Một số kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 76 - 91)

6. Kết cấu của khóa luận

3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện

Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự, có một số đề xuất mang tính lý luận và thực tiễn trong giải quyết vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi, tiêu biểu có những đề xuất trong Báo cáo tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của sự cần thiết thành lập Tòa chuyên trách đối với người chưa thành niên ở Việt Nam38: + Bố trí khu chờ riêng biệt tại Tòa án để người bị hại dưới 18 tuổi và gia đình có thể ngồi đợi cách ly với bị cáo và những người bên phía bị cáo;

+ Giảm thiểu thời gian các em phải chờ đợi tại phòng xử án; + Các em được ngồi vào ghế nhỏ theo cỡ của mình;

+ Tất cả các bên đều mặc quần áo bình thường;

+ Trước khi bắt đầu thủ tục, thẩm phán tự giới thiệu mình với các em và cho phép các em được quan sát phòng xử án và ngồi vào ghế dành cho mình;

+ Tất cả các bên, kể cả luật sư ngồi chứ không đứng khi đặt câu hỏi; + Không cho công chúng vào phòng xử án khi các em cung cấp lời khai.

Những đề xuất trên đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như BLTTHS 2015, Thông tư 02/2018/TT-TANDTC, Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH, Thông tư 01/2017/TT-TANDTC,…dù vậy, pháp luật hiện nay vẫn còn một số bất cập mà theo tác giả cần được hoàn thiện hơn nữa để bảo vệ tốt hơn cho người dưới 16 tuổi tham gia phiên tòa xét xử vụ án hình sự.

38 TANDTC, Viện khoa học xét xử (2010), Báo cáo tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của sự cần thiết thành lập Tòa chuyên trách đối với người chưa thành niên ở Việt Nam, tr. 121.

Dựa trên các phân tích về những quy định của pháp luật, những bất cập, hạn chế trong công tác xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi và nguyên nhân của những bất cập trên, cũng như tham khảo các đề xuất của các cá nhân, tổ chức khác tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau, nhằm cung cấp tài liệu tham khảo để hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo vệ tốt hơn cho người dưới 16 tuổi bị xâm hại:

Thứ nhất, bổ sung thêm quy định về hướng giải quyết đối với vấn đề người đại diện tham gia phiên tòa hình sự không vì lợi ích của người dưới 16 tuổi và bổ sung quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chỉ định.

Trường hợp người đại diện tham gia phiên tòa xét xử vụ án hình sự không vì lợi ích của người bị hại dưới 16 tuổi thì pháp luật nên có quy định về thay đổi người đại diện để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người dưới 16 tuổi. Quy định này chúng ta có thể tham khảo pháp luật các nước như pháp luật Tố tụng hình sự Liên Bang Nga: “Người đại diện theo pháp luật có thể bị bãi miễn việc tham gia xét xử tố tụng bằng phán quyết hoặc nghị quyết của tòa án, nếu có căn cứ để tin rằng hành động của anh ta gây ra thiệt hại về quyền lợi của bị cáo chưa thành niên. Trong trường hợp này, một đại diện hợp pháp khác của bị cáo vị thành niên sẽ được thừa nhận”39. Quy định này có thể bổ sung vào Điều 420 của BLTTHS năm 2015 về Việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức, tác giả kiến nghị quy định như sau: “Khi có căn cứ cho rằng người đại diện theo pháp luật của người bị hại dưới 16 tuổi trong các vụ án xâm hại tình dục tham gia phiên tòa xét xử không vì lợi ích của người dưới 16 tuổi thì phải được thay thế bởi người đại diện theo pháp luật khác”. Bên cạnh đó cũng cần quy định rõ tiêu chí để xem là “tham gia không vì lợi ích của người dưới 16 tuổi” để tránh việc áp dụng tùy nghi pháp luật.

Để tạo sự công bằng giữa bị cáo và người bị hại dưới 18 tuổi, thì pháp luật nên quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại dưới 18 tuổi, cũng

như dưới 16 tuổi tương tự như đối với người bào chữa chỉ định của bị cáo. Nên ưu tiên bảo vệ người dưới 16 tuổi trong xét xử vụ án hình sự hơn là chờ đề nghị bằng văn bản của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật để Tòa án phân công người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại. Xuất phát từ đặc điểm của người dưới 16 tuổi chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, cũng như nhận thức về việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình còn hạn chế, vì vậy họ cần người thay mặt mình đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Tác giả kiến nghị thay đổi quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC như sau: “Tòa án phải thông báo cho người bị hại là người dưới 18 tuổi hoặc cha mẹ, người đại diện hợp pháp, người giám hộ của họ về quyền nhờ những người quy định tại khoản 1 Điều này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại là người dưới 18 tuổi. Trường hợp họ không lựa chọn được người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại thì Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại là người dưới 18 tuổi”.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định về hạn chế tiếp xúc giữa người bị hại dưới 16 tuổi trong vụ án xâm hại tình dục với những người tham gia tố tụng khác và thay đổi người tiến hành tố tụng khi không đáp ứng các điều kiện tại Điều 415 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Việc tiếp xúc giữa người bị hại dưới 16 tuổi và những NTGTT khác, pháp luật chỉ quy định về cách ly người bị hại dưới 18 tuổi và bị cáo trong vụ án xâm hại tình dục40. Ngoài ra không có quy định về cách ly đối với những người tham gia tố tụng khác. Điều này dẫn đến một thực tế rằng có những người có thể tiếp xúc với người bị hại dưới 16 tuổi và có khả năng làm ảnh hưởng đến tâm lý của người bị hại, có thể kể đến việc

người nhà của bị cáo có những hành vi tiêu cực như đe dọa, tác động đến người bị hại dưới 16 tuổi để thay đổi lời khai, khiến họ sợ hãi, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, những người tham gia phiên tòa khác cũng có thể gây ảnh hưởng khi tiếp xúc với người bị hại dưới 16 tuổi. Xét ở góc độ khác, Điều 415 BLTTHS năm 2015 quy định về điều kiện của người tiến hành tố tụng vụ án hình sự có người bị hại dưới 18 tuổi, dựa vào đó chúng ta cũng có thể đặt ra quy định tương tự đối với NTGTT có khả năng tiếp xúc với người bị hại. Do đó, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung tên điều luật và nội dung khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC về “Việc tiếp xúc giữa người bị hại dưới 18 tuổi với bị cáo” thành “Việc tiếp xúc giữa người bị hại dưới 18 tuổi với bị cáo và những người tham gia tố tụng khác” và nội dung khoản 1 như sau: “Trong quá trình xét xử vụ án, Hội đồng xét xử phải cách ly người bị hại là người dưới 18 tuổi với bị cáo và những người tham gia tố tụng khác có khả năng tiếp xúc với người bị hại dưới 18 tuổi trong những trường hợp sau đây:…”. Để bảo vệ tốt nhất cho người bị hại dưới 18 tuổi trong xét xử vụ án hình sự xâm hại tình dục, thì cần có những quy định hạn chế tiếp xúc đối với những người có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến người bị hại, cùng với đó là đặt ra những điều kiện đối với những người sẽ tiếp xúc với người bị hại.

Về điều kiện của người tiến hành tố tụng tại Điều 415 BLTTHS năm 2015 thì cần có những tiêu chí cụ thể hơn nữa. Có thể dùng các chứng chỉ, bằng cấp để xem xét về “hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi” hoặc chứng nhận những buổi tập huấn đào tạo về tâm lý học, khoa học giáo dục, được vậy, cần có sự phối hợp từ các chuyên gia, cơ sở đào tạo về tâm lý học, khoa học giáo dục. Từ đó có cơ sở để thay đổi người tiến hành tố tụng khi họ không đáp ứng được các điều kiện trên. Do đó, tác giả kiến nghị bổ sung thêm một khoản vào Điều 49 BLTTHS năm 2015 về Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với nội dung: “Có căn cứ cho rằng họ không đáp ứng các điều kiện của người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi tại Điều 415 của Bộ luật này”.

