6. Kết cấu của khóa luận
2.3. Những quy định trong xét xử các vụ án xâm hại tình dục có bị hại là ngườ
người dưới 16 tuổi.
Nhận thấy cần phải có một văn bản bảo vệ người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ra đời hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, tức là bao gồm cả đối tượng là người dưới 16 tuổi mà đề tài đang hướng tới. Cụ thể, Nghị quyết giải thích từ ngữ liên quan đến xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi nói chung và người dưới 16 tuổi như: xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi, bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể, dục cụ tình dục, giao cấu hành vi quan hệ tình dục khác, dâm ô,… Về tố tụng, việc tổ chức xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP, về thời hạn xét xử, những nguyên tắc bắt buộc áp dụng đối với xét xử các vụ án này, bên cạnh đó cũng quy định những việc không được thực hiện trong xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Những quy định này đã cụ thể trình tự, thủ tục xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 18 tuổi và áp dụng cho cả người bị buộc tội, người bị hại và những NTGTT khác dưới 18 tuổi trong các vụ án hình sự, hướng dẫn cụ thể về công tác xét xử của cơ quan có thẩm quyền, không còn mơ hồ hay chung chung như những quy định trong BLTTHS. Tuy vậy, quy định của Nghị quyết cũng không tránh khỏi những thiếu sót hay còn những quy định có phần chưa hoàn thiện, ví dụ như trường hợp hạn chế tiếp xúc giữa bị cáo và bị hại dưới 18 tuổi thì cần hạn chế tiếp xúc giữa bị hại và những người có khả năng sẽ tiếp xúc với người dưới 18 tuổi hay không hay việc xét xử các vụ án có bị hại là người dưới 16 tuổi có cần có những quy định thêm hay không hay được áp dụng giống với người dưới 18 tuổi, bên cạnh đó là những tiêu chuẩn của người tiến hành tố tụng trong vụ án này cần cụ thể hơn để tránh tình trạng tùy nghi của cơ quan công quyền, khiến cho mục đích của quy định không đạt được trên thực tế. Những hạn chế, vướng mắc và hướng hoàn thiện sẽ được trình bày rõ hơn trong Chương III của đề tài này.
Cụ thể, việc tổ chức xét xử vụ án xâm hại tình dục có người bị hại là người dưới