Các chỉ số KPI cho bộ phận Marketing

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp về chính sách khuyến mại cho các trang thương mại điện tử tiêu biểu tại việt nam (Trang 28 - 30)

Các chỉ số này giúp người quản lý biết được bộ phận Marketing đã đạt hiệu quả như thế nào trong việc tiếp thị và quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ và cả thương hiệu của công ty. Những con số này cũng sẽ ảnh hưởng đến KPIs của bộ phận sales TMĐT. Thông qua các dữ liệu đó, bộ phận Marketing và người quản lý có thể xây dựng chiến lược marketing và làm sản phẩm trong tương lai. Để nghiên cứu hiêu quả về kết quả đạt được sau những chính sách khuyến mại được áp dụng. Một số công cụ phổ biến thường được áp dụng:

- Lưu lượng truy cập trang web: đề cập đến tổng số lượt truy cập vào trang web TMĐT.

- Khách truy cập mới so với khách truy cập trở lại: chỉ số này có thể giúp bạn đánh giá sự thành công của các chiến dịch digital marketing. Ví dụ: nếu bạn đang chạy một quảng cáo nhắm mục tiêu tiếp thị lại, thì khách truy cập trở lại sẽ cao hơn. - Time on site: KPI này cho biết trung bình 1 khách truy cập dành bao nhiêu thời gian ở lại website của bạn. Thời gian càng lâu thì họ càng có những tương tác nhiều hơn với website của bạn, cũng như thể hiện được nội dung, hình ảnh, sản phẩm thể hiện trên trang web có sức hấp dẫn. Thông thường, khách hàng sẽ muốn xem nhiều thời gian hơn cho nội dung blog và dành ít thời gian hơn trong quá trình thanh toán. - Số lượt xem trên mỗi lượt truy cập: thể hiện việc khách hàng dành sự quan tâm như thế nào đến các trang nội dung trên website của bạn.

- Thời lượng phiên trung bình: lượng thời gian trung bình mà một người dùng dành cho website trong một lần truy cập.

18

- Nguồn lưu lượng (Traffic source): chỉ số này sẽ phản ánh được khách truy cập đến từ đâu hoặc cách mà họ tìm thấy trang web của bạn. KPI này cũng giúp bạn nắm được các kênh nào đang thu hút người dùng nhất: organic search, mạng xã hội, v.v. - Lượng truy cập website từ thiết bị di động: giám sát tổng số người dùng đã truy cập website/ cửa hàng của bạn cũng như việc bạn phải đảm bảo trang web của mình được tối ưu hóa cho trải nghiệm người dùng trên di động.

- Người dùng like và theo dõi mạng xã hội (Social followers and fans): KPI này giúp bạn đánh giá mức độ trung bình về nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.

- Mức độ tương tác trên mạng xã hội: nội dung của bạn trên mạng xã hội có thật sự thu hút để khách hàng tương tác (like, share, comment).

- Đánh giá sản phẩm: số lượng người dùng đánh giá và phản hồi (feedback) về sản phẩm của bạn sau khi mua hàng. Những đánh giá tích cực sẽ tạo nên sự tin tưởng dành cho các khách hàng mới đang tìm hiểu về sản phẩm của công ty bạn.

- Hiệu suất tiếp thị liên kết (affiliate): đánh giá mức độ hiệu quả của các kênh affiliate mà bạn đang triển khai.20

Việc ra các quyết định phải dựa trên các chỉ số hoạt động kinh doanh và KPI là một trong những chỉ số quan trọng cho việc ra quyết định đó. Chỉ số đo lường (KPIs) là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự thành công trên con đường bán lẻ trực tuyến. Việc giám sát các chỉ số sẽ giúp kinh doanh thương mại điện tử xác định được tiến độ thực hiện bán hàng, tiếp thị, và mục tiêu phục vụ khách hàng. Một chỉ số KPI chỉ đơn giản là một phép đo hoặc số liệu định lượng được sử dụng để đánh giá hiệu suất thực tế so với một số mục tiêu. Và quan trọng nhất, quyết định dẫn đến hành động và hành động được kiểm soát bởi các chỉ số KPI. Tác giả sẽ có sử dụng những công cụ tương tác tiêu biểu ở trên nhằm nghiên cứu đánh giá trong các nội dung sau của khóa luận.

Tổng kết Chương 1:

TMĐT ngày càng trở thành một xu hướng của xã hội hiện đại với nhiều mô hình kinh doanh khác nhau. Trong giới hạn khóa luận, tác giả tập trung nghiên cứu vào các trang (sàn) TMĐT tiêu biểu ở Việt Nam nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Các cơ sở lý thuyết cũng như những công cụ hỗ trợ tác giả đã phân tích ở trên sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu ở Chương 2 và Chương 3 của khóa luận.

20 ECOMCX, “Các chỉ số KPI cho thương mại điện tử”, https://ecomcx.com/cac-chi-so-kpi-cho-thuong-mai- dien-tu/, truy câp 16/06/2021.

19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN MẠI CỦA CÁC TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NỔI BẬT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp về chính sách khuyến mại cho các trang thương mại điện tử tiêu biểu tại việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)