Kết quả sớm sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của hình ảnh cắt lớp vi tính và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư 1/3 dưới dạ dày (Trang 121)

Kết quả của chúng tôi sau phẫu thuật, ghi nhận bệnh nhân phụ hồi vận động sau 2,2 ± 0,23 ngày, trung tiện sau 50,2 ± 6,8 giờ. Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được rút dẫn lưu sau 3,8 ± 0,5 ngày. Thời gian nằm viện trung bình là 7,4 ± 1,2 ngày. Tỷ lệ biến chứng xảy ra sau mổ gồm có: 1 trường hợp có biến chứng tắc ruột sau mổ (1,52%).

Nghiên cứu của Nguyễn Cường Thịnh (2013), cho thấy biến chứng sau mổ UTDD, rò miệng nối chiếm 1,75%, áp xe dư (3,07%), rò mỏm tá tràng 0,87%, tràn dịch màng phổi 3,94%, chảy máu 2,19%, rò tụy là 1,31% [63]. Nghiên cứu của Hồ Chí Thanh (2016), có biến chứng suy hô hấp, viêm phế quản, áp xe tồn dư, nhiễm trùng vết mổ đều có tỷ lệ 1,02%, trong đó trường hợp suy hô hấp sau đó đã tử vong [15]. Nguyễn Quang Bộ (2017), cho thấy tỷ lệ biến chứng chảy máu vết mổ chiếm 5,6%, nhiễm trùng vết mổ là 1,9% [31].

Daisuke Nohuoka và cs (2008), cho thấy tỷ lệ tử vong là 1%, tai biến, biến chứng sau mổ chung là 37%, rò tụy là 18%, rò miệng nối là 6%, áp xe tồn dư là 4%, viêm phổi là 3%, tắc ruột là 3%, viêm đường mật là 2%, chảy máu sau mổ là 1%, hẹp miệng nối là 1% [54]. Theo Nashimoto (2013), tỷ lệ tử vong trong 30 ngày sau mổ là 0,48% [100].

Nghiên cứu của Li và cs (2013) trên 432 bệnh nhân ung thư dạ dày và ghi nhận có 61 biến chứng xảy ra ở 54 bệnh nhân (chiếm 12,50%) sau phẫu thuật điều trị triệt căn ung thu dạ dày, trong đó các biến chứng liên quan đến phẫu thuật cắt dạ dày như rò miệng nối với 5 BN, rối loạn vận động dạ dày với 4 BN, tắc miệng nối có 1 BN, các biến chứng do nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn vết mổ có 7 BN, áp xe trong ổ bụng có 5 BN, tiêu chảy do nhiễm khuẩn có 1 BN, các biến chứng chảy máu gồm chảy máu miệng nối có 2 BN, chảy máu trong ổ bụng có 5 BN, tụ máu dưới da quanh ồng dẫn lưu với 1 BN, tắc ruột có 6 BN, biến chứng viêm phổi có 10 BN, xẹp phổi có 1BN, biến chứng tim mạch như rối loạn nhịp tim (4 BN), đau thắt ngực (1 BN), huyết khối tính mạch sâu (1 BN), huyết khối tĩnh mạch cửa (1 BN), các biến chứng khác như hôn mê (2 BN), sốt khó kiểm soát (2 BN), nhiễm nấm mắt (1 BN) và suy đa tạng (1 BN) [101].

Kubota và cs (2013) nghiên cứu trên 1.395 bệnh nhân ung thư dạ dày cho thấy có 14,8% bệnh nhân có biến chứng sau phẫu thuật điều trị UTDD, trong đó chủ yếu là rò miệng nối, rò tụy, nhiễm khuẩn ổ bụng [102].

Các nghiên cứu đều cho thấy, tỷ lệ biễn chứng sau phẫu thuật dạ dày ở mức thấp và hầu hết đều được xử lý hợp lý, không dẫn đến tử vong sau phẫu thuật. Vấn đề kiểm soát tốt cuộc phẫu thuật và theo dõi sát sau mổ sẽ làm giảm tỷ lệ biến chứng cũng mức độ nguy hiểm của các biến chứng này.

4.3.3. Kết quả xa sau phẫu thuật

Trong 66 BN trong nghiên cứu này của chúng tôi, có 37 BN còn sống (chiếm 56,06%), 29 BN đã chết (43,94%).

