Các nguyên tắc tiến hành tố tụng các vụ án xâm phạm tình dục người dướ

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 39 - 51)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2. Các nguyên tắc tiến hành tố tụng các vụ án xâm phạm tình dục người dướ

dưới 16 tuổi theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam

So với BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 đã có sự thay đổi khi quy định thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi với phạm vi điều chỉnh được mở rộng, không chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội mà còn áp dụng đối với cả người bị hại và người làm

22 Vũ Thị Quyên và Nguyễn Thị Kiều Anh (2017), “Thủ tục tố tụng đối với bị hại là người dưới 18 tuổi theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 01, tr.47

chứng dưới 18 tuổi, khi phân tích, tác giả sẽ tập trung vào phân tích đối tượng là người bị hại dưới 16 tuổi. Đây là một sự thay đổi tiến bộ trong hoạt động lập pháp, nhà làm luật đã nhận thức rõ cần phải bảo vệ người bị hại dưới 18 tuổi và có những quy định cụ thể bảo vệ họ không chỉ bằng những quy định trong phần chung mang tính khái quát. Từ đó cũng đã tạo được sự cân bằng giữa hai chủ thể đặc biệt trong tố tụng hình sự là người bị buộc tội dưới 18 tuổi và người bị hại dưới 18 tuổi. Tuy vậy, đây là những quy định chung cho mọi loại tội phạm mà không có quy định riêng đối với tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi hay 16 tuổi và chủ yếu là những quy định nhằm bảo vệ người bị buộc tội dưới 18 tuổi. Những quy định bảo vệ người bị hại dưới 18 tuổi nói chung và người dưới 16 tuổi nói riêng, nói chung còn khá hạn chế, chủ yếu tập trung vào một số điều luật sau:

Về nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi nói chung (bao gồm người bị hại), Điều 414 BLTTHS 2015 quy định một số nguyên tắc về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, những quy định này được áp dụng cho mọi loại tội phạm chứ không áp dụng riêng cho tội phạm về tình dục, tác giả sẽ phân tích dưới góc độ tội xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi:

Nguyên tắc thứ nhất được nêu ra là bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. Đây là một quy định rất quan trọng có tính tất yếu trong bảo vệ người bị hại chưa thành niên trong xét xử vụ án hình sự, bởi lẽ người chưa thành niên gặp rất nhiều khó khăn khi họ tham gia vào xét xử, họ chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, chưa đủ chín chắn để bảo vệ mình, nên cần thiết có người đại diện giúp họ bảo về quyền lợi, bên cạnh đó, cần có những quy định của pháp luật để hợp pháp hóa những cơ chế về người đại diện, người giám hộ để họ có cơ sở thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong bảo vệ người dưới 16 tuổi bị xâm phạm tình dục. Những quy định bắt buộc về bố

trí phòng xử án hay những yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ án có bị hại là người dưới 16 tuổi được áp dụng nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 16 tuổi, giảm thiểu tối đa những tổn thương mà quá trình xét xử có thể gây ra cho họ. Tòa gia đình và người chưa thành niên lần đầu tiên được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014, là tòa án chuyên trách trong hệ thống tòa án, Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có NTGTT là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên, theo đó, Tòa chuyên trách này sẽ xét xử các vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác và những vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi. Thông tư cũng quy định những điều kiện để người tiến hành tố tụng tham gia xét xử vụ án, cụ thể những điều kiện này được quy định tại Điều 6 của Thông tư:

Khi giải quyết vụ án hình sự có NTGTT là người dưới 18 tuổi, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán, Hội thẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Thẩm phán là người có kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có NTGTT là người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.

