* Kết quả sớm sau phẫu thuật
Kết quả sau phẫu thuật, bệnh nhân phụ hồi vân động sau 2,2 ± 0,23 ngày, trung tiện sau 50,2 ± 6,8 giờ. Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được rút dẫn lưu sau 3,8 ± 0,5 ngày. Thời gian nằm viện trung bình là 7,4 ± 1,2 ngày.
Bảng 3. 29. Biến chứng sau mổ
Biến chứng sau mổ Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Không 65 98,48
Tắc ruột 1 1,52
Tổng 66 100
* Kết quả xa sau phẫu thuật
Bảng 3. 30. Kết quả theo dõi sau 5 năm
Kết quả theo dõi n Tỷ lệ (%)
Còn sống 37 56,06
Đã chết 29 43,94
Tổng 66 100
Nhận xét: Trong 66 đối tượng nghiên cứu, có 37 đối tượng còn sống (chiếm 56,06%), 29 đối tượng đã chết (43,94%).
Các bệnh còn sống được kiểm tra lại chưa phát hiện có tái phát tại, di căn xa. Những bệnh nhân đã chết, chúng tôi đã hỏi, tìm hiểu thông tin liên quan đến nguyên nhân tử vong, các bệnh nhân tử vong chủ yếu do tuổi cao, sức yếu, do điều trị hóa chất liều cao, bệnh nhân giảm khả năng ăn uống dẫn tới suy mòn, suy kiệt. Không có bệnh nhân nào tử vong do tái phát, di căn xa.
Bảng 3. 31. Thời gian sống thêm toàn bộ theo Kaplan-Meier Khả năng sống thêm
Thời gian sống thêm
≥ 1 năm ≥ 2 năm ≥ 3 năm ≥ 4 năm ≥ 5 năm
Số bệnh nhân chết tích lũy 8 22 29 29 29
Tỷ lệ sống thêm tích lũy (%) 87,9 66,4 54,0 54,0 54,0
TB ± SE (tháng) 73,16 ± 6,35
95% CI 60,71 – 85,61
Nhận xét: Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 73,16 ± 6,35 tháng. Có 29 bệnh nhân tử vong trong thời gian theo dõi, tỷ lệ tử vong chung sau 5 năm là 29/66 (43,94%).
- Tỷ lệ sống thêm toàn bộ theo Kaplan-Meier sau 1 năm là 87,9%. - Tỷ lệ sống thêm toàn bộ theo Kaplan-Meier sau 2 năm là 66,4%. - Tỷ lệ sống thêm toàn bộ theo Kaplan-Meier sau 3, 4 và 5 năm đều là 54,0%.
Biểu đồ 3. 2. Thời gian sống thêm toàn bộ
Bảng 3. 32. Thời gian sống thêm toàn bộ theo giai đoạn bệnh Giai đoạn bệnh N Tỷ lệ sống thêm 5 năm (%) TB ± SE 95% CI p Ia 4 100 Test Log Rank χ2 = 21,822 df = 6 p = 0,001 Ib 9 77,8 98,67 ± 12,69 73,80 – 123,53 IIa 8 72,9 68,96 ± 9,15 51,03 – 86,89 IIb 16 37,6 53,53 ± 10,60 32,75 – 74,31 IIIa 10 70,0 57,50 ± 7,99 41,85 – 73,15 IIIb 6 33,3 32,83 ± 6,17 20,75 – 44,92 IIIc 11 36,4 26,18 ± 6,88 12,69 – 39,67 IV 2 0,0 11,50 ± 1,50 8,56 – 14,44 Chung 66 70,46 ± 6,55 57,62 – 83,31
Nhận xét: Có 4 BN ở giai đoạn Ia hiện còn sống 100%.
- Tỷ lệ sống thêm 5 năm ở các giai đoạn tương ứng như sau: Ia, Ib, IIa, IIb, IIIa, IIIb, IIIc lần lượt là 77,8%; 72,9%; 37,6%; 70,0%; 33,3%; 36,4%.
- Có 2 trường hợp giai đoạn IV sống thêm 11,50 ± 1,50 tháng. 1 trường hợp sống thêm 10 tháng, 1 trường hợp sống thêm 13 tháng.