Thời gian sống thêm toàn bộ theo Kaplan-Meier:

Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 73,16 ± 6,35 tháng. Có 29 bệnh nhân tử vong trong thời gian theo dõi, tỷ lệ tử vong chung sau 5 năm là 43,94%. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ (theo Kaplan-Meier) sau 1 năm là 87,9%, 2 năm là 66,4%, 3 năm là 54,0%, 4 năm là 54,0%. 5 năm là 54,0%.

Trong nghiên cứu của tác giả Wei-Juan Zeng (2014), nghiên cứu theo dõi kết quả xa trên 533 bệnh nhân UTDD trong thời gian trung bình là 38,6 tháng, cho thấy, thời gian sống thêm trung bình là 25,3 tháng, tỷ lệ sống thêm toàn bộ theo Kaplan-Meier sau 1 năm, 2 năm, 3 năm và 5 năm lần lượt là 78,4%; 61,4%; 53,3% và 48,4% [103].

Thời gian sống thêm toàn bộ theo giai đoạn bệnh:

Giai đoạn ung thư là một trong những yếu tố tiên lượng cho thời gian sống thêm của UTDD, ở giai đoạn càng cao thì thời gian sống thêm sau mổ càng ngắn. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, giai đoạn Ia hiện còn sống 100%. Tỷ lệ sống thêm 5 năm ở các giai đoạn tương ứng như sau: Ia, Ib, IIa, IIb, IIIa, IIIb, IIIc lần lượt là 77,8%; 72,9%; 37,6%; 70,0%; 33,3%; 36,4%. Giai đoạn IV sống thêm 11,50 ± 1,50 tháng. Có 1 trường hợp sống thêm 10 tháng, 1 trường hợp sống thêm 13 tháng. Thời gian sống thêm chung theo giai đoạn Ib, IIa, IIb, IIIa, IIIb, IIIC, IV là 70,46 ± 6,55 tháng, thời gian sống thêm trung bình theo từng giai đoạn Ib, IIa, IIb, IIIa, IIIb, IIIc và IV lần lượt là 98,67 ± 12,69 tháng, 68,96 ± 9,15 tháng, 53,53 ± 10,60 tháng, 57,50 ± 7,99 tháng, 32,83 ± 6,17 tháng, 26,18 ± 6,88 tháng, 11,50 ± 1,50 tháng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (Test Log Rank χ2 = 21,822; p = 0,001).

Trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Bộ (2017), thời gian sống thêm toàn bộ sau 5 năm theo Kaplar - Meier ở giai đoạn I đạt 75%, giai đoạn II đạt 34%, giai đoạn III đạt 22,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p = 0,012 (p < 0,05) [31]. Tác giả Đặng Văn Thởi (2017), những khối u giai đoạn II, thời gian sống thêm trung bình là 49,64 tháng, khối u giai đoạn IIIA là 37,59 tháng, khối u giai đoạn IIIB là 31,77 tháng, nếu khối u ở giai đoạn IV thời gian sống thêm trung bình là 30,75 tháng. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [66]. Theo Phạm Văn Nam (2019), thời gian sống thêm sau mổ, kết thúc thời gian theo dõi giai đoạn Ia, II

còn sống 100%, thời gian sống trung bình của giai đoạn Ib là 35,71 ± 2,20 tháng, IIIa là 38,56 ± 2,84 tháng, IIIb là 30,29 ± 6,33 tháng [68].

Nghiên cứu của Sasako và cs (2011), xác định được tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 5 năm điều trị phẫu thuật UTDD đạt 61,1% và tỷ lệ sống thêm không bệnh sau 5 năm điều trị phẫu thuật UTDD là 53,1%; tương ứng với từng giai đoạn bệnh UTDD, tác giả xác định được tỷ lệ sống thêm toàn bộ và sống thêm không bệnh sau 5 năm phẫu thuật điều trị của giai đoạn II UTDD là 71,3% và 64,4%; giai đoạn IIIA là 57,3% và 50,0%; giai đoạn IIIC là 44,1% và 34,4% [104].

Theo Kim K.H và cs (2012), tỷ lệ sống 5 năm sau mổ ở các giai đoạn 0, I, II, III tương ứng là 100%; 99,3%; 89,5%; 76,1% [105]. Theo Ke Chen (2013), nghiên cứu cho kết quả tỷ lệ sống thêm 3 năm sau mổ ở giai đoạn I, II và III lần lượt là 98,0%; 92,3% và 51,6% [106]. Shiraishi N (2007) theo dõi trên 95 bệnh nhân UTDD được phẫu thuật cho kết quả thời gian sống thêm sau 5 năm giai đoạn I, II là 72,9% và ở giai đoạn III, IV là 12,8% [107].