Thứ ba, cần bổ sung thêm trường hợp vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Để vụ án được xét xử tại Tòa gia đình và người chưa thành niên thì phải đáp ứng điều kiện tại Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC là vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc vụ án hình sự có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác. Những vụ án không có một trong hai điều kiện trên sẽ được xét xử tại Tòa án hình sự thông thường. Xét về góc độ vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi, hầu như người bị hại đều bị tổn thương nghiêm trọng về mặt tâm lý và là tội phạm rất nghiêm trọng, do đó, để tránh việc áp dụng pháp luật một cách tùy nghi thì thiết nghĩ nên bổ sung quy định các vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi được xét xử tại Tòa gia đình và người chưa thành niên mà không cần các điều kiện khác hoặc có thể áp dụng một số quy định về xét xử của Tòa gia đình và người chưa thành niên cho các vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi được xét xử tại Tòa án hình sự thông thường. Do đó, tác giả đề xuất bổ sung khoản 3 vào Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC về Thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự của Tòa gia đình và người chưa thành niên với nội dung:

Tòa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự sau đây:

1. Vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi.

2. Vụ án hình sự có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác.

Thứ tư, cần áp dụng một số quy định của Phòng xét xử thân thiện trong xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi và trang phục của Thẩm phán trong phiên tòa.

Về việc Phòng xét xử thân thiện không được áp dụng đối với vụ án hình sự có người bị hại dưới 16 tuổi, có ý kiến cho rằng vẫn để Tòa án hình sự thông thường xét xử vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi, vì trong trường hợp bị cáo là người đủ 18 tuổi trở lên bị đưa ra xét xử về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử thì sẽ không công bằng giữa bị cáo với bị hại dưới 18 tuổi, trong trường hợp này sẽ có cách thức, biện pháp bảo vệ người bị hại dưới 18 tuổi trong quá trình tố tụng và tại phiên tòa41. Mục đích của việc xét xử tại Phòng xét xử thân thiện là để bảo vệ tốt nhất cho người dưới 18 tuổi, đảm bảo thủ tục tố tụng thân thiện, vì vậy không nhất thiết phải xét xử vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi tại Phòng xét xử thân thiện nhưng phải áp dụng một số quy định của Phòng xét xử thân thiện để bảo đảm lợi ích của người dưới 18 tuổi.

Về trang phục của Thẩm phán nên áp dụng điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC: “Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo choàng)” cho cả những vụ án có người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi thay vì chỉ những vụ án tại Điều 5 Thông tư này. Do đó tác giả đề xuất bổ sung quy định tại Điều 2 Thông tư trên như sau: “Khi xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi quy định tại Điều 4 của Thông tư này, Tòa án phải thực hiện theo quy định tại các điểm b ,c, d và đ khoản 1 Điều này”.

Thứ năm, cần bổ sung hướng dẫn về xác định có vi phạm thủ tục tố tụng khi Tòa án xét xử sai thẩm quyền trong vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi.

41 Lê Huỳnh Tấn Duy (Chủ nhiệm) (2017), Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường năm 2017: Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi trên cơ sở khung pháp lý của Liên hợp quốc, tr. 89

Khi những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử tại Tòa gia đình và người chưa thành niên mà Tòa án thông thường lại thụ lý giải quyết, như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người dưới 16 tuổi. Cùng với đó là quy định: “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trường hợp BLTTHS quy định bắt buộc phải tiến hành hoặc tiến hành theo thủ tục tố tụng đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện”42. Do đó, nên quy định việc xác định sai thẩm quyền vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và tiến hành giải quyết đúng trình tự, thủ tục luật định.

Thứ sáu, nên bổ sung quy định về khoảng cách giữa các lần lấy lời khai của người bị hại dưới 16 tuổi trong các vụ án xâm hại tình dục.

Về lấy lời khai người bị hại dưới 18 tuổi trong các vụ án xâm hại tình dục, khoản 4 Điều 421 BLTTHS năm 2015 quy định: “Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ vụ án có nhiều tình tiết phức tạp”, ngoài ra cũng có một số quy định khác như: “Trường hợp vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì việc lấy lời khai của họ phải được tiến hành ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm”43, đây là những quy định rất tiến bộ nhằm bảo vệ người bị hại cũng như giải quyết nhanh chóng

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 76 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)