Thực tiễn xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 62 - 66)

6. Kết cấu của khóa luận

3.1 Thực tiễn xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm xâm hại tình dục dưới 16 tuổi diễn biến ngày càng phức tạp.

Thống kê vụ án và số bị cáo được xét xử sơ thẩm về từng tội cụ thể trong các tội XPTD trong 12 năm (2006-2017)27:

Tội danh

Tội hiếp dâm trẻ em

Tội cưỡng dâm trẻ em

Tội giao cấu với trẻ em

Tội dâm ô đối với trẻ em Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo 2006 576 626 1 2 270 292 144 144 2007 617 705 4 4 285 303 127 130 2008 595 677 4 6 287 305 128 131 2009 488 559 3 4 364 378 131 132 2010 481 560 2 3 384 405 144 153 2011 498 561 9 10 424 444 126 127

27 TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh, 2019, Các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam (Sách chuyên khảo), NXB Tư pháp, tr.112

Năm 2012 558 651 5 5 596 613 144 145 2013 656 751 2 2 694 733 206 208 2014 661 789 4 4 841 865 253 255 2015 526 590 4 1 851 875 207 208 2016 644 683 1 1 869 910 277 280 2017 806 638 9 10 839 853 265 265 Tổng 7106 7790 48 55 6704 6976 2152 2178

Qua bảng thống kê thấy được tình hình tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi ngày càng phức tạp, một vụ án không chỉ có một bị cáo mà có cả vụ án có hai hay nhiều bị cáo. Hậu quả của các hành vi xâm hại tình dục là rất lớn về mặt thể chất và tinh thần, bên cạnh đó, việc xét xử những vụ án này cũng gây ra những ảnh hưởng không ít đến tâm lý của người dưới 16 tuổi. Thủ đoạn thực hiện hành vi của người phạm tội cũng ngày càng tinh vi, họ lợi dụng các trang mạng xã hội để tiếp cận người bị hại, uy hiếp người bị hại không được tố cáo hành vi của họ. Cùng với đó, là ngày càng nhiều vụ án có người phạm tội lại chính là người thân quen của người bị hại, do người bị hại thiếu cảnh giác mà bị xâm hại. Trong Hội nghị tổng kết 12 chương trình, đề án, kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Thượng tá Ngô Xuân Thọ cho biết trong các vụ án xâm hại tình tình dục trẻ em, về mối quan hệ giữa đối tượng và bị hại thì có 3% số vụ việc có quan hệ họ hàng, 44% có quan hệ hàng xóm, quen biết với gia đình bị hại28. Trong những vụ án này tâm lý của người

28 Thảo Lê, “TP.HCM: 44% vụ việc xâm hại trẻ em từ hàng xóm, người quen”, https://tuoitre.vn/tphcm-44-vu- viec-xam-hai-tre-em-tu-hang-xom-nguoi-quen-20210319165238801.htm, truy cập ngày 11/6/2021

bị hại càng bị ảnh hưởng khi người mà họ tin tưởng, họ nghĩ rằng đó là người bảo vệ mình lại có hành vi phạm tội đối với mình.

Về việc bảo mật thông tin cá nhân của người bị hại dưới 16 tuổi trong các vụ án xâm hại tình dục, trước khi có hướng dẫn: “đối với những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì Tòa án phải xét xử kín” tại Thông tư 02/2018/TT-TANDTC, thì việc vụ án có được xét xử kín hay không sẽ phụ thuộc vào quyết định của Tòa án, mang tính tùy nghi. Do đó, hầu hết Tòa án sẽ cho xét xử công khai những vụ án này để chứng minh sự công tư, khách quan của mình khi xét xử. Phiên tòa có sự tham gia của nhiều thành phần, trong đó có các cơ quan báo chí và việc để lộ thông tin của người bị hại là không thể tránh khỏi. Một số bài báo về nạn xâm hại tình dục trẻ em có thông tin của người bị hại, không chỉ là tên đầy đủ mà còn có cả tuổi, nơi ở, trường học,…. Cụ thể, một số vụ án sau:

Vụ án thứ nhất, bị cáo Nguyễn Văn Mười, sinh năm 1972, thường trú tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, phạm tội Hiếp dâm trẻ em và tội Giết người, bị hại là cháu Phạm Ngọc Bích, sinh ngày 07/01/2009, vụ án được xét xử lưu động vào ngày 18/11/2016, theo cáo trạng, ngày 06/8/2016, tại số nhà 25 ấp Thành Phú, xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, do bị kích thích bởi rượu, bia và phim đồi trụy nên Nguyễn Văn Mười, khi nhìn thấy cháu Phạm Ngọc Bích đi ngang nhà đã thực hiện hành vi phạm tội29.

Vụ án thứ hai, Phạm Văn Hoanh (sinh năm 1982; trình độ văn hóa: Lớp 3/12; trú tại thôn Trường An, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi), sau khi ly hôn vợ, Hoanh ở cùng con gái là cháu Phạm Thị Hiếu (khi bị xâm hại là 12 tuổi 04 tháng). Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2015 đến tháng 3/2016, Hoanh đã 03 lần thực hiện hành vi dùng miệng, tay kích thích vào bộ phận sinh dục của cháu Hiếu nhằm giao cấu với cháu Hiếu nhưng không thành. TANDCC tại Đà Nẵng đã xử phạt Phạm Văn

29 Ngọc Tuyết, “Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long xét xử lưu động vụ án hiếp dâm trẻ em và giết người”,

http://hocvientoaan.edu.vn/portal/page/portal/tandtc/ttsktand/3386196?p_page_id=3386196&pers_id=3038464&f older_id=&item_id=182244711&p_details=1, truy cập ngày 10/6/2021

Hoanh 15 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em” (Bản án hình sự phúc thẩm số 68/2017/HSPT ngày 27/3/2017)30.

Vụ án thứ ba, bị cáo Hồ Văn Cận (sinh năm 1977, sống tại thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành) đã nhiều lần thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với chính con gái ruột của mình là cháu Hồ Thị Bích H sinh năm 2002 từ tháng 5/2013 đến tháng 7/2013, khi cháu chỉ mới 11 tuổi31.

Vụ án thứ tư, ông Đinh Bằng My (sinh năm 1961), là Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn ở Phú Thọ, có hành vi dâm ô đối với hàng loạt nam sinh trong trường trong suốt thời gian dài32.

Những vụ án trên tên của người bị hại hay những thông tin cá nhân của họ đều được mọi người dễ dàng tìm thấy hay từ những thông tin về quê quán, trường học mà có thể biết được thông tin khác của người bị hại. Bên cạnh đó, pháp luật lúc này cũng không có cơ chế hạn chế việc tiết lộ thông tin như vậy. Do đó, đòi hỏi phải có những quy định nhằm hạn chế việc tiết lộ thông tin như trên để tránh những ảnh hưởng đến tâm lý cũng như cuộc sống sau này của người bị hại.

Từ những thực tiễn xét xử và thấy được bất cập trên, điểm d khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định Tòa án phải xét xử kín đối với các vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục. Trong vụ án bị cáo Nguyễn Văn Mười có hành vi xâm hại tình dục đối với cháu Phạm Ngọc Bích thì vụ án được xét xử lưu động, điều này cũng mang lại những ảnh hưởng không tốt đối với người dưới 18

30 Phạm Thị Bích Ngọc, “Quy định của pháp luật và thực trạng xét xử các vụ án xâm hại trẻ em và kiến nghị hoàn thiện”, https://lsvn.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-va-thuc-trang-xet-xu-cac-vu-an-xam-hai-tre-em-va-kien-nghi- hoan-thien.html, truy cập ngày 10/6/2021

31 Minh Quân, “Hai gã cha đồi bại hiếp dâm con gái ruột nhiều lần”, https://afamily.vn/hai-ga-cha-doi-bai-hiep- dam-con-gai-ruot-nhieu-lan-20170509090710866.chn, truy cập ngày 10/6/2021

32 Gia Hân, “Vụ thầy giáo dâm ô hàng loạt nam sinh ở Phú Thọ: Vì sao xử kín?”, https://giadinhonline.vn/vu-thay- giao-dam-o-hang-loat-nam-sinh-o-phu-tho-vi-sao-xu-kin-d149614.html, truy cập ngày 10/6/2021

tuổi, do đó điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định: “Không xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có NTGTT là người dưới 18 tuổi”.

Mặc dù đã có hướng dẫn cụ thể ở các Thông tư về xét xử các vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi nói chung, dưới 16 tuổi nói riêng nhưng vẫn không tránh khỏi những bất cập khi áp dụng thực tế giải quyết vụ án cũng như chế tài khi vi phạm những quy định về xét xử các vụ án này.

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)