Theo nghiên cứu của Zeng và CS (2014), cho thấy thời gian sống thêm trung bình theo giai đoạn I, II, IIIa, IIIb, IIIc và IV có sự khác biệt nhau, lần lượt là 85,2 tháng, 53,9 tháng, 40,0 tháng, 28,0 tháng, 14,8 tháng và 11,1 tháng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [103].

Qua nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu của các tác giả trong nước và trên Thế giới đều cho thấy những BN UTDD ở giai đoạn càng muộn thì thời gian sống thêm sau điều trị triệt căn UTDD càng ngắn, đặc biệt ở giai đoạn IIIb và muộn hơn.

Việc phát hiện UTDD ở giai đoạn sớm, kết hợp điều trị theo phương pháp thích hợp góp phần kéo dài thời gian sống thêm của BN cũng như làm gia tăng tỷ lệ sống thêm sau 5 năm điều trị. Trong các phương pháp điều trị, phẫu thuật triệt căn UTDD là một phương pháp có hiệu quả cao.

Thời gian sống thêm toàn bộ theo chặng hạch di căn:

Theo dõi thời gian sống thêm của các đối tượng nghiên cứu theo chặng hạch di căn, thấy có 1 trường hợp di căn chặng hạch N3b sống thêm được 9 tháng. Tỷ lệ sống thêm 5 năm theo chặng hạch di căn N0 (64,5%), N1 (55,6%), N2(47,4%), N3a (50,0%). Thời gian sống thêm chung theo chặng hạch di căn N0, N1, N2, N3a, N3b là 73,16 ± 6,35, thời gian sống thêm trung bình theo từng chặng hạch N0, N1, N2, N3a lần lượt là 86,88 ± 10,86 tháng, 66,72 ± 12,57 tháng, 46,95 ± 6,26 tháng, 32,63 ± 8,30 tháng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (Test Log Rank χ2 = 14,498; p = 0,006).

Nghiên cứu của tác giả Hồ Chí Thanh (2016), di căn hạch N1 thời gian sống trung bình là 46,0 ± 5,57 tháng; N2 là 39,9 ± 4,01 tháng; N3 là 21,4 ± 2,89 tháng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (Test Log Rank χ2 = 9,974; p = 0,007) [15]. Theo Đặng Văn Thởi (2017), Thời gian sống thêm trung bình

tương ứng với các mức độ di căn hạch N0, N1, N2, N3 là 16,5 tháng; 44,98 tháng; 36,38 tháng; 27,67 tháng. Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [66]. Theo Phạm Văn Nam (2019), di căn hạch vùng N1 di căn 1-6 hạch có thời gian sống trung bình là 42,70 ± 2,08 tháng. Di căn hạch vùng N2 di căn 7-15 hạch có thời gian sống trung bình là 29,63± 5,30 tháng. Như vậy di căn hạch vùng N1 có thời gian sống thêm trung bình lâu hơn chặng N2 với p = 0,009. Thời gian sống trung bình của 3 nhóm là 41,51 ± 2,09 tháng [68].

Shiraishi N (2007) theo dõi trên 95 bệnh nhân UTDD được phẫu thuật cho kết quả thời gian sống thêm sau 5 năm nhóm không di căn hạch là 51,7%, nhóm di căn hạch là 6,1% [107]. Nghiên cứu của Chikara (2005), cho thấy tỷ lệ sống thêm 1 năm, 3 năm và 5 năm ở các giai đoạn là có sự khác biệt: không di căn hạch (N0) là 96,8%, 84,4% và 80,3%; di căn hạch (N1) là 84,9%, 51,8% và 41,6%; di căn hạch (N2) là 66,7%, 29,3% và 22,0%; di căn hạch (N3) là 72,7%, 36,4% và 24,2% [108].

Nghiên cứu của Zeng và CS (2014), cho thấy, thời gian sống thêm trung bình theo từng chặng hạch di căn có sự khác biệt ở N0, N1, N2 và N3 lần lượt là 67,3 tháng; 35,9 tháng; 27,0 tháng và 14,4 tháng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [103].

