Những hạn chế, bất cập trong quy định trong xét xử các vụ án xâm phạm

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 66 - 73)

6. Kết cấu của khóa luận

3.2. Những hạn chế, bất cập trong quy định trong xét xử các vụ án xâm phạm

tình dục người dưới 16 tuổi

Những quy định trong tổ chức xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi ngày càng được cụ thể hóa, cho thấy Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến đối tượng người bị hại dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, luật pháp không thể tránh khỏi những thiếu sót, bất cập, nhất là khi những quy định đó được áp dụng vào thực tiễn xét xử. Hậu quả của nạn xâm phạm tình dục ở trẻ em là rất nghiêm trọng, do đó, việc ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ đối tượng này là một bước quan trọng để vừa ngăn chặn được tội phạm vừa giảm thiểu được những ảnh hưởng trong quá trình xét xử vụ án. Thực tiễn xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi có một số bất cập cần được khắc phục sau:

Điều kiện xét xử tại Tòa gia đình và người chưa thành niên được quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC: bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác và vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi, như vậy có sự phân biệt giữa bị cáo và bị hại chưa thành niên không? Có nên quy định tất cả những vụ án có người bị hại là người dưới 16 tuổi phải được xét xử ở Tòa gia đình và người chưa thành niên không hay có những cơ chế riêng đối với người dưới 16 tuổi khi xét xử ở Tòa hình sự thông thường. Cần có những quy định trong việc xét xử vụ án có bị hại là người dưới 16 tuổi bị xâm hại tình dục để phù hợp với

nguyên tắc về đảm bảo thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi nói chung và dưới 16 tuổi nói riêng. Việc Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên, những vụ án có bị hại là người dưới 18 tuổi nhưng không bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý cũng như không cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác sẽ không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa gia đình và người chưa thành niên mặc dù họ vẫn có đặc điểm tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi và hoạt động xét xử vẫn sẽ ảnh hưởng đến họ.

Về điều kiện xét xử tại Phòng xét xử thân thiện, khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định chỉ những vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên nếu không thuộc trường hợp tại Điều 4 của Thông tư 02/2018/TT-TANDTC thì mới được xét xử tại Phòng xét xử thân thiện, trong khi điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi thì Tòa án phải xét xử tại Phòng xét xử thân thiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC và Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC. Như vậy, pháp luật có sự mâu thuẫn trong quy định việc xét xử của Phòng xét xử thân thiện, gây ra những khó khăn cho người tiến hành tố tụng khi xét xử những vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Vì vậy, theo như quy định của Thông tư 02/2018/TT-TANDTC thì vụ án có người bị hại dưới 16 tuổi không được xét xử tại Phòng xét xử thân thiện, bởi lẽ xét thấy việc quy định như vậy sẽ không công bằng đối với bị cáo đã thành niên và bị cáo chưa thành niên. Trong trường hợp này, có thể áp dụng một số quy định của Phòng xét xử thân thiện đối với vụ án có người bị hại dưới 16 tuổi trong các vụ án xâm hại tình dục để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dưới 16 tuổi.

Về sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 16 tuổi: “Theo Điều 76 BLTTHS 2015 (về các trường hợp bào chữa bắt buộc), trong trường

hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi mà họ hoặc người đại diện, người thân thích của họ không mời người bào chữa, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ. Tuy nhiên, đối với người bị hại dưới 18 tuổi thì luật lại không quy định bắt buộc phải có luật sư bảo vệ quyền lợi hay có người trợ giúp pháp lý. Trong BLTTHS năm 2015, chỉ có một quy định (khoản 5 Điều 414 mang tính nguyên tắc đối với quyền được trợ giúp về mặt pháp lý đối với người dưới 18 tuổi, trong đó bao gồm cả người bị hại dưới 18 tuổi: “Bảo đảm quyền được bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi”. Tuy nhiên, trong khi quyền bào chữa của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi được cụ thể hóa thông qua chế định bào chữa bắt buộc, thì BLTTHS năm 2015 chưa quy định cách thức đảm bảo quyền được trợ giúp pháp lý của người bị hại dưới 18 tuổi. Như vậy, trong các vụ án hình sự mà người bị hại là người dưới 18 tuổi, sự tham gia của những người trợ giúp pháp lý cho họ chỉ mang tính tùy nghi và sự vắng mặt của các chủ thể này không làm cho quá trình tố tụng bị coi là vi phạm thủ tục. Điều này đồng nghĩa với việc quyền lợi của người bị hại dưới 18 tuổi không được đảm bảo một cách đầy đủ”33. Khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2018/T-TANDTC quy định chỉ khi có văn bản đề nghị thì Tòa án mới yêu cầu các tổ chức phân công người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại dưới 18 tuổi, trong một số trường hợp cha mẹ, người đại diện, người giám hộ của người bị hại có hiểu biết hạn chế, không biết đến quyền được đề nghị Tòa án phân công người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, khi đó sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dưới 18 tuổi khi không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC chỉ quy định về thông báo cho người bị hại dưới 18 tuổi hoặc cha mẹ, người đại diện hợp pháp, người giám hộ của họ về quyền nhờ những người quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm: Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý, Bào chữa viên nhân dân và người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại dưới 18 tuổi. Do đó, trong xét xử vụ án hình

33 Vũ Thị Quyên và Nguyễn Thị Kiều Anh (2017), “Thủ tục tố tụng đối với bị hại là người dưới 18 tuổi theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 01, tr.47

sự có người bị hại là người dưới 18 tuổi thì vẫn có trường hợp không có người trợ giúp pháp lý – một người am hiểu về pháp luật, có khả năng bảo vệ tốt hơn cho người bị hại nên việc bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại là khá khó khăn, nhất là trong giai đoạn xét xử khi quyền và lợi ích dễ bị xâm phạm.

Trong thực tiễn xét xử vụ án hình sự cũng có trường hợp người đại diện tham gia không vì lợi ích của người bị hại, mặc dù trường hợp này là hiếm gặp nhưng không phải là không xảy ra. Pháp luật Tố tụng hình sự Liên Bang Nga có quy định: “Người đại diện theo pháp luật có thể bị bãi miễn việc tham gia xét xử tố tụng bằng phán quyết hoặc nghị quyết của tòa án, nếu có căn cứ để tin rằng hành động của anh ta gây ra thiệt hại về quyền lợi của bị cáo chưa thành niên. Trong trường hợp này, một đại diện hợp pháp khác của bị cáo vị thành niên sẽ được thừa nhận”34. Pháp luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga cũng chỉ quy định về bãi miễn việc tham gia phiên tòa của người đại diện theo pháp luật của bị cáo mà quy định này không áp dụng cho bị hại. Để bảo vệ tốt nhất lợi ích của người bị hại, pháp luật nên quy định tương tự như pháp luật Liên Bang Nga, khi người đại diện của người bị hại dưới 16 tuổi tham gia phiên tòa mà không nhằm bảo vệ họ thì sẽ được thay thế bởi người đại diện khác. Tuy nhiên cũng phải quy định cụ thể như thế nào là tham gia không vì lợi ích của người bị hại, để tránh trường hợp pháp luật được áp dụng một cách tùy nghi.

Trong trường hợp Tòa án thông thường xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa gia đình và người chưa thành niên thì việc giải quyết vụ án có được xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay không? Pháp luật định nghĩa: “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trường hợp Bộ luật tố tụng hình sự quy định bắt buộc phải tiến hành hoặc tiến hành theo thủ tục tố tụng đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi

của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện”35. Khi những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên nhưng để Tòa án thông thường giải quyết sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên tham gia đặc biệt là người dưới 18 tuổi, do đó, có thể xem việc Tòa án thông thường xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa gia đình và người chưa thành niên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và tiến hành các bước theo quy định của BLTTHS.

