Những việc Tòa án không được thực hiện khi xét xử vụ án xâm hại tình

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 57 - 62)

6. Kết cấu của khóa luận

2.3.3. Những việc Tòa án không được thực hiện khi xét xử vụ án xâm hại tình

tiến hành tố tụng cần ưu tiên xem xét các điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết vụ án, bỏ qua những thủ tục không cần thiết.

- Khi không đáp ứng các điều kiện về thủ tục rút gọn thì đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn không quá ½ thời hạn pháp luật cho phép đối với các trường hợp tương ứng. Quy định này là phù hợp với những vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi, giải quyết nhanh vụ án, để người bị hại nhanh chóng được trở lại cuộc sống bình thường.

Quy định trên đặt ra nhằm đảm bảo nguyên tắc giải quyết vụ án kịp thời, nhanh chóng, giảm bớt thời gian người dưới 16 tuổi phải tiếp xúc với quá trình tố tụng căng thẳng, nhanh chóng để họ hòa nhập lại với cuộc sống bình thường.

2.3.3. Những việc Tòa án không được thực hiện khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi dục người dưới 16 tuổi

Khoản 4 Điều 7 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định những điều Tòa án không được làm khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi như sau:

- Không để cho những người dưới 18 tuổi tường thuật lại chi tiết quá trình phạm tội vì sẽ gây ra những ảnh hưởng, xúc động về việc hồi tưởng lại quá trình gây án, giống như việc thêm một lần nữa gây tổn thương đến họ.

- Tòa án cũng không được sử dụng câu hỏi có tính chất công kích, đe dọa, gây xấu hổ, xúc phạm bị hại. Bởi lẽ, bị hại đã phải chịu những tổn thương về thể chất và tinh thần mà tội phạm xâm hại tình dục gây ra nên việc công kích hay đe dọa, gây xấu hổ, xúc phạm sẽ thêm ảnh hưởng đến tâm lý người bị hại, đi ngược lại với nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất cho đối tượng này. Nghị quyết này cũng quy định về việc đối chất giữa người bị hại với người phạm tội tại phiên tòa, theo đó, Tòa án không được tiến hành hoạt động này, bởi vì người bị hại chưa đủ nhận thức chính chắn để đối mặt với người đã xâm hại mình, họ không giống một người trưởng thành có thể đứng ra tranh luận hay tự bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân mà người đại diện, người giám hộ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ thay họ bảo vệ quyền và lợi ích. Tòa án không được để bị cáo hỏi trực tiếp bị hại là người dưới 18 tuổi, xuất phát từ việc quy định hạn chế tiếp xúc giữa bị cáo và bị hại, việc hỏi bị hại thông qua người bào chữa hoặc Hội đồng xét xử.

- Tòa án không được buộc người bị hại dưới 18 tuổi phải đứng khi tham gia tố tụng tại phiên tòa, điều này nhằm tạo sự thoải mái, giảm bớt căng thẳng, tạo cảm giác thân thiện cho người dưới 18 tuổi. Tòa án cũng không được công khai bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến vụ án trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án, quy định này là để bảo mật thông tin cá nhân của người dưới 18 tuổi, tránh việc người khác có thể lợi dụng những thông tin này cho những mục đích không chính đáng, cũng như tránh được những ảnh hưởng về sau cho người bị hại.

Những quy định trên của Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP là để tuân thủ các nguyên tắc được nêu ra trong BLTTHS, trong đó có nguyên tắc đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi, cũng được áp dụng cho người dưới 16 tuổi, đảm bảo thân thiện

phù hợp với lứa tuổi và mức độ trưởng thành. Hạn chế những tổn thương tâm lý trong quá trình xét xử vụ án hình sự. Đây là những quy định được áp dụng riêng biệt cho vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, từ đó thấy được đối tượng người chưa thành niên được Nhà nước ta ngày càng quan tâm vì đặc thù ở độ tuổi và tầm quan trọng của đối tượng này đối với tương lai xã hội, đất nước.

2.3.4. Quy định về phòng xử án và thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên

Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC của Tòa án Nhân dân Tối cao ngày 28 tháng 7 năm 2017 quy định về Phòng xử án (sau đây gọi là Thông tư 01/2017/TT-TANDTC) quy định về phòng xử án chung cho tất cả vụ việc cũng như tất cả những cấp Tòa án. Thông tư này dành một điều luật riêng để quy định về phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên, theo đó việc bố trí phòng xử án đối với các vụ việc có người dưới 18 tuổi tham gia được quy định bao gồm những quy định chung đối với tất cả vụ việc, cấp Tòa án và bên cạnh đó là những quy định riêng biệt trong bố trí phòng xử án của Tòa gia đình và người chưa thành niên khi có người dưới 18 tuổi tham gia vụ án26. Tiếp theo đó là mục 2.3 Phục lục số 01 Thông tư này quy định về sơ đồ vị trí của những người tiến hành tố tụng, NTGTT, tham dự phiên tòa, phiên họp; bục khai báo; hàng rào của phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên đảm bảo nguyên tắc phòng xử án thân thiện theo những quy định của BLTTHS.

Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có NTGTT là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Đối tượng áp dụng của Thông tư này là “NTGTT dưới 18 tuổi”, tức là bao gồm người bị buộc tội, người bị hại và những NTGTT khác dưới 18 tuổi. Những quy định liên quan đến bị hại là người dưới 18 tuổi trong Thông tư này bao gồm:

- Thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự của Tòa gia đình và người chưa thành niên được quy định tại Điều 3 của Thông tư. Đối với người bị hại dưới 18 tuổi, Thông tư quy định chỉ thuộc thẩm quyền của Toà gia đình và người chưa thành niên khi “Vụ án hình sự có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác”, trong khi đó, đối với người bị buộc tội thì chỉ cần điều kiện là “bị cáo là người dưới 18 tuổi” là sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Đây là một quy định cho thấy nhà làm luật vẫn chú trọng hơn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội dưới 18 tuổi khi hầu như không đặt ra điều kiện xét xử tại Tòa gia đình và người chưa thành niên đối với vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện, nên nới lỏng điều kiện để vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi được xét xử tại Tòa gia đình và người chưa thành niên.

- Điều 5 Thông tư quy định về những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xét xử thân thiện, theo đó, phòng xét xử thân thiện không áp dụng đối với trường hợp vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi, đồng nghĩa với việc khi vụ án hình sự xâm phạm tình dục người dưới 18 tuổi có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC thì sẽ chỉ được xét xử tại Phòng xử án hình sự thuộc Tòa gia đình và người chưa thành niên mà không được xét xử tại Phòng xét xử thân thiện, trừ trường hợp bị cáo là người dưới 18 tuổi và đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

Những quy định trong các Thông tư, Nghị quyết, Thông tư liên tịch trên được ban hành nhằm cụ thể hóa những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đồng thời hướng dẫn chi tiết công tác xét xử khi vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia với vai trò người bị buộc tội, người bị hại và những NTGTT khác. Nhìn chung những quy định này là tiến bộ , tuy nhiên việc chú trọng vào bảo vệ quyền và lợi ích của người bị buộc tội dưới 18 tuổi đã phần nào làm mất cân bằng quyền lợi giữa người bị buộc tội dưới 18 tuổi và

người bị hại dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, đa số những quy định có phạm vi áp dụng cho mọi loại tội phạm mà ít có quy định riêng về người bị hại dưới 18 tuổi trong các vụ án xâm phạm tình dục. Thêm nữa, nhà làm luật cũng không đưa ra những phân biệt rõ trong xét xử đối với các vụ án có bị hại là người dưới 16 tuổi mà hầu hết là những quy định đối với người dưới 18 tuổi, bao gồm cả người dưới 16 tuổi và người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Kết luận chương 2

Nhìn chung, phát luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể để hướng dẫn việc xét xử các vụ án mà bị hại là người dưới 18 tuổi, thậm chí đã có những quy định về xét xử các vụ án đặc thù về xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Tuy vậy, rất khó để chúng ta có thể tìm thấy một quy định dành riêng để áp dụng cho xét xử vụ án có người dưới 16 tuổi bị xâm hại tình dục, mà những trường hợp này được áp dụng như đối với trường hợp người bị hại là người dưới 18 tuổi. Chúng ta nên có những quy định riêng để phù hợp với đặc thù lứa tuổi hơn nữa, ví như xét xử vụ án có bị hại là người 6 tuổi và vụ án có người bị hại là người 17 tuổi, trong hai trường hợp này đều dùng những quy định áp dụng cho người bị hại dưới 18 tuổi trong khi khả năng nhận thức và mức độ trưởng thành là có sự chênh lệch, từ đó thấy được sự bất cập trong giải quyết vụ án này, người bị hại càng nhỏ tuổi thì càng cần có nhiều quy định hơn để bảo vệ họ. Vậy thì câu hỏi đặt ra là người dưới 16 tuổi cần thêm những quy định riêng nào khác với những quy định hiện hành dành chung cho người chưa thành niên?

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÌNH DỤC NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ

TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)