Như vậy, những bệnh nhân UTDD có tổn thương hạch càng cao thì thời gian sống thêm trung bình sau điều trị càng ngắn. Do đó, để chẩn đoán sớm nhằm phát hiện đầy đủ tổn thương hạch là hết sức quan trọng, có ảnh hưởng đến kết quả điều trị về sau.

Thời gian sống thêm toàn bộ theo mức độ xâm lấn:

Kết quả nghiên cứu, độ xâm lấn T1a hiện còn sống 100%. Tỷ lệ sống thêm 5 năm theo độ xâm lấn tương ứng T1b, T2, T3, T4a và T4b lần lượt là 85,7%; 61,5%; 55,8%; 37,3% và 28,6%. Thời gian sống thêm chung theo độ xâm lấn T1b, T2, T3, T4a và T4b là 71,62 ± 6,48 tháng, thời gian sống thêm toàn bộ theo từng mức độ xâm lấn T1b, T2, T3, T4a và T4b lần lượt là 77,71 ± 11,37 tháng, 83,69 ± 12,42 tháng, 67,73 ± 9,16 tháng, 26,63 ± 3,28 tháng, 24,00 ± 8,08 tháng, khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Test Log Rank χ2 = 8,979; p = 0,062).

Theo Hồ Chí Thanh (2016), thời gian sống thêm trung bình chung ở nhóm T2 và T3 là 44,4 ± 2,54 tháng; nhóm T2 là 53,1 ± 2,80 tháng; nhóm T3 là 33,3 ± 3,16 tháng, khác biệt giữa 2 nhóm T2 và T3 là có ý nghĩa thống kê (Test Log Rank χ2 = 15,705; p = 0,000) [15]. Theo Phạm Văn Nam (2019),

xâm lấn T1 hiện còn sống là 100%, xâm lấn T2 theo dõi 26 BN có 25 BN còn sống (33,78%), 1 BN đã chết (1,35%). Thời gian sống trung bình của nhóm T2 là 45,36 ±1,61 tháng. Xâm lấn T3 theo dõi 43 BN, 35 BN còn sống (47,30%), 8 BN đã chết (10,81%). Thời gian sống trung bình của nhóm T3 là 38,17± 2,21 tháng. Như vậy thời gian sống trung bình của T2 và T3 không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 [68].

Theo Nguyễn Quang Bộ (2017), khối u xâm lấn đến lớp cơ (T2): thời gian sống thêm trung bình là: 59,77 ± 5,41 tháng. Khối u xâm lấn đến T3: thời

gian sống thêm trung bình là: 42,42 ± 3,98 tháng. Khối u xâm lấn đến thanh mạc và tổ chức xung quanh (T4) là: 35,33 ± 4,97 tháng. Test log-rank, p=

0,011 (p < 0,05) [31].

Lee S.W và cs., tỷ lệ sống 5 năm sau PTNS xâm lấn T1 là 93,4%; T2 là 70,0%; T3 là 76,7%; T4a là 57,1% [109]. Nghiên cứu của Chikara (2005), cho thấy tỷ lệ sống thêm 1 năm, 3 năm và 5 năm ở các giai đoạn là có sự khác biệt: giai đoạn T1 là 100%, 96,3% và 94,2%; giai đoạn T2 là 89,1%, 64,4% và 55,5% ; giai đoạn T3 và T4 là 77,2%, 39,6% và 30,0% [108].

Qua các kết quả nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi thấy rằng: mức độ xâm lấn càng cao, thời gian sống thêm sau điều trị càng giảm. Điều này có ý nghĩa trong việc dự báo phát hiện sớm ung thư dạ dày nhằm thực hiện điều trị có hiệu quả, kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân.

Thời gian sống thêm toàn bộ theo tổn thương đại thể:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sống thêm 5 năm theo tổn thương đại thể UTDD là: thể sùi (50,0%), thể loét (58,6%), thể loét xâm lấn (38,1%), thể thâm nhiễm (57,1%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Test Log Rank χ2 = 0,421; p = 0,936) về thời gian sống thêm theo tổn thương

đại thể. Thể sùi: 46,57 ± 6,99 tháng; thể loét: 76,60 ± 8,51 tháng; thể loét xâm lấn: 36,48 ± 6,26 tháng ; thể thâm nhiễm: 68,00 ± 15,77 tháng.

