drake*. Và những con người thời Elizabeth có lẽ đã đem lòng quý mến anh bởi Denys gợi cho họ nhớ về thời La Mã cổ đại, về Athens mà họ hằng mơ và viết về nó. Denys

thực ra có thể được đặt hòa hợp, như đang ở nhà*, vào bất kì thời kì nào

của nền văn minh chúng ta, cho tới tận đầu thế kỷ XIX. Denys sẽ tạo dựng được tên tuổi vẻ vang, ở bất kì thời nào, bởi anh là một vận động viên, một nhạc công, một người yêu nghệ thuật và một tay chơi thể thao tài ba. Thực ra anh cũng đã thành danh trong chính thời đại của mình, có điều chẳng thấy mình phù hợp ở bất kì đâu. Bạn bè ở nước Anh luôn muốn Denys hồi hương, họ thậm chí còn gửi các kế hoạch và đường hướng một nghề dành cho Denys tại đó, nhưng châu Phi đã níu giữ chân anh.

Lòng gắn bó đặc trưng, mang tính bản năng mà tất cả dân bản địa châu Phi dành cho Berkeley và Denys, cũng như vài người giống họ, khiến tôi đi

đến nhận định là hẳn người da trắng thời xưa, bất kể trước đây bao lâu, thấu hiểu và cảm thông với những chủng tộc da màu hơn chúng tôi, những con người của thời kì Công Nghiệp. Ngay khi khối động cơ hơi nước đầu tiên được chế tạo, đường đi của các chủng tộc trên thế giới đã dần lìa xa, và chúng ta chẳng bao giờ còn tìm lại được nhau.

Có một bóng đen phủ lên tình bạn giữa tôi và Berkeley: Cậu gia nhân Jama của anh đến từ bộ tộc đang có chiến tranh với bộ tộc của Farah. Đối với ai đã quen quan niệm sống chết vì bộ tộc ở người Somali, những cái liếc mắt hiểm ác của vùng sa mạc được trao qua đổi lại từ hai phía bàn ăn tối, nơi hai người bọn họ đứng phục vụ Berkeley và tôi, là dấu hiệu báo điểm gở tồi tệ nhất. Khuya hôm đó, chúng tôi sa vào bàn luận sẽ làm gì khi sáng hôm sau ra ngoài thấy cả Farah và Jama đều lạnh ngắt, dao găm cắm ngập tim. Trong tình huống này, các kẻ thù địch chẳng còn biết đến sợ hãi hay suy xét nữa, điều níu giữ họ khỏi giết chóc và hủy hoại đơn thuần chỉ còn là mối gắn bó, mà họ đang có, với Berkeley và tôi.

“Tối nay tôi chẳng còn dám,” Berkeley nói, “bảo Jama mình đã đổi ý và phen này sẽ không đi Eldoret*, chỗ có một cô nàng nó đang say đắm nữa. Bởi nếu nghe thấy thế, tim nó hẳn sẽ hóa đá trước tôi, việc chải quần áo của tôi cho sạch bụi đất cũng chẳng còn hệ trọng gì, và nó sẽ đi ra giết Farah.”

Trái tim của Jama, tuy nhiên, đã chẳng bao giờ trở nên sắt đá trước Berkeley được cả. Jama gắn bó cùng Berkeley một thời gian dài, và anh thường nhắc tới cậu. Có bận Berkeley thuật lại việc Jama khăng khăng mình đúng khiến anh mất bình tĩnh, đánh cậu gia nhân Somali một cái. “Nhưng cô bạn chí thiết biết sao không,” Berkeley nói, “tức thì tôi phải nhận một cú thoi vào giữa mặt.”

“Sau đó sự thể ra sao?” Tôi hỏi.

“À, rốt cục êm thấm cả,” Berkeley bình thản đáp. Lát sau anh nói thêm: “Cũng chẳng ghê gớm gì. Nó kém tôi cả hai chục tuổi ý mà.”

Vụ việc chẳng để lại chút dư âm nào trong thái độ của cả người chủ lẫn đầy tớ. Jama có lối cư xử lặng lẽ, mang hơi hướng kẻ cả trước Berkeley, giống cung cách hầu hết gia nhân Somali dành cho chủ của họ. Sau cái chết của Berkeley, Jama không muốn ở lại nước này, cậu hồi hương về Somali.

Berkeley có một tình yêu lớn, chẳng bao giờ thỏa với Biển. Một giấc mơ ưa thích của anh là hai chúng tôi - khi kiếm được tiền - sẽ sắm chiếc thương thuyền một buồm đi buôn tới Lamu, Mombasa và Zanzibar. Chúng tôi đã vạch ra kế hoạch đầu đuôi, dự kiến cả đội ngũ thuyền viên nữa, có điều chẳng bao giờ kiếm nổi ra tiền.

Mỗi khi mệt mỏi hay đau ốm, Berkeley lại quay về với các hoài bão về Biển. Rồi anh đau khổ bởi sự ngu ngốc của chính mình, khi đã tiêu tốn một phần đời để sống không phải trên nước mặn, và tự trách bằng những lời lẽ nặng nề. Một dịp tôi sửa soạn đi châu Âu, lúc Berkeley đang trong tâm trạng như vậy, và nhằm khiến bạn khuây khoa, tôi định bụng cầm về hai cây đèn bão, loại dùng treo ở mạn phải và mạn trái tàu, đem treo lên cạnh cửa nhà, và mang chuyện này chia sẻ cùng anh.

“Sẽ đẹp đây,” anh bảo. “Ngôi nhà sẽ giống một con tàu. Nhưng phải là loại đi biển rồi ấy nhé.”

