Vị khách từ châ uÁ

Một phần của tài liệu Châu Phi nghìn trùng: Phần 1 (Trang 136 - 140)

Ngoma là sự kiện cộng đồng mang tính địa phương và truyền thống. Ban

đầu vũ công là các thanh niên bản xứ ít tuổi hơn tôi rồi lần hồi theo thời gian những người nhảy là con cái của lớp vũ công đầu tiên ấy.

Nhưng chúng tôi cũng có khách đến từ các xứ sở xa xôi. Gió mùa thổi từ Bombay và các vị bô lão thông minh, từng trải, đi theo những đoàn thuyền xuất phát tận Ấn Độ cũng đã ghé thăm đồn điền.

Ở Nairobi có một thương nhân buôn gỗ có tầm cỡ người Ấn, một tín đồ Hồi giáo nhiệt thành, một người bạn của Farah, mà tôi từng nhiều phen giao dịch dạo khai hoang đất của mình, tên gọi Choleim Hussein. Ngày nọ ông tới nhà tôi xin phép được đưa một giáo sĩ cấp cao người Ấn ghé chơi đồn điền. Vị tăng lữ này đã bỏ công vượt cả đại dương bao la, Choleim Hussein bảo, tới thị sát giáo đoàn ở Mombasa và Nairobi: về phần mình giáo dân cũng rất thiết tha thu xếp nghênh tiếp ông được chu đáo, và sau khi vắt óc nghĩ tới nghĩ lui họ thấy chẳng gì hay hơn là tổ chức một chuyên thăm thú đồn điền. Liệu tôi có vui lòng đáp ứng đề xuất này chăng? Khi nghe tôi tỏ ý vị giáo sĩ sẽ được hoan nghênh ở đồn điền, Choleim Hussein tiếp tục trình bày là với đức cao đạo trọng như ông lão kia sẽ chẳng thể ăn thực phẩm được nấu trong nồi niêu mà người ngoại đạo đã dùng qua. Tuy vậy tôi chẳng cần bận tâm việc này, Choleim Hussein liền bổ sung, giáo đoàn Nairobi sẽ chuẩn bị và gửi thức ăn tới đúng lúc; tôi chỉ cần để vị tăng lữ dùng bữa trong nhà mình là đủ. Thấy tôi nhất trí, sau giây lát Choleim Hussein tiếp tục câu chuyện, với vẻ lúng túng. Còn một điều nữa, chỉ một nữa thôi. Dù đặt chân đến đâu, lễ nghi quy định vị giáo sĩ kia phải được nhận một món quà, trong ngôi nhà như nhà tôi đây món quà ấy không thể

dưới một trăm rupee. Tuy nhiên tôi không phải bận lòng, Choleim Hussein

vội vàng giảng giải, món tiền đó đã được người Hồi giáo Nairobi quyên góp và họ chỉ cậy nhờ tôi mỗi phận sự chuyển tận tay vị giáo sĩ. Song liệu vị giáo sĩ, tôi hỏi, có tin đó là quà của tôi không? Về điểm này tôi không sao moi được lời giải thích nào từ Choleim Hussein: nhiều phen, dẫu có

chết, người da màu cũng chẳng thể bộc bạch ngọn ngành. Lúc đầu chối đây đẩy vai trò dành cho mình, nhưng nhìn hai khuôn mặt vừa mới đây còn rạng ngời hi vọng mà giờ đã ỉu xìu thất vọng của Choleim Hussein và Farah, tôi đành gạt bỏ lòng tự tôn, chấp nhận phó mặc vị tu sĩ cấp cao muốn nghĩ sao mặc lòng.

Đúng cái ngày có khách tôi lại quên khuấy và đi ra ngoài đồng chạy thử chiếc máy kéo mới. Chú bé Titi, em trai của Kamante, được cử ra gọi tôi về. Tiếng máy ầm ĩ khiến tôi không sao nghe thủng những gì chú kêu réo trong khi tôi cũng chẳng dám tắt động cơ bởi ban nãy khó khăn lắm mới khởi động được nó. Titi bèn cứ thế chạy bên chiếc máy kéo, giống một chú cún điên, vừa thở hổn hển vừa oăng oẳng ngậu cả lên trong các rãnh sâu hay trên chốc những vạch luống dài bụi phủ, cho đến tận cuối cánh đồng, điểm chúng tôi dừng lại. “Các tu sĩ đã tới,” nó gào lên với tôi. “Tu sĩ nào?” tôi hỏi. “Tất tật tu sĩ,” nó đáp đầy tự đắc; nhóm giáo sĩ đến bằng bốn xe bò kéo, mỗi xe sáu người. Cùng cậu bé quay trở về, gần tới nhà tôi bắt gặp cảnh tượng một đám đông bận áo choàng trắng đứng rải rác trên trảng cỏ, giống như một đàn chim to lông trắng vừa hạ cánh đậu quanh nhà tôi, hay một nhóm các vị thần vừa giáng xuống khu đồn điền vậy. Đây quả là cả một Hội đồng thần thánh được Ấn Độ cử qua hầu giữ cho ngọn lửa chính thống giáo nơi Phi châu này tiếp tục cháy. Dẫu vậy, vóc dáng tôn quý của vị giáo sĩ cấp cao chẳng thể lẫn vào đâu lúc ông tiến lại chỗ tôi, có hai thuộc cấp hộ tống, và phía sau, cách một khoảng tôn kính, là Choleim Hussein. Đó là một ông già rất thấp nhỏ, gương mặt thanh tú và quý phái như được chạm khắc trên loại ngà voi cổ xưa. Đoàn tùy tùng tiến lại, đứng túc trực lúc hai chúng tôi giáp mặt, rồi lui gót; tôi được kì vọng sẽ một mình tiếp đãi vị khách của mình.

Chúng tôi chẳng thể trao đổi dầu chỉ một lời bởi ông già không thông cả tiếng Anh lẫn ngôn ngữ Swaheli còn tôi chẳng biết mô tê gì tiếng Ấn. Cả hai phải bày tỏ thái độ kính trọng lẫn nhau bằng cách ra dấu. Tôi nhận thấy rành rành ông đã được dẫn đi thăm thú một vòng nhà tôi, tất tật bát đĩa trong nhà giờ đã bày biện tươm tất trên chiếc bàn có mấy bó hoa cắm theo phong cách Ấn Độ và Somali. Hai chúng tôi dạo bước, cùng ngồi xuống chiếc ghế đá kê bên bức tường phía Tây. Ở đó, dưới ánh mắt của các quan

sát viên đang nín thở, tôi trao cho ông một trăm rupee được bọc trong chiếc

Vốn đã có chút định kiến với vị giáo sĩ lớn tuổi này, bởi đủ thứ lệ bộ quanh ông, giờ lại thấy ông già lão và nhỏ bé quá khiến, trong một thoáng, tôi nghĩ tình huống hiện tại có thể làm ông bối rối, ngượng ngập. Song suốt thời gian cùng ngồi dưới mặt trời chiều tà, trong tình thế chẳng cách nào vờ vĩnh đang có một cuộc trò chuyện, mà chỉ có thể duy trì bầu không khí thân thiện cùng người kế bên, tôi có cảm giác trên đời chẳng gì khiến cho ông bối rối được cả. Vị giáo sĩ mang lại một ấn tượng lạ thường là ông đang trong tâm thế bình an, đầy tĩnh tại. Ở ông toát lên phong thái nhã nhặn, và lúc được tôi chỉ cho xem dải núi cũng như những rặng cây cao vút, ông mỉm cười gật gù cơ hồ thích thú với hết thảy, nhưng chẳng gì khiến ông kinh ngạc được nữa. Tôi tự hỏi phải chăng phong thái trầm ổn kia được tạo ra do chẳng biết tới những ô trọc, tà ác giữa đời, hay bởi một kiến giải sâu sắc cùng thái độ chấp nhận chúng. Đây cũng như hệ quả chung cục giống hệt nhau của hai trường hợp là chẳng tồn tại loài rắn độc nào, hay khi đã đạt tới trạng thái miễn nhiễm hoàn hảo bằng cách không ngừng tiêm vào người các liều nọc rắn ngày một mạnh hơn. Khuôn mặt bình thản của ông lão là của một hài nhi còn chưa học nói, háo hức trước hết thảy và đương nhiên tự thân chẳng hề biết đến ngạc nhiên. Suốt cả giờ đồng hồ trong buổi chiều hôm ấy, có lẽ tôi đã ngồi trên chiếc ghế đá cùng một em nhỏ, một hài nhi cao quý, một Chúa Hài Đồng ở bức vẽ các họa sĩ thời xưa, và chốc chốc lại đưa nôi cho em bằng bàn chân trong trí tưởng tượng của mình. Gương mặt các cụ bà đã thấy hết và kinh qua mọi sự nom cũng hệt như vậy. Đây không phải nét biểu cảm ở đàn ông mà ắt phải song hành cùng tã quấn trẻ sơ sinh hay các bộ nữ phục, và cũng rất hợp với bộ áo choàng tuyệt đẹp may bằng loại vải casmia trắng vị khách già của tôi khoác trên người. Còn ở người mang trang phục đàn ông, tôi chỉ từng bắt gặp vẻ mặt này ở một anh hề thông minh nơi rạp xiếc.

Vị giáo sĩ đã thấm mệt, chẳng còn thiết đứng lên vãn cảnh, trong khi các tăng lữ khác được Choleim Hussein dẫn xuống bờ sông tham quan xưởng máy. Vì bản thân khá giống một con chim nên vị giáo sĩ dường như có mối quan tâm tới chim muông. Dạo ấy cạnh nhà tôi có nuôi một con cò đã thuần hóa, cùng một đàn ngỗng không phải để làm thịt mà nhằm giúp quang cảnh nom giống ở Đan Mạch. Vị tu sĩ già tỏ ra rất khoái chúng; bằng cách chỉ tay về phía cuối trời; ông gắng hỏi chúng từ đâu ra. Bầy chó của tôi đang chơi trên trảng cỏ, giúp nét đặc trưng đầy tính thiên đường của

buổi chiều ấy thành ra toàn mĩ. Tôi cứ ngỡ Farah và Choleim Hussein sẽ cho nhốt chó vào cũi, bởi Choleim Hussein, một tín đồ Hồi giáo chính hiệu; dịp nào có việc ghé tới đồn điền cũng đều khiếp đảm chúng. Ấy vậy mà giờ đây chúng đang dạo chơi, giữa những bóng tăng lữ vận áo choàng trắng, quả giống lũ sư tử hiện diện giữa bầy cừu. Đấy là lũ chó theo Ismail có khả năng chỉ cần nhìn là phân biệt ra người Hồi giáo.

Trước khi từ giã, vị giáo sĩ cấp cao đã tặng tôi, để kỉ niệm chuyến thăm, một chiếc nhẫn ngọc. Bởi vậy thấy mình cũng nên trao ông thứ gì đó, ngoài tặng vật giả mạo là món tiền kia, tôi đã cử Farah ra kho lấy tấm da con sư tử vừa bị bắn hạ ở đồn điền trước đó không lâu. Nắm lấy cái vuốt sư tử, ông lão nhướn con mắt trong trẻo và chăm chú lúc thử độ sắc của nó lên má mình.

Sau khi vị giáo sĩ đi rồi, tôi băn khoăn liệu ông có thu nạp vào cái đầu gầy gò, cao quý ấy tất tần tật mọi sự bên trong đường chân trời của đồn điền hay tuyệt nhiên chẳng điều gì. Ông quả đã nhập tâm vài thứ, bởi ba tháng sau tôi nhận được một lá thư từ Ấn Độ, địa chỉ ghi sai bét nên bị phát chậm. Đó là một Hoàng tử Ấn Độ yêu cầu tôi bán một con trong bầy “chó xám” mà vị giáo sĩ cấp cao đã thuật lại cho anh ta, với bất kể giá nào tôi muốn.

3

Một phần của tài liệu Châu Phi nghìn trùng: Phần 1 (Trang 136 - 140)