6. Kết cấu của khóa luận
2.3.1. Trình tự, thủ tục bắt buộc khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới
2.3.1. Trình tự, thủ tục bắt buộc khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. 18 tuổi.
Thứ nhất, xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi phải thực hiện xét xử kín, tuyên án công khai, khi tuyên án Hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Xét xử kín là hoạt động xét xử được tiến hành không công khai, ngoài những NTGTT cần thiết và những người có nhiệm vụ ra thì không ai được tham dự một phần hoặc toàn bộ phiên tòa xét xử24. Việc xét xử kín là nhằm giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, cụ thể, đối với việc xét xử kín các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 18 tuổi là nhằm bảo vệ họ tránh khỏi những tác động tiêu cực mà quá trình xét xử có thể gây ra, bên cạnh đó là bảo vệ những thông tin cá nhân, nhằm làm giảm ảnh hưởng của vụ án đến tâm lý và duy trì cuộc sống bình thường của người chưa thành niên nói chung. Xét xử kín vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi bị hại cũng được quy định trong Hiến pháp 2013 như sau: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”. Điều 327 BLTTHS 2015 cũng quy định trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Quy định trong Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP là quy định bắt buộc khi Tòa án xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, tức là Tòa án trong trường hợp này không có quyền lựa chọn mà bắt buộc phải xét xử kín, quy định này là tiến bộ và giải quyết được bất cập của các quy định trong Hiến pháp hay BLTTHS 2015 là Tòa án “có thể” xét xử kín, vì Hiến pháp và BLTTHS là quy định chung cho mọi
24 Nguyễn Châu Trinh (2013), Xét xử kín trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.14
loại tội phạm còn Nghị quyết này áp dụng bắt buộc xét xử kín cho tội phạm cụ thể là các tội phạm xâm phạm tình dục người dưới 18 tuổi nói chung và người dưới 16 tuổi nói riêng, trong phạm vi đề tài. Việc quy định xét xử kín tránh làm lộ thông tin của người bị hại dưới 18 tuổi với những người tham gia phiên tòa, đặc biệt là đối tượng nhà báo, vì khi thông tin họ bị lộ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường, cũng như tâm lý của người dưới 16 tuổi do họ chưa nhận thức được đầy đủ tình trạng của bản thân, hay chưa đạt được mức độ chính chắn nhất định để đối mặt với những lời nói ra vào của những người xung quanh. Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến đối tượng trẻ em hay còn gọi là người dưới 16 tuổi, nên trong vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi phải được thực hiện theo một trình tự hay thủ tục bắt buộc nhằm hạn chế tối đa những tổn thương cho người dưới 16 tuổi, trong đó xét xử kín là một chế định quan trọng.
Thứ hai, trong xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 18 tuổi phải phân công Thẩm phán có kiến thức hoặc kinh nghiệm xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi và khi tham gia xét xử. Quy định này tránh được những trường hợp vô tình người tiến hành tố tụng có những hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dưới 18 tuổi, do đó, yêu cầu đặt ra là họ phải hiểu được tâm lý của đối tượng này, khi đó quá trình giải quyết vụ án sẽ thuận lợi hơn. Khi thấu hiểu được tâm lý của người dưới 18 tuổi, người tiến hành tố tụng nói chung sẽ dễ dàng hơn trong tiếp cận người dưới 18 tuổi, tìm hiểu về sự thật vụ án và tránh được những ảnh hưởng đối với họ. Bên cạnh đó, người dưới 18 tuổi cũng sẽ giảm bớt sợ hãi, căng thẳng khi tham gia phiên tòa.
Thứ ba, phiên tòa xét xử vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục phải có sự tham gia của người đại diện, người giám hộ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi. Đây là những người thân thuộc của người dưới 18 tuổi và là người mà họ tin tưởng, cũng như hầu hết sẽ tham gia phiên tòa vì lợi ích của người dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, những người này sẽ là “chỗ dựa tinh thần” vững chắc của người dưới 18 tuổi khi họ tham gia phiên tòa xét xử vụ án hình sự, cũng như đẩy nhanh
quá trình giải quyết vụ án khi đóng vai trò là người liên kết giữa Hội đồng xét xử và người dưới 18 tuổi, khai thác thông tin từ người dưới 18 tuổi cung cấp cho việc giải quyết vụ án. Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP- BLĐTBXH quy định về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, tại Điều 2 của Thông tư liên tịch này có quy định về đối tượng áp dụng, trong đó có đối tượng là người bị hại dưới 18 tuổi. Khoản 4 Điều 10 của Thông tư này có quy định về cử NTGTT để hỗ trợ, bảo vệ cho người bị hại dưới 18 tuổi như sau:
“Ngoài sự tham gia của người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể đề nghị Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội bảo vệ quyền trẻ em, Trung tâm trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức khác nơi tiến hành tố tụng cử NTGTT để hỗ trợ, bảo vệ cho nguời bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi không có gia đình, không có nơi cư trú ổn định, người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán khi có đề nghị của người bị buộc tội, người bị hại, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ hoặc khi Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tố tụng xét thấy cần thiết”.
Thứ tư, trong xét xử vụ án hình sự cũng phải đảm bảo hạn chế triệu tập bị hại là người dưới 18 tuổi đến phiên tòa nếu vẫn giải quyết được vụ án bằng việc áp dụng các biện pháp thay thế khác. Giai đoạn xét xử có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bị hại, ở đó họ phải đối mặt với người đã xâm phạm mình, với những NTGTT, gây ra những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, căng thẳng, không những thế, việc bị xâm hại tình dục và phải tham gia vào phiên tòa xét xử có thể ảnh hưởng lâu dài đến sự cuộc sống bình thường của người bị hại. Do đó, nếu như vụ án có thể giải quyết được mà không cần triệu tập người bị hại thì hạn chế triệu tập đối tượng này. Nếu phải triệu tập người này
đến phiên tòa thì phải tạo điều kiện để họ làm quen, tiếp xúc với môi trường Tòa án, với quy trình và thủ tục xét xử; bố trí cho họ ngồi ở phòng cách ly và sử dụng các thiết bị điện tử để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của họ khi họ khai báo, tham gia tố tụng tại phiên tòa; trường hợp không bố trí được phòng cách ly thì để họ ngồi ở phòng xử án nhưng phải có màn che ngăn cách với khu vực của bị cáo và khoảng cách giữa Hội đồng xét xử với người bị hại là người dưới 18 tuổi không quá 03 mét. Để đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án cũng như xét xử vụ án được thuận lợi thì pháp luật yêu cầu cho người bị hại làm quen với môi trường Tòa án, thêm vào đó là cách ly với bị cáo và khoảng cách giữa Hội đồng xét xử và người bị hại cũng không quá xa. Điều này tránh được việc người dưới 18 tuổi cảm thấy sợ hãi khi đối mặt với người đã gây ra tổn thương cho họ, ảnh hưởng đến kết quả khai báo. Quy định này được cụ thể tại Điều 10 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định về việc tiếp xúc giữa người bị hại là người dưới 18 tuổi với bị cáo, trong đó có quy định về trường hợp những vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục thì trong quá trình xét xử vụ án, Hội đồng xét xử phải cách ly người bị hại là người dưới 18 tuổi với bị cáo, quy định này nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, hạn chế thêm những tác động tâm lý tiêu cực của người dưới 18 tuổi ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án. Việc quy định khoảng cách giữa Hội đồng xét xử và người bị hại là tạo sự an tâm cho họ, Hội đồng xét xử với vai trò là người bảo vệ công lý, “trừng phạt kẻ phạm tội”, mặt khác đã đáp ứng các điều kiện luật định về kiến thúc, kinh nghiệm, từ đó tạo được niềm tin đối với người bị hại dưới 18 tuổi, họ cảm nhận được mình đang được bảo vệ, do đó, quy định này là phù hợp với việc bảo vệ người dưới 18 tuổi và thực tiễn xét xử.
Thứ năm, câu hỏi đối với bị hại là người dưới 18 tuổi phải phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển, trình độ văn hóa, hiểu biết của họ. Câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu; không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc; chỉ đặt câu hỏi nhằm làm rõ tình tiết
vụ án; không đặt câu hỏi chỉ để tranh luận25. Người dưới 18 tuổi, chưa phát triển toàn diện về nhận thức, tuổi càng nhỏ nhận thức về pháp luật, về hành vi phạm tội,… càng ít. Do đó, câu hỏi đặt ra đối với họ phải phù hợp với lứa tuổi, hỏi ngắn gọn, đúng vấn đề. Bên cạnh đó là yêu cầu riêng cho câu hỏi đối với người dưới 10 tuổi: “Câu hỏi đối với bị hại dưới 10 tuổi không quá 10 từ và thời gian hỏi không liên tục quá 01 giờ”, do sự đặc thù về thể chất cũng như tinh thần của người dưới 10 tuổi mà pháp luật có quy định trên để tránh tạo sự mệt mỏi hay căng thẳng, lúng túng khi trả lời, hạn chế tranh luận vì tính chất của tranh luận mang tính căng thẳng, không phù hợp với lứa tuổi của bị hại.
Cuối cùng, quy định về sử dụng sơ đồ hoặc mô hình cơ thể có đánh số thứ tự các bộ phận để người bị hại là người dưới 18 tuổi xác định các bộ phận bị xâm hại, không để bị hại xác định trực tiếp bộ phận bị xâm hại trên cơ thể mình hoặc cơ thể người khác, tránh để họ hồi tưởng nhiều về quá trình phạm tội , tạo ám ảnh hay sợ hãi thêm cho họ. Thêm vào đó, khi bị cáo đề nghị hỏi bị hại là người dưới 18 tuổi thì phải chuyển câu hỏi cho người bào chữa hoặc Hội đồng xét xử hỏi. Quy định này hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa bị hại và bị cáo, tránh việc bị cáo lợi dụng quyền được hỏi để tạo áp lực hay thậm chí là đe dọa người bị hại, ảnh hưởng đến việc xác định sự thật vụ án.