2. Có 01 Hội thẩm là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.”

Theo đó, NTGTT tiếp xúc với người bị hại dưới 18 tuổi tại phiên tòa thì cần phái đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật để tránh những tác động xấu đến tâm lý của người dưới 18 tuổi, họ phải hiểu được tâm lý của người dưới 16 tuổi để tránh làm họ thêm tổn thương khi tham gia vào quá trình xét xử. Trong phiên tòa cần phải có 01 hội thẩm là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc

người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi, vì đây là những người thân quen hoặc có hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi và là những người mà người dưới 18 tuổi tin tưởng, do đó sẽ dễ tiếp xúc với họ và không gây sự sợ hãi, từ đó có ích cho việc tìm ra sự thật vụ án và tránh được những tác động tâm lý cho họ. Đây là một nguyên tắc quan trọng được nhà làm luật đặt lên hàng đầu khi xây dựng Điều 414, là tiền đề để xây dựng các nguyên tắc tiếp theo hay nói cách khác các nguyên tắc sau phải tuân thủ nguyên tắc này thì từ đó mục đích của các nhà làm luật mới thực sự đạt được là bảo vệ tốt nhất lợi ích của người dưới 18 tuổi.

Nguyên tắc thứ hai là bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi, những thông tin cá nhân của người dưới 18 tuổi cần được bảo mật, việc tiết lộ những thông tin này gây ra những tác hại nhất định đối với họ, khi còn trong giai đoạn chưa hoàn thiện về tâm lý. Nguyên tắc này có một số quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật khác như Luật Trẻ em 2016, Nghị định 56/2017/NĐ-CP, cụ thể, khoản 10 Điều 70 Luật Trẻ em 2016 quy định: “Bảo đảm bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế trẻ em phải xuất hiện trước công chúng trong quá trình tố tụng”, còn Điều 24 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bảo mật thông tin trong tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em:

1. Mọi thông tin, thông báo, tố giác trong quá trình tiếp nhận, xác minh phải được bảo mật vì lợi ích, sự an toàn của người cung cấp thông tin và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em có liên quan.

2. Quá trình cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ cho việc bảo vệ trẻ em giữa nơi tiếp nhận thông tin và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em phải được bảo mật.

3. Thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em phải xác định mức độ bảo mật và phạm vi cung cấp thông tin, báo cáo”.

Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, pháp luật quy định mọi thông tin cá nhân của họ phải được bảo mật. Trong sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của công nghệ thông tin thì việc bảo mật thông tin gặp không ít khó khăn. Trên các trang mạng xã hội chúng ta vẫn thường bắt gặp những bài viết về xâm hại tình dục trẻ em, điều đáng nói là trong đó lại có xuất hiện thông tin của trẻ như tuổi, tên trường học,… thậm chí là tên của người bị xâm hại. Chưa kể đến có những đối tượng lợi dụng những thông tin mình biết được về vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi để trục lợi. Điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý đứa trẻ, khi tuổi người bị xâm hại càng nhỏ thì việc ảnh hưởng này càng lớn, dễ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Trong quá trình xét xử vụ án hình sự người dưới 16 tuổi bị xâm hại tình dục thì pháp luật có quy định phải được xét xử kín23, khi tuyên án thì chỉ đọc phần quyết định, điều này góp phần bảo mật được thông tin của người dưới 16 tuổi. Người tham dự phiên tòa bị giới hạn, đa số sẽ là những người thân quen của người dưới 16 tuổi, do đó sẽ hạn chế được việc thông tin cá nhân của người dưới 16 tuổi bị khai thác với mục đích xấu. Việc xét xử trong một phiên tòa bình thường phải mang tính công khai, tức là mọi người đều có thể tham dự, trong đó có cả những người làm công tác báo chí, vì vậy nếu không xét xử kín thì thông tin của người dưới 16 tuổi dễ bị lộ, không nhất thiết là tên tuổi nó có thể là nơi ở hay nơi người bị hại đang theo học. Hậu quả của việc không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật thông tin người bị xâm hại tình dục dưới 16 tuổi không chỉ ở hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai sau này của đứa trẻ, gây khó khăn trong cuộc sống bình thường, họ cảm thấy mặc cảm và không thể hòa nhập với mọi người được như trước, thêm vào đó là những yếu tố khách quan khác cũng tác động không ít đến họ. Đối với tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi thì vấn đề bảo mật thông tin càng được đặt ra, vì tội phạm này xâm hại một loại quan hệ pháp luật quan trọng là tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, hơn nữa đối tượng ở đây là người dưới 16 tuổi, họ chưa phát triển toàn diện về thể chất

và tinh thần mà phải chịu những tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, trong công tác xét xử, thông tin của người bị hại dưới 16 tuổi bị xâm hại tình dục càng phải được bảo mật, để đảm bảo lợi ích tốt nhất và cũng là hạn chế thêm những ảnh hưởng xấu đối với người dưới 16 tuổi.