Theo Hồ Chí Thanh (2016), thời gian sống thêm trung bình theo tổn thương đại thể là 45,5 ± 2,63 tháng; thể sùi là 45,0 ± 4,99 tháng; thể loét là 53,2 ± 2,84 tháng; thể loét thâm nhiễm là 34,0 ± 3,39 tháng; thể thâm nhiễm là 16,8 ± 2,63 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Test Log Rank χ2 = 15,839; p = 0,001) [15]. Nghiên cứu của Đặng Văn Thởi (2017), thời gian

sống thêm trung bình thể sùi là 40,93 ± 3,78 tháng, thể loét là 27,75 ± 7,85 tháng, thể thâm nhiễm là 30,00 ± 0,00 tháng, thể phối hợp là 39,93 ± 3,35 tháng, không có sự khác biệt [66].

Thời gian sống thêm toàn bộ theo tổn thương vi thể:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 2 BN UTBM tuyến nhày đều sống thêm được 33 tháng. Tỷ lệ sống thêm 5 năm theo tổn thương vi thể, UTBM tuyến nhú (75,0%), UTBM tuyến ống (50,0%), UTBM tế bào nhẫn (44,4%), UTBM kém biệt hóa (60,9%), UTBM tuyến biệt hóa vừa (40,0%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Test Log Rank χ2 = 2,946; p = 0,708)

về thời gian sống thêm theo tổn thương vi thể. Thời gian sống thêm của UTBM tuyến nhú: 97,75 ± 18,40 tháng; UTBM tuyến ống: 53,19 ± 9,07; UTBM tế bào nhẫn: 22,00 ± 4,25; UTBM kém biệt hóa: 70,91 ± 7,90 tháng; UTBM tuyến biệt hóa vừa: 45,80 ± 6,35 tháng.

Theo Hồ Chí Thanh (2016), thời gian sống thêm trung bình UTBM tuyến ống là 43,1 ± 5,74 tháng; UTBM tuyến nhày là 48,8 ± 5,06 tháng; UTBM kém biệt hóa là 38,8 ± 2,76 tháng; UTBM tuyến vảy là 11,000 tháng; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Test Log Rank χ2 = 10,159; p = 0,017) [15].

Thời gian sống thêm toàn bộ theo nhóm tuổi:

Kết quả nghiên cứu, tỷ lệ sống thêm sau 5 năm theo nhóm tuổi, nhóm tuổi ≤ 40 (55,6%), 41 – 50 (76,2%), 51 – 60 (45,8%), 61 – 70 (53,3%), >70 (60,0%). Thời gian sống thêm theo nhóm tuổi có sự khác biệt, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Test Log Rank χ2 = 2,20; p = 0,699).

Theo Nguyễn Quang Bộ (2017), nhóm tuổi dưới 60 tuổi có thời gian sống thêm trung bình là 47,05 ± 3,87 tháng. Nhóm tuổi trên 60 tuổi có thời gian sống thêm trung bình là 43,88 ± 4,89 tháng Test log-rank, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,448 (p >0,05) [31]. Theo Hồ Chí Thanh (2016), thời gian sống thêm trung bình nhóm tuổi ≤ 40 là 44,0 ± 6,42 tháng; nhóm tuổi 41 – 50 tuổi là 40,1 ± 3,72 tháng; nhóm 51 – 60 tuổi là 44,6 ± 3,86 tháng; nhóm 61 – 70 tuổi là 47,3 ± 4,87 tháng; nhóm >70 tuổi là 40,7 ± 3,75, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Test Log Rank χ2 = 0,105; p = 0,999) [15].

Nghiên cứu của Chikara (2005), cho thấy tỷ lệ sống thêm 1 năm, 3 năm và 5 năm ở các nhóm tuổi là không có sự khác biệt: nhóm tuổi <60 là 90,1%, 68,6% và 60,1%; nhóm tuổi ≥60 là 84,8%, 59,9% và 53,8% [108].

Yếu tố tuổi không phải là yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của các BN UTDD, những BN lớn tuổi hơn hay nhỏ tuổi hơn cũng không cho thấy có sự khác biệt rõ ràng nào trong việc kéo dài thời gian sống thêm của bệnh nhân UTDD sau điều trị.

Thời gian sống thêm toàn bộ theo giới tính:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi như sau: Tỷ lệ sống thêm 5 năm theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của hình ảnh cắt lớp vi tính và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư 1/3 dưới dạ dày (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w