Nghề săn sale bán lại

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp về chính sách khuyến mại cho các trang thương mại điện tử tiêu biểu tại việt nam (Trang 62)

Đây là một ngành không chính thống, dựa trên những chương trình khuyến mại, những người này sẽ mua về các mặt hàng giá rẻ sau đó bạn lại cho những người có nhu cầu và hưởng chênh lệch. Có nhiều bạn trẻ giỏi công nghệ đã cắm cúi hằng ngày hằng giờ trên các trang TMĐT để “giật sale”. Kiếm về cho mình nguồn thu thập kha khá chỉ với những cú “click” đơn giản.

Ví dụ: bạn săn sale một chiếc iphone 12 Pro Max trong đợt Flash Sale ngày 4 tháng 4 năm 2020 với giá 20 triệu, bạn nhận hàng về bán lại cho người có nhu cầu với giá 26 triệu. Trong đó giá trị trường là 32 triệu. Vậy là bạn đã kiếm được 6 triệu chênh lệch so với giá mua và người mua cũng được mua điện thoại với giá rẻ hơn so với giá thị trường.

2.3.2. Lợi ích trang thương mại điện tử

2.3.2.1.Lợi ích của trang thương mại điện tử đối với doanh nghiệp liên kết

Thu thập được nhiều thông tin trên các trang TMĐT giúp doanh nghiệp tham gia từ đó hiểu hơn về thị trường, đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng. Các doanh nghiệp khi đã nắm được thông tin phong phú về thị trường có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay đang được nhiều nước quan tâm, coi là một trong những động lực phát triển kinh tế. TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm

52

chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn hầu như được bỏ hẳn). Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược, các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài. Giao dịch TMĐT giúp giảm thấp chi bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện Internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.

Khuyến mại mang đến lợi ích cho người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí đáng kể chỉ trong vài cú click, đó là sự thật đã được chứng minh. Thế nhưng đối với doanh nghiệp, thẻ giảm giá có giá trị gì? Đó là, duy trì lượng khách hàng ổn định, mức lợi nhuận hợp lý quan trọng hơn việc đạt doanh thu cao nhưng số lượng khách hàng lại “bấp bênh”. Đây là những nguyên lý hoạt động của thị trường bán lẻ. Thay vì nhìn nhận khuyến mại như một khoản chi, làm giảm lợi nhuận, doanh nghiệp nên sáng tạo hơn trong phát triển chương trình khuyến mãi, tập trung hơn vào quảng bá thương hiệu.

Thực chất, các trang TMĐT không hề “ném tiền qua cửa sổ”. Ưu đãi của họ chỉ có hiệu lực, khi khách hàng tiềm năng mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ tốt và hoàn toàn miễn phí tạo nên ấn tượng đầu hoàn hảo. Khi tiếp cận khách mua lẻ bằng TMĐT, khuyến mại lần đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các cửa hàng trực tuyến, dù là lớn hay nhỏ, đều có chương trình ưu đãi đặc biệt cho khách hàng mới. Tri ân khách hàng bằng voucher giảm giá cũng là góp phần quảng bá thương hiệu. Nhờ vào sự phát triển của truyền thông xã hội, hiệu quả tuyên truyền có thể tăng lên theo cấp số nhân.

Tổng hợp một số lợi ích cho doanh nghiệp liên kết:

- Mở rộng thị trường với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với các hình thức thương mại truyền thống.

- Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp: giảm chi phí giấy tờ, chi phí quản lý hành chính, chi phí đăng ký kinh doanh... - Cải thiện hệ thống phân phối, giảm lượng hàng lưu kho, và độ trễ trong phân phối hàng hóa, làm tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường nhờ sự phát triển của mạng Internet toàn cầu.

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, có thể cập nhật và cung cấp thông tin về sản phảm, báo giá cho đối tượng khách hàng cực kỳ nhanh chóng, tạo điều kiện mua hàng trực tiếp từ trên mạng.

53

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các công việc giấy tờ, tăng hiệu quả giao dịch thương mại.

- Thông tin giá cả, hình ảnh sản phẩm được cập nhật, thay đổi một cách tức thời theo sự biến đổi của thị trường.

Và đương nhiên, TMĐT chính là cơ hội giúp doanh nghiệp ở Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh của mình trước thềm hội nhập kinh tế thế giới.

2.3.2.2. Lợi ích của trang thương mại điện tử đối với người tiêu dùng

Người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng sở hữu đức tính tiết kiệm, kiên nhẫn thỏa hiệp để để đạt lợi ích cao nhất, từ việc mua thịt gà tươi ngoài chợ đến ký kết các hợp đồng có giá trị hàng triệu đô. Hình mẫu khách hàng phương Đông điển hình luôn luôn trả giá, đó là điều chẳng cần phải bàn cãi. Họ biết rằng để bán được hàng, người bán sẽ sẵn sàng giảm bớt vài phần lợi nhuận. Họ cũng đoan chắc các chương trình ưu đãi chưa bao giờ đưa ra cam kết giá tốt nhất – vì các tiểu thương vẫn có thể giảm thêm 20% trên giá trị mỗi đơn hàng mà vẫn có lời. Mua hàng theo giá niêm yết không bao giờ là lựa chọn của người tiêu dùng.

Nhìn chung, khách hàng mua sắm trên các sàn TMĐT, có được những lợi ích sau:

- Loại bỏ những trở ngại về không gian và thời gian: khách hàng có thể tham gia vào các sàn đấu giá trực tuyến, mua bán và tìm kiếm các hàng hóa, dịch vụ mà mình đang quan tâm mọi lúc, mọi nơi.

- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: người mua hàng có thể tiếp cận cùng một lúc nhiều nhà cung cấp.

- Khách hàng có cơ hội mua sản phẩm và dịch vụ trực tuyến từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.

- Khách hàng có thể mua được giá sản phẩm thấp hơn: do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp, nhà bán hàng một cách thuận tiện hơn từ đó tìm giá cả phù hợp.

- Thông tin trên sàn TMĐT phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng thông qua các công cụ tìm kiếm kèm theo hình ảnh và âm thanh chân thực hơn.

- Khách hàng có thể được hưởng nhiều lợi ích từ cộng đồng trực tuyến: môi trường kinh doanh điện tử cho phép người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả, nhanh chóng.