Nguyên tắc thứ ba được nêu ra trong Điều 414 là bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Đoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt. Cũng liên quan đến nguyên tắc này khoản 3 Điều 70 Luật Trẻ em 2016 quy định “Bảo đảm sự hỗ trợ của cha mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp khác đối với trẻ em trong suốt quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em”. Như đã đề cập, người dưới 16 tuổi bị xâm hại tình dục là những người chưa phát triển toàn diện về mặt tâm lý mà còn phải chịu những tác động của một loại tội phạm nguy hiểm, do đó, họ sẽ có những biểu hiện sợ hãi, hoảng loạn, mặc cảm… Trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự, mang tính chất trang nghiêm, căng thẳng, người dưới 16 tuổi cần có “chỗ dựa” trong hoàn cảnh này. Họ phải đối mặt với bị cáo, những người tiến hành tố tụng, càng tạo thêm cảm giác sợ hãi, lúc này cha, mẹ hay thầy cô, người giám hộ sẽ là người giúp họ không chỉ ở khía cạnh tâm lý mà còn về khía cạnh pháp luật, đó là người đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 16 tuổi. Cha mẹ, người giám hộ, thầy cô, người hiểu biết tâm lý người dưới 16 tuổi là những người thân thuộc và có thể đứng ra bảo vệ người bị hại khi họ còn quá nhỏ để tự bảo vệ mình. Những người này khi tham gia vào quá trình xét xử cùng với người dưới 16 tuổi sẽ tạo cho họ cảm giác an toàn và có ích cho việc giải quyết vụ án được nhanh hơn. Pháp luật có những quy định cụ thể nguyên tắc này, cụ thể Điều 420 BLTTHS 2015 quy định:

1. Người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh

hoạt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

2. Người đại diện của người dưới 18 tuổi được tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo; đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội người dưới 18 tuổi trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra.

3. Những người quy định tại khoản 1 Điều này khi tham gia phiên tòa có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; phát biểu ý kiến, tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án”.

Hay quy định của Điều 8 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có NTGTT là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên (sau đây gọi là Thông tư 02/2018/TT-TANDTC) về “Việc tham gia của người đại diện, nhà trường, cơ quan, tổ chức”, theo đó, bắt buộc những người này phải có mặt ở phiên tòa có người dưới 18 tuổi tham gia, bao gồm người bị hại dưới 16 tuổi và trường hợp hoãn phiên tòa khi vắng mặt của những chủ thể này. Từ đó thấy được tầm quan trọng của những chủ thể này trong phiên tòa xét xử có người bị hại dưới 16 tuổi, một mặt ổn định tâm lý cho họ, mặt khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, do đó, việc thiếu vắng chủ thể này tại phiên tòa xét xử sẽ là vi phạm nguyên tắc trên và nguyên tắc đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.

Nguyên tắc thứ tư mà BLTTHS nêu ra là tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi. Không chỉ được nêu ra trong BLTTHS năm 2015 mà trong các văn bản pháp luật khác như Luật Trẻ em và các văn bản khác về quyền trình bày ý kiến của người dưới 16 tuổi cũng được đề cập tới, Điều 5 Luật Trẻ em 2016 quy định về Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em trong đó có nguyên tắc về “tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em”. Bên

cạnh đó, trong quá trình tố tụng, Điều 30 Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác”. Như vậy, trong xét xử vụ án hình sự có bị hại là người

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)