- Thời gian sống thêm chung theo giai đoạn Ib, IIa, IIb, IIIa, IIIb, IIIC, IV là 70,46 ± 6,55 tháng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (Test Log
Biểu đồ 3. 3. Thời gian sống thêm toàn bộ theo giai đoạn bệnh Bảng 3. 33. Thời gian sống thêm toàn bộ theo chặng hạch di căn Chặng hạch N Tỷ lệ sống thêm 5 năm (%) TB ± SE 95% CI p N0 20 64,5 86,88 ± 10,86 65,60 – 108,17 Test Log Rank χ2 = 14,498 df = 4 p = 0,006 N1 12 55,6 66,72 ± 12,57 42,09 – 91,35 N2 25 47,4 46,95 ± 6,26 34,68 – 59,21 N3a 8 50,0 32,63 ± 8,30 16,36 – 48,89 N3b 1 0,0 9,00 9,00 Chun g 66 73,16 ± 6,35 60,71 – 85,61 Nhận xét:
- Có 1 trường hợp di căn chặng hạch N3b sống thêm được 9 tháng. - Tỷ lệ sống thêm 5 năm theo chặng hạch di căn N0 (64,5%), N1 (55,6%), N2(47,4%), N3a (50,0%).
- Thời gian sống thêm chung theo chặng hạch di căn N0, N1, N2, N3a, N3b là 73,16 ± 6,35, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (Test Log Rank
Biểu đồ 3. 4. Thời gian sống thêm theo chặng hạch di căn Bảng 3. 34. Thời gian sống thêm toàn bộ theo mức độ xâm lấn Mức độ
xâm lấn N
Tỷ lệ sống thêm
5 năm (%) TB ± SE 95% CI p
T1a 2 100 Test Log
Rank χ2 = 8,979 df = 4 p = 0,062 T1b 7 85,7 77,71 ± 11,37 55,42 – 100,01 T2 13 61,5 83,69 ± 12,42 59,35 – 108,03 T3 22 55,8 67,73 ± 9,16 49,79 – 85,67 T4a 15 37,3 26,63 ± 3,28 20,20 – 33,05 T4b 7 28,6 24,00 ± 8,08 8,17 – 39,83 Chung 66 71,62 ± 6,48 58,92 – 84,32 Nhận xét:
- Có 2 BN UTDD xâm lấn T1a hiện còn sống 100%.
- Tỷ lệ sống thêm 5 năm theo độ xâm lấn tương ứng T1b, T2, T3, T4a và T4b lần lượt là 85,7%; 61,5%; 55,8%; 37,3% và 28,6%.
- Thời gian sống thêm chung theo độ xâm lấn T1b, T2, T3, T4a và T4b là 71,62 ± 6,48 tháng, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Test
Biểu đồ 3. 5. Thời gian sống thêm theo mức độ xâm lấn Bảng 3. 35. Thời gian sống thêm toàn bộ theo tổn thương đại thể Tổn
thương N
Tỷ lệ sống thêm
5 năm (%) TB ± SE 95% CI p
Sùi 14 50,0 46,57 ± 6,99 32,88 – 60,27 Test Log
Rank χ2 = 0,421 df = 3 p = 0,936 Loét 38 58,6 76,60 ± 8,51 59,93 – 93,27 Loét xâm lấn 7 38,1 36,48 ± 6,26 24,20 – 48,75 Thâm nhiễm 7 57,1 68,00 ± 15,77 37,08 – 98,92 Chung 66 73,16 ± 6,35 60,71 – 85,61 Nhận xét:
- Tỷ lệ sống thêm 5 năm theo tổn thương đại thể UTDD, thể sùi (50,0%), thể loét (58,6%), thể loét xâm lấn (38,1%), thể thâm nhiễm (57,1%).
- Thời gian sống thêm chung theo tổn thương đại thể dạng sùi, loét, loét xâm lấn và thâm nhiễm là 73,16 ± 6,35 tháng, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Test Log Rank χ2 = 0,421; p = 0,936).
Biểu đồ 3. 6. Thời gian sống thêm toàn bộ theo tổn thương đại thể Bảng 3. 36. Thời gian sống thêm toàn bộ theo tổn thương vi thể
Tổn thương N
Tỷ lệ sống thêm 5 năm (%)
TB ± SE 95% CI p
UTBM tuyến nhú 4 75,0 97,75 ± 18,40 61,68 – 133,82 Test Log
Rank χ2 = 2,946
df = 5 p = 0,708
UTBM tuyến ống 16 50,0 53,19 ± 9,07 35,41 – 70,96 UTBM tuyến nhày 2 0,0 33,00 ± 0,00 33,00 – 33,00 UTBM tế bào nhẫn 9 44,4 22,00 ± 4,25 13,66 – 30,34 UTBM kém biệt hóa 30 60,9 70,91 ± 7,90 55,43 – 86,40
UTBM tuyến biệt
hóa vừa 5 40,0 45,80 ± 6,35 60,71 – 85,61
Chung 66 73,16 ± 6,35 60,71 ± 85,61
Nhận xét: Có 2 BN UTBM tuyến nhày đều sống thêm được 33 tháng. - Tỷ lệ sống thêm 5 năm theo tổn thương vi thể, UTBM tuyến nhú (75,0%), UTBM tuyến ống (50,0%), UTBM tế bào nhẫn (44,4%), UTBM kém biệt hóa (60,9%), UTBM tuyến biệt hóa vừa (40,0%).
