Nghĩa quy định về thủ tục xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dướ

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 34 - 37)

6. Kết cấu của khóa luận

1.6. nghĩa quy định về thủ tục xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dướ

dưới 16 tuổi.

Pháp luật quy định về thủ tục xét xử vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi mang lại những ý nghĩa đối với hệ thống tố tụng hình sự và ý nghĩa đối với người bị hại dưới 16 tuổi:

Đối với hệ thống pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam: thủ tục xét xử vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi là một bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Từ việc trước kia BLTTHS năm 2003 chỉ quy định thủ tục tố tụng đặc biệt cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, không áp dụng cho người bị hại, đến BLTTHS năm 2015 quy định này cũng được áp dụng cho người bị hại, sau đó, hàng loạt các văn bản khác ra đời nhằm hướng dẫn cụ thể phần thủ tục xét xử vụ án có người bị hại dưới 16 tuổi nói chung và thủ tục xét xử vụ án hình sự xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi nói riêng.

Đối với người bị hại dưới 16 tuổi: thủ tục xét xử vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong giai đoạn xét xử vụ án. So với những vụ án thông thường thì những vụ án có người bị hại dưới 16 tuổi được pháp luật quan tâm và đặt ra những quy định đặc biệt nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 16 tuổi. BLTTHS năm 2015 quy định thủ tục xét xử chung cho cả người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi, trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. Sau đó những

văn bản khác ra đời nhằm cụ thể hóa những quy định này của BLTTHS và chú trọng nhiều hơn đến đối tượng người bị hại dưới 16 tuổi, nhằm tăng cường công tác bảo vệ người dưới 16 tuổi trong xét xử vụ án hình sự. Thêm vào đó là tính đặc thù của tội phạm xâm hại tình dục xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, thậm chí là tính mạng của người dưới 16 tuổi, nên pháp luật chú trọng đến quy định riêng thủ tục xét xử vụ án xâm phạm tình dục người dưới 18 tuổi nói chung và dưới 16 tuổi nói riêng. Từ những quy định đó hình thành nên một cơ chế bảo vệ người dưới 16 tuổi tránh được những ảnh hưởng trong quá trình xét xử vụ án.

Kết luận Chương 1

Người dưới 16 tuổi là đối tượng được pháp luật bảo vệ đặc biệt do đặc điểm chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, người dưới 16 tuổi bị xâm hại tình dục càng phải được bảo vệ hơn nữa, bởi họ đã phải chịu những tổn thương về cả thể chất và tinh thần khi còn ở độ tuổi chưa hoàn thiện, chưa đủ chín chắn, nhận thức để tự mình bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, quyền và lợi ích của người dưới 16 tuổi càng dễ bị xâm hại, nhất là khi xét xử có nhiều cấp: sơ thẩm, phúc thẩm, có thể có cả giám đốc thẩm, tái thẩm, việc tham gia phiên tòa nhiều lần, gặp mặt bị can, bị cáo sẽ gây ra những tổn thương về tâm lý cho người dưới 16 tuổi, mà khi độ tuổi càng nhỏ thì mức độ ảnh hưởng sẽ càng lớn, do đó, cần có những quy định cụ thể về nguyên tắc, quy trình xét xử vụ án hình sự này để hạn chế việc lạm dụng gây tổn hại người dưới 16 tuổi, từ đó có cơ sở để bảo vệ đối tượng này cũng như giúp họ tránh việc phải thêm những ảnh hưởng không tốt trong quá trình xét xử.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÌNH DỤC NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trước đây BLTTHS 2003 có rất ít quy định bảo vệ người bị hại là người chưa thành niên nói chung và tập trung nhiều vào bảo vệ người bị buộc tội là người chưa thành niên, còn những cơ chế bảo vệ người bị hại chưa thành niên chủ yếu được quy định trong các quy định chung đối với NTGTT. Đây được xem là một điểm chưa công bằng khi đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi thì BLTTHS 2003 có Chương XXXII quy định thủ tục đặc biệt đối với người chưa thành niên có phạm vi áp dụng được quy định tại Điều 301 bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên không bao gồm người bị hại. Nhận thấy sự thiếu sót trên, Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC- BCA-BTP-BLĐTBXH đã quy định thủ tục tố tụng hình sự đối với người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên tại Chương II của Thông tư. Sau đó, trong lần ban hành BLTTHS 2015, các nhà làm luật đã quy định thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi bao gồm người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng trong Chương XXVIII của Bộ luật này. Đây được xem là một bước tiến mới, tạo sự cân bằng trong bảo vệ NTGTT hình sự của người dưới 18 tuổi nói chung, xác định người bị hại dưới 18 tuổi cũng là đối tượng đặc biệt cần bảo vệ khi tham gia vào hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động xét xử nói riêng chứ không riêng gì người bị buộc tội. Từ những quy định trong một Thông tư liên tịch đã được luật hóa và quy định trong một Bộ luật cho thấy Nhà nước đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ người bị hại dưới 18 tuổi nói chung. Tuy nhiên, luật không có những quy định riêng dành cho người bị hại dưới 16 tuổi, vì vậy những quy định về tố tụng đối với người dưới 18 tuổi trên sẽ cũng được áp dụng đối với bị hại dưới 16 tuổi.

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)