Ở Copenhagen, trong cửa hiệu bán vật dụng dành cho thủy thủ nằm bên bờ một dòng kênh lâu đời, tôi đã sắm được một cặp đèn lồng cũ, to nặng, từng lênh đênh ngoài khơi Baltic nhiều năm. Đem treo cặp đèn lên hai bên khung cửa và hướng chúng về phía Đông, chúng tôi hài lòng nghĩ đèn đã được đưa vào đúng chỗ; bởi Trái Đất, trên đường lao về phía trước, giữa tầng không, sẽ tránh được mọi đâm va. Cặp đèn khiến Berkeley rất hài lòng. Berkeley có thói quen hay qua chơi lúc đã khá muộn, và thường chạy xe ở tốc độ cao, tuy nhiên từ khi hai ngọn đèn được thắp lên, anh lái xe chầm chậm trên suốt con đường dẫn vào nhà tôi, để hai ngôi sao đỏ và xanh* trong đêm chìm vào hồn mình và gợi lại những hình ảnh xưa cùng hồi ức về các chuyến hải hành, để có cảm giác anh đang tiến lại gần một con tàu đỗ im lìm trên mặt nước tối đen. Chúng tôi định ra một hệ thống viễn báo với hai ngọn đèn, đổi chỗ hay tháo bớt một cái, giúp Berkeley biết trước, từ khi còn trong rừng, sẽ gặp thứ tâm trạng nào ở bà chủ nhà, và một bữa tối kiểu gì đang chờ đón mình.

Berkeley, cũng giống anh trai Galbraith Cole và người anh rể - Đức ông Delamere, là dân khai khẩn tự thuở sơ khai, thuộc vào lớp người tiên phong của xứ thuộc địa, và rất thân thiết dân Masai, chủng tộc áp chế miền đất này ngày đó. Anh quen biết dân Masai trước khi nền văn minh châu Âu - tận trong thẳm sâu con tim, họ căm ghét nó hơn bất cứ thứ gì khác - nhổ

bật gốc rễ họ; tức là trước cả khi họ bị xua khỏi miền đất phía Bắc rộng lớn của mình. Anh có thể tâm tình cùng họ về những ngày xưa bằng bản ngữ. Mỗi khi Berkeley đến chơi đồn điền, người Masai vượt sông qua gặp anh. Những tù trưởng già ngồi tâm sự cùng anh các nan giải hiện thời của họ, những chuyện đùa anh kể khiến họ cười phá, nom như các tảng đá đang cười.

Bởi sự thông hiểu, và tình bằng hữu Berkeley có với người Masai, một lễ ăn mừng trọng thể bậc nhất đã được tổ chức tại đồn điền.

Khi Đại chiến thế giới thứ nhất bùng nổ và dân Masai hay tin, dòng máu của bộ lạc sinh ra từ trận mạc lại bừng bừng chảy. Tâm trí họ hiện lên những trận đánh oai hùng, các cảnh giết chóc oanh liệt, và họ thấy ánh hào quang của thời quá vãng một lần nữa trở lại. Trong mấy tháng đầu thời kì binh đao, tôi tình cờ, một mình lẻ loi cùng nhóm người bản xứ và Somali, với ba chiếc xe bò kéo, tham gia vào nhiệm vụ vận chuyển cho chính phủ Anh và có dịp đi xuyên qua Khu bảo tồn Masai. Bất cứ khi nào người dân trong vùng hay tin có tôi tới, họ liền kéo đến tụ tập quanh trại của tôi, mang những cặp mắt sáng rực, để hỏi hàng trăm câu về chiến tranh và bọn Đức - có thật chúng đến từ trên trời? Trong tâm tưởng; họ đang chạy đến hụt hơi hòng tìm gặp cho được hiểm nguy và chết chóc. Buổi tối, các chàng chiến binh trẻ, người phết đầy phẩm màu chiến tranh, nai nịt gươm giáo đủ cả, túm tụm quanh lều tôi; chốc chốc họ lại rống lên những tiếng gầm sư tử, ngõ hầu cho tôi thấy rõ họ thực sự giống con gì. Chẳng một ai mảy may nghi ngờ việc mình sẽ được phép tham chiến.

Không coi chuyện tổ chức để dân Masai đi đánh nhau với người da trắng, dẫu đó có là quân Đức, là một việc làm khôn ngoan, chính phủ Anh đã cấm họ tham chiến, đặt dấu chấm hết lên mọi hi vọng của dân Masai. Người Kikuyu tham gia vào cuộc chiến trong vai trò cửu vạn, nhưng dân Masai tuyệt không được rớ tới vũ khí. Song năm 1918, khi chế độ sung lính bắt buộc được áp dụng cho mọi sắc dân bản địa ở xứ thuộc địa, chính phủ cho rằng gọi cả người Masai nhập ngũ là cần thiết. Một sĩ quan của quân đoàn Cây Súng Vua Phi Châu, cùng trung đoàn lính của mình, được phái tới hạt Narok* chiêu mộ ba trăm Morani. Lúc này người Masai đã không còn hào

hứng với cuộc chiến và thoái thác đăng lính. Morani trong vùng biến cả

Súng Vua Phi Châu đã bắn nhầm vào một manyatta khiến hai bà già thiệt mạng. Hai ngày sau, người Masai dấy loạn công khai, các tốp Morani tỏa

đi khắp vùng, sát hại một số thương nhân Ấn Độ, và thiêu rụi hơn năm mươi cửa hàng. Tình hình nghiêm trọng nhưng chính phủ không muốn áp đặt bằng vũ lực. Đức ông Delamere được cử xuống đàm phán với người

Một phần của tài liệu Châu Phi nghìn trùng: Phần 1 (Trang 169 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)