- Thời gian sống thêm chung theo tổn thương vi thể là 73,16 ± 6,35 tháng, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Test Log Rank χ2 = 2,946; p = 0,708).
Biểu đồ 3. 7. Thời gian sống thêm theo tổn thương vi thể Bảng 3. 37. Thời gian sống thêm toàn bộ theo nhóm tuổi Nhóm tuổi N Tỷ lệ sống thêm 5 năm (%) TB ± SE 95% CI p ≤ 40 6 55,6 70,00 ± 18,71 33,33 – 106,67 Test Log Rank χ2 = 2,20 df = 4 p = 0,699 41 – 50 9 76,2 61,51 ± 8,37 45,10 – 77,91 51 – 60 26 45,8 51,13 ± 7,18 37,06 – 65,19 61 – 70 15 53,3 71,60 ± 13,19 45,74 – 97,46 > 70 10 60,0 61,50 ± 10,77 40,39 – 82,61 Chung 66 73,16 ± 6,35 60,71 – 85,61 Nhận xét:
- Tỷ lệ sống thêm sau 5 năm theo nhóm tuổi, nhóm tuổi ≤ 40 (55,6%), 41 – 50 (76,2%), 51 – 60 (45,8%), 61 – 70 (53,3%), >70 (60,0%).
- Thời gian sống thêm chung theo nhóm tuổi là 73,16 ± 6,35 tháng, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Test Log Rank χ2 = 2,20; p = 0,699).
Biểu đồ 3. 8. Thời gian sống thêm theo nhóm tuổi Bảng 3. 38. Thời gian sống thêm toàn bộ theo giới Giới N Tỷ lệ sống thêm 5 năm (%) TB ± SE 95% CI p Nam 48 53,3 56,83 ± 5,07 46,90 – 66,77 Test Log Rank χ2 = 0,028 df = 1 p = 0,867 Nữ 18 54,7 73,05 ± 13,31 46,96 – 99,15 Chun g 73,16 ± 6,35 60,71 – 85,61 Nhận xét:
- Tỷ lệ sống thêm 5 năm theo giới tính, nam giới (53,3%), nữ giới (54,7%).
- Thời gian sống thêm chung theo nhóm giới là 73,16 ± 6,35 tháng, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Test Log Rank χ2 = 0,028; p = 0,867).
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM UNG THƯ 1/3 DƯỚI DẠ DÀY
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học
Đặc điểm tuổi, giới:
Có tổng số 66 BN (51 BN điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và 15 BN điều trị tại Bệnh viện K-cơ sở Tân Triều) thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn được đưa vào nghiên cứu. Sở dĩ, số lượng bệnh nhân ở bệnh viện K ít là do chúng tôi chỉ thu thập số liệu bệnh nhân được phẫu thuật từ 1 phẫu thuật viên, thực hiện thống nhất theo quy trình phẫu thuật đang áp dụng tại bệnh viện quân y 103, đồng thời phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí hồ sơ nghiên cứu. Vì vậy, mặc dù bệnh viện K có nhiều bệnh nhân UTDD, nhưng để phù hợp với tiêu chuẩn chọn đối tượng trong nghiên cứu này, chỉ có 15 BN.
Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 57,76 ± 11,74 (tuổi), trong đó người cao tuổi nhất là 81, trẻ tuổi nhất là 31. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam giới là 72,73% cao hơn so với nữ giới là 27,27%. Nhóm tuổi 51 – 60 là nhóm tuổi mắc ung thư dạ dày cao nhất với 39,39%, tỷ lệ thấp mắc ung thư dạ dày ở nhóm tuổi ≤ 40 (9,09%).
Trong nghiên cứu của tác giả Chao-Yun Chen (2007), tuổi hay gặp là 37 đến 84, tuổi trung bình 63 tuổi [12]. Tác giả Furukawa K và cộng sự (2011) tuổi trung bình 66,3 ± 10,5, độ tuổi từ 33 đến 85 tuổi [80]. Theo Su Jin Kim và cộng sự, tuổi trung bình mắc ung thư dạ dày là 59,6 tuổi (27 – 89 tuổi) [51]. Trong nghiên cứu của tác giả Joseph B Mabula (2012), đã tiến hành trên 232 bệnh nhân ung thư dạ dày có độ tuổi từ 21-85 tuổi, tuổi trung bình là 52 tuổi, nhóm tuổi 51-60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,4% [81].
Nghiên cứu ở Việt Nam, theo Hồ Chí Thanh (2016), tuổi trung bình là 57,00 ± 11,98 tuổi, nam giới là 58,40 ± 11,27 tuổi, nữ giới là 54,90 ± 12,64 tuổi
[15]. Theo Lê Viết Nho (2014), tuổi trung bình 58,9 ± 13,8, với đa số bệnh nhân UTDD tập trung ở nhóm tuổi trên 50 tuổi, chiếm 75,6% [82]. Đặng Văn Thởi (2017), Tuổi mắc bệnh thấp nhất là 34, cao nhất là 89, tuổi trung bình là 58,43 ± 13,20 tuổi [66]. Phạm Minh Anh (2013), thấy tỷ lệ UTDD cao nhất ở lứa tuổi 50-59, tiếp theo là lứa tuổi 60-69 và lứa tuổi 70-79, các lứa tuổi khác ít gặp hơn [83]. Nghiên cứu của Trần Hữu Vinh (2014), cho kết quả tuổi trung bình BN UTDD là 46, cao nhất là 74 tuổi, thấp nhất là 28 tuổi và tỷ lệ nam/nữ: 1,2 [84].
Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam giới cao hơn nữ giới, theo một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy, tỷ lệ nam giới chiếm đến 63%, nữ giới chỉ có 37% trong nghiên cứu của tác giả Wanebo (1993) [9]. Trong nghiên cứu của In Joo Lee (2010), tỷ lệ nam/nữ là 1,74 [11]. Trong nghiên cứu của Zilai Pan (2013), tỷ lệ nam/nữ là 1,59 [85]. Theo số liệu của một nhóm nghiên cứu người Ý [86], vào tháng 6/2013, tỷ lệ mắc UTDD ở một số quốc gia: Nhật Bản: Nam: 84,82/100.000 dân, Nữ: 38,628/100.000 dân. Hàn Quốc: Nam: 80,8/100.000 dân, Nữ: 39,8/100.000 dân. Trung Quốc: Nam: 49,61/100.000 dân, Nữ: 22,50/100.000 dân. Singapore: Nam: 12,1/100.000 dân, Nữ: 7,2/100.000 dân. Oma: Nam: 12/100.000 dân, Nữ: 6/100.000 dân. Mỹ: Nam: 13,2/100.000 dân, Nữ: 8,3/100.000 dân. Thụy Điển: Nam: 12/100.000 dân, Nữ: 7/100.000 dân. Đan Mạch: Nam: 6/100.000 dân, Nữ: 4/100.000 dân. Zhang và cs (2018), tỷ lệ mắc UTDD ở nam và nữ trong 156 bệnh nhân nghiên cứu lần lượt là 73,7% và 26,3% [87].
Tỷ lệ nam/nữ trong số bệnh nhân ung thư dạ dày cũng đạt mức cao ở trong các nghiên cứu trong nước. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành (2011), ghi nhận tỷ lệ nam/nữ ở bệnh nhân UTDD là 1,5/1 [88]. Đỗ Trọng Thủy (2012), cho thấy tỷ lệ mắc UTDD nam/nữ là 2,67 (8/3 bệnh nhân) [89]. Nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Anh (2013), cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 2,68 [83]. Nghiên cứu của Lê Viết Nho (2014), tỷ lệ nam/nữ là 2,75 [82]. Đặng Văn Thởi (2017), nam/nữ là 4/1 [66]. Nghiên cứu của Hồ Chí Thanh (2016),
tỷ lệ nam/nữ là 1,45/1 [15].
Như vậy, qua nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu của các tác giả trên Thế giới và ở Việt Nam đều cho thấy, tỷ lệ mắc UTDD cao nhất là ở độ tuổi 51 – 60 tuổi, ở người trẻ tuổi hiếm gặp UTDD, tỷ lệ nam giới mắc UTDD cao hơn nữ giới. Điều này có thể do đặc điểm về thói quen ăn uống, sinh hoạt của nam giới lứa tuổi trung niên thường xuyên tiếp xúc với rượu, bia, thuốc lá… hơn so với nữ giới và so với nam giới ở các lứa tuổi khác.
Thời gian mắc bệnh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian mắc bệnh trung bình là 6,92 ± 11,14 tháng, ít nhất là 1 tháng và nhiều nhất là 60 tháng (5 năm). Thời gian mắc bệnh <6 tháng (68,18%), 6-12 tháng (19,70%), >12 tháng (12,12%). So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Quang Bộ (2017), cho thấy thời gian mắc bệnh trung bình là 17,55 ± 39,82 tháng; thời gian mắc bệnh trung bình ngắn nhất là 10 ngày, lâu nhất trên 20 năm [31].
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các triệu chứng gặp với tỷ lệ cao nhất là: đau bụng thành cơn (75,76%); tiếp theo là mệt mỏi, gầy sút cân (48,48%); chán ăn, đầy bụng (42,42%); các triệu chứng nôn ra máu (3,03%); hẹp môn vị hiếm gặp.
Nghiên cứu của Shi và cs (2015), thực hiện trên 26 bệnh nhân ung thư dạ dày cho thấy các triệu chứng chính của UTDD gồm đau bụng, chướng bụng, ợ chua, đại tiện phân đen, buồn nôn và nôn, nôn ra máu, sụt cân, thiếu máu không rõ nguyên nhân [90].
Đỗ Trọng Quyết và cs (2009) ghi nhận chủ yếu bệnh nhân đến viện vì đau thượng vị (93,3%), chán ăn (78,1%), đầy bụng khó tiêu (71,4%) và gầy sút cân (93,3%) [91].
Lê Văn Quảng (2011) nghiên cứu 89 bệnh nhân UTDD giai đoạn III – IV thấy đau thượng vị (91,0%), gầy sút (49,4%), đầy bụng, ăn kém, chán ăn (41,6%), ợ hơi, ợ chua (39,3%), xuất huyết tiêu hóa (23,6%), táo bón, ỉa chảy và nuốt nghẹn chiếm tỉ lệ thấp 1,1%. U thượng vị chiếm 36,0%. Siêu âm ổ bụng phát hiện u dạ dày 62,9% trường hợp, hạch ổ bụng 18,0%; nhân di căn gan 10,1%; thiếu máu 56,1% [92].
Theo Trần Hữu Vinh (2014), triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân UTDD chủ yếu là đau bụng vùng thượng vị (100%), đầy bụng, chậm tiêu (41,8%), chán ăn (40%), ợ hơi, ợ chua (21,8%), sút cân (76,4%), nôn (21,8%), xuất huyết tiêu hóa (12,7%), khối u thượng vị (21,8%), nuốt nghẹn (21,8%) [84].
Nguyễn Quang Bộ (2017), triệu chứng đau vùng thượng vị (98,1%), chán ăn, mệt mỏi (24,5%), đầy bụng, khó tiêu (9,4%), ợ hơi, ợ chưa (28,3%), sụt cân (56,6%), nôn (50,9%), đi ngoài phân đen (18,9%) [31].
Phạm Văn Nam (2019), triệu chứng đau bụng (100%), ăn kém (85,14%), sút cân (68,92%), hẹp môn vị (6,76%), hội chứng thiếu máu (5,41%), sờ thấy u (0%), xuất huyết tiêu hóa (1,35%) [68].
Các triệu chứng lâm sàng phổ biến trong UTDD chủ yếu là đau bụng, ăn kém, gầy sút cân. Tuy nhiên, những triệu chứng này không đặc hiệu và thường xuất hiện khi bệnh đã tiến triển, do đó việc dựa trên các triệu chứng lâm sàng nhằm phát hiện sớm UTDD là không thực sự phù hợp, đòi hỏi có các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng để phát hiện UTDD ở ngay giai đoạn sớm.
Tiền sử bệnh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 21,21% số bệnh nhân UTDD là có tiền sử viêm, loét dạ dày và 3,03% bệnh nhân UTDD có tiền sử viêm, loét tá tràng. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Bộ (2017), cho thấy có đến 73,6% bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng [31].
Chỉ số khối cơ thể BMI
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, chỉ số BMI của các bệnh nhân hầu hết có thể trạng mức trung bình, BMI trong khoảng 18,5 – 22,9 (kg/m2), với 59,09%. BMI trung bình là 19,64 ± 2,31 (kg/m2). So với một số nghiên cứu khác:
Nghiên cứu của Phạm Văn Nam (2019), Chỉ số BMI trung bình của BN là 21,15 ± 2,31 kg/m². Bệnh nhân có chỉ số BMI trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 87,83%, BN thiếu cân 6,76%, bệnh nhân thừa cân 5,41% và không có