Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 73 - 76)

6. Kết cấu của khóa luận

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Thực tiễn áp dụng các quy định về xét xử vụ án hình sự xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi cho thấy những bất cập, hạn chế tại mục 3.2. Những hạn chế, bất cập đó xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, ý thức về bảo vệ người bị hại trong xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi chưa cao.

Mọi người thường chú trọng đến việc lên án, phê phán hành vi phạm tội mà quên rằng điều này có thể ảnh hưởng đến người bị hại do làm lộ thông tin của họ. Những vụ án cần sự bảo mật thông tin cá nhân của người bị hại, tuy nhiên vì những bức xúc và việc nhận thức chưa đầy đủ về hậu quả của việc làm lộ thông tin người bị hại và nghĩ rằng như thế là hành động bảo vệ người bị hại. Một số khác lợi dụng những thông tin của

người bị hại để trục lợi, thậm chí là những người quen biết của bị hại hay những bài báo với tiêu đề “giật tít”. Vì cái nhìn phiến diện của người dân về bảo vệ người bị hại mà không ít thông tin của người bị hại bị lộ ra ngoài, đặc biệt là những vụ án nghiêm trọng và gây phẫn nộ trong người dân. Thêm vào đó là tốc độ truyền tin ngày càng nhanh do công nghệ phát triển làm cho con người khó kiểm soát được việc lộ thông tin.

Thứ hai, những quy định của pháp luật là chưa hoàn thiện và còn thiếu sót.

Một số quy định chưa được cụ thể hóa, dẫn đến việc áp dụng pháp luật tùy nghi. Mặc dù đã có những văn bản dưới luật hướng dẫn những quy định trong Chương XXVIII của BLTTHS năm 2015 về thủ tục tố tụng đối với ngưới dưới 18 tuổi, tuy nhiên một số quy định còn chung chung. Điển hình là vấn đề tiêu chuẩn và việc tập huấn cho người tiến hành tố tụng trong các vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi. Pháp luật chưa chỉ rõ như thế nào là “người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi”, như vậy, việc cử người tiến hành tố tụng sẽ phụ thuộc vào cảm tính của cơ quan có thẩm quyền. Nên có những quy định cụ thể hơn như có bằng cấp, chứng chỉ, đã tham gia xét xử bao nhiêu vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi,… và phải có các đợt tập huấn đối với những người làm công tác xét xử các vụ án này. Nhìn chung pháp luật về xét xử các vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi khá hoàn thiện, riêng những quy định về xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi nói chung và người dưới 16 tuổi nói riêng còn khá ít và cần hoàn thiện thêm nữa. Bên cạnh đó, cần thêm những chế tài cho các hành vi ảnh hưởng tâm lý của người dưới 18 tuổi trong công tác xét xử vụ án.

Thứ ba, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan37.

37 Nguyễn Thị Mỹ Hường (2020), Nguyên tắc bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam, khóa luận cử nhân luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 68

Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền vẫn thiếu sự phối hợp với các đơn vị truyền thông trong việc bảo vệ người bị hại dưới 18 tuổi. Các cơ quan báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin đến người dân, cũng như là phương tiện để tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân. Tuy nhiên, vẫn còn một bất cập khi công tác truyền thông hay để lộ những thông tin cá nhân của người bị hại dưới 18 tuổi, ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan này để không những đảm bảo được mục đích tuyên truyền, giáo dục mà còn bảo mật được những thông tin của người bị hại dưới 18 tuổi. Để thực hiện được các yêu cầu trên một cách hoàn thiện thì đòi hỏi pháp luật cần đặt ra một số chế tài cho hành vi làm lộ thông tin của người bị hại dưới 18 tuổi trong các vụ án xâm hại tình dục. Ngoài ra, Cơ quan có thẩm quyền có thể phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội khác, các chuyên gia về tâm lý học người chưa thành niên trong việc tập huấn cho những người tiến hành tố tụng, nhằm bổ sung kiến thức về người dưới 18 tuổi để phục vụ cho công tác xét xử, đảm bảo thủ tục tố tụng được tiến hành thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi.

Thứ tư, pháp luật còn thiếu các quy định dành riêng cho người bị hại là người dưới 16 tuổi trong các vụ án xâm hại tình dục.

Tại điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định: “Câu hỏi đối với bị hại dưới 10 tuổi không quá 10 từ và thời gian hỏi không liên tục quá 01 giờ”, quy định này xuất phát từ sự khác biệt về tâm sinh lý giữa người dưới 10 tuổi với người trên 10 tuổi. Một số quy định khác cũng cần có sự phân biệt giữa trẻ em (người dưới 16 tuổi) và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, mặc dù chênh lệch tuổi là không lớn. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có những nhận thức nhất định về hành vi phạm tội, cũng như ý thức bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân. Sự phát triển, cũng như nhận thức của người bị hại dưới 10 tuổi không thể giống với người bị hại trên 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, tuy nhiên họ lại được áp dụng các quy định chung cho người dưới 18 tuổi, trong

trường hợp này người trên 16 tuổi lại được bảo vệ tốt hơn, cần có những quy định riêng cho người dưới 16 tuổi.

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)