Về việc lấy lời khai của người bị hại dưới 18 tuổi trong các vụ án xâm hại tình dục, khoản 4 Điều 421 BLTTHS năm 2015 quy định: “Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ vụ án có nhiều tình tiết phức tạp”. Từ quy định này thấy được một bất cập về khoảng thời gian giữa các lần lấy lời khai, pháp luật chỉ quy định về số lần lấy lời khai trong ngày và thời gian tối đa cho một lần lấy lời khai. Điều này làm xảy ra một thực tế là CQTHTT lấy lời khai hai lần gần nhau, không có hoặc ít thời gian cho người dưới 18 tuổi nghỉ ngơi, không khác gì việc lấy lời khai trong 04 giờ. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người dưới 18 tuổi và chất lượng lời khai.

Về việc tiếp xúc giữa người bị hại dưới 18 tuổi và những NTGTT khác, Điều 10 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định phải cách ly bị cáo và người bị hại dưới 18 tuổi trong các vụ án xâm hại tình dục. Pháp luật không có quy định hạn chế tiếp xúc giữa người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục và những NTGTT khác. Trong xét xử vụ án hình sự, người bị hại dưới 18 tuổi không chỉ bị ảnh hưởng tâm lý bởi phải đối mặt với bị cáo tại phiên tòa mà còn có thể bởi những NTGTT khác, đặc biệt là những người có mối quan hệ với bị cáo, những người này có thể tác động lên tâm lý của người bị hại, do đó

35 Điểm 4.4 khoản 4 Mục I Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

ngoài hạn chế tiếp xúc với bị cáo thì pháp luật nên quy định thêm những người tham gia có thể có hành vi ảnh hưởng đến người bị hại.

Cùng với những quy định về hạn chế tiếp xúc giữa người bị hại dưới 18 tuổi và bị cáo thì pháp luật cũng quy định những điều kiện đối với người tiến hành tố tụng khi tham gia vào giải quyết vụ án hình sự có người bị hại là người dưới 18 tuổi. Điều 415 BLTTHS năm 2015 quy định: “Người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi”. Điều này được cụ thể tại Điều 6 Thông tư 02/2018/TT- TANDTC:

Khi giải quyết vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán, Hội thẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Thẩm phán là người có kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.

2. Có 01 Hội thẩm là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi”.

Tuy nhiên vẫn có thể cụ thể hơn quy định này bằng các yêu cầu về chứng chỉ hay thời gian tập huấn. Bên cạnh đó, các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại Điều 49 BLTTHS năm 2015 cũng không quy định về trường hợp người tiến hành tố tụng trong các vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia mà không đáp ứng các điều kiện tại Điều 415 thì phải thay đổi. Vì vậy, việc tiến hành tố tụng sẽ dễ vi phạm nguyên tắc về bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi và nguyên tắc đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.

Bên cạnh đó, quy định về trang phục trong xét xử đối với Thẩm phán tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC chỉ áp dụng đối với vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Thiết nghĩ nên quy định chung vấn đề này cho cả những vụ án có người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi, như vậy sẽ tạo được sự thân thiện, gần gũi đối với người bị hại, cũng là nhằm giảm bớt sự ám ảnh tâm lý của người bị xâm hại tình dục dưới 16 tuổi.

Việc sau khi chấp hành án của bị cáo xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, tuy họ đã chấp hành án xong và được hòa nhập lại với cộng đồng, tuy nhiên đối với người bị hại thì việc vô tình gặp lại người đã có hành vi phạm tội với mình có thể ảnh hưởng đến tâm lý của họ, gợi lại quá khứ của họ, chưa kể đến bị cáo còn là người thân của người bị hại. Vụ án xâm hại tình dục chấn động Hàn Quốc năm 2008 được chuyển thể thành phim, bị cáo Cho Doo Soon đã có hành vi xâm hại tình dục bé Na Young (tên nhân vật đã được thay đổi) gây ra những tổn thương về mặt thể chất và tinh thần nghiêm trọng đối với bị hại, năm 2020, sau 12 năm tù, Cho Doo Soon chính thức được trở lại hòa nhập cộng đồng, điều này gây nên làn sóng phẫn nộ ở Hàn Quốc, người ta sợ rằng sự việc của 12 năm trước lại lập lại hay việc Cho Doo Soon sẽ có hành vi trả thù, hơn nữa nhà của Cho

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)