Ung thư nói chung và UTDD nói riêng thường tái phát trong 2 năm đầu sau điều trị, đặc biệt là trong 5 năm đầu. Phẫu thuật điều trị triệt căn UTDD với kỳ vọng điều trị khỏi UTDD. Tại Mỹ và các nước phương tây, tỷ lệ sống 5 năm trong những BN được phẫu thuật triệt căn khoảng 25-30%, tỷ lệ sống 5 năm toàn bộ khoảng 4-10%. Ở Nhật Bản, tỷ lệ sống 5 năm toàn bộ khoảng 57%, tỷ lệ sống 5 năm sau cắt dạ dày khoảng 61%, tỷ lệ tử vong phẫu thuật chỉ khoảng 1%.
Bảng 1. 11. Thời gian sống thêm sau điều trị ung thư dạ dày
Tác giả Tỷ lệ sống thêm (%) TG sống thêm
(tháng)
1 năm 3 năm 5 năm
Chen (2012) [67] 91,5 Lin [62] 71,2 Lê Mạnh Hà (2013) [64] - - 28,8 - Nguyễn Quang Bộ (2017) [31] 98,1 59,4 40,5 46,02 ± 3,18 Đặng Văn Thởi (2017) [66] - 38,4 21,5 29,25 ± 18,12 CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm các BN được chẩn đoán là ung thư 1/3 dưới dạ dày được chụp cắt lớp vi tính trước mổ, được phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 103 và bệnh viện K (cơ sở Tân Triều) từ 2009 - 2017.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Các BN có chẩn đoán mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến 1/3 dưới dạ dày (xác định ung thư biểu mô theo quy định của WHO và vị trí u nằm ở 1/3 dưới theo JGCA 3rd thỏa mãn trên CLVT và phẫu thuật).
- Được chụp phim cắt lớp vi tính (CLVT) ổ bụng có tiêm thuốc cản quang. - Chưa mắc bất kỳ một loại ung thư nào khác.
- Bệnh nhân được điều trị phẫu thuật triệt căn điều trị UTDD. Phẫu thuật điều trị triệt căn UTDD 1/3 dưới thực hiện theo nguyên tắc sau [68]:
+ Đường cắt dạ dày: ở phía dưới cắt tá tràng cách môn vị 2 – 3cm. Ở phía trên cắt cách tổn thương ít nhất 6cm.
+ Lấy bỏ hết mạc nối lớn, mạc nối nhỏ cùng với lá trên của mạc treo đại tràng ngang.
+ Lấy bỏ hệ thống hạch di căn: vét hạch dạ dày đến mức D2.
+ Cắt triệt căn các tạng bị xâm lấn hay di căn: các tạng bị xâm lấn như đại tràng, đuôi tụy, gan hoặc di căn như buồng trứng, cần phải được lấy bỏ cùng khối u. Với những khối u có kèm theo các đặc điểm này sẽ được tiến hành cắt toàn bộ dạ dày mở rộng.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN không được điều trị phẫu thuật.
- Những BN chụp CLVT không đúng kỹ thuật. - BN mắc bệnh ung thư ở cơ quan khác.
- Bệnh án không đầy đủ các thông tin nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU