6. Kết cấu của khóa luận
1.4.2. Cơ sở thực tiễn
Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5 năm từ 2011 đến 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tính trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại. Tại Việt Nam, trước đây trẻ bị xâm hại thường là 13-18 tuổi thì nay xuất hiện nhiều vụ việc ở lứa tuổi 5-1316. Theo một thống kê, từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2019, các Tòa án đã đưa ra xét xử 6.585 vụ với 7.339 bị cáo phạm các tội xâm hại trẻ em17. Thực tiễn cho thấy, số trẻ em bị xâm hại ngày càng nhiều và đáng lo ngại hơn là tuổi của bị hại cũng ngày càng nhỏ. Trên thực tế chắc chắn vẫn còn tồn tại một số lượng không nhỏ tội phạm ẩn về xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi mà vì những lí do như sự đe dọa của người phạm tội, sự sợ hãi của người bị hại,… mà những hành vi phạm tội này chưa bị phát hiện và xử lý.
Trong công tác xét xử vụ án hình sự xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi pháp luật có những quy định nhằm bảo mật thông tin của người bị hại như việc quy định xét xử kín đối với vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi18. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại phát triển khiến cho việc bảo mật thông tin cá nhân là khá khó khăn. Việc đưa những thông tin của người bị hại lên các trang báo điện tử hay các trang mạng thì sẽ gây ảnh hưởng khá lớn đến người bị hại dưới 16 tuổi. Trong những vụ án xâm hại tình dục gây phẫn nộ đối với người dân thì việc giữ bí mật thông tin cá nhân lại là một thách thức lớn, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý của người bị hại nhất là khi họ còn ở độ tuổi chưa hoàn thiện về mặt tâm lý để chịu những áp lực từ xã hội bên ngoài. Các trang mạng xã hội như facebook, instagram,… tràn lan những thông tin về người bị hại trong các vụ án tình dục, chưa nói đến tính chính xác của những thông tin đó thì nó đã ảnh hưởng đến người được
16 Lee Mew, “Con số đáng báo động về xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam”, https://zingnews.vn/con-so-dang- bao-dong-ve-xam-hai-tinh-duc-tre-em-tai-viet-nam-post728356.html, truy cập ngày 23/4/2021
17 “Quy định của pháp luật và thực trạng xét xử các vụ án xâm hại trẻ em và kiến nghị hoàn thiện”,
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/quy-dinh-cua-phap-luat-va-thuc-trang-xet-xu-cac-vu-an-xam-hai-tre-em- va-kien-nghi-hoan-thien, truy cập ngày 23/4/2021
nhắc tới trong các bài viết, tệ hơn là những thông tin cụ thể, chính xác của người bị hại dưới 16 tuổi bị tiết lộ. Do đó, công tác xét xử phải đảm bảo rằng thông tin của người bị hại được giữ bí mật và những người tham gia phiên tòa cũng phải bảo đảm rằng không tiết lộ bí mật. Bởi lẽ, hậu quả của việc để lộ những thông tin cá nhân không phải chỉ ở hiện tại, mà trong tương lai khi người đã từng bị xâm hại tình dục đó vô tình thấy được những thông tin về sự việc cũ thì một lần nữa người bị hại lại phải chịu những tác động về mặt tâm lý, bên cạnh đó cũng gây ảnh hưởng đến những mối quan hệ sau này.
Thêm vào đó, xâm hại tình dục không chỉ gây ra cho trẻ những vết sẹo trên thân thể, mà trẻ còn phải chịu những vết thương lớn về mặt tinh thần. Tùy thuộc vào mức độ bị lạm dụng tình dục mà trẻ có những biểu hiện từ nhẹ đến trầm trọng. Đối với những trẻ có thần kinh yếu sẽ dễ bị hoảng loạn, bỏ ăn, cơ thể suy nhược, trầm cảm, rối loạn tâm thần, thậm chí là tự tử. Bên cạnh đó, do tình dục không an toàn, hậu quả có thể để lại việc mang thai ngoài ý muốn, lây nhiễm các bệnh lây truyền về tình dục, ảnh hưởng các rối loạn tình dục khi trưởng thành19.
Với diễn biến tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi ngày càng phức tạp, số vụ án không có dấu hiệu giảm dần, để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến người dưới 16 tuổi bị xâm hại tình dục thì cần thiết và cấp bách phải có những quy định cụ thể về quy trình tố tụng đối với những vụ án có đối tượng này, nhằm bảo vệ “thế hệ tương lai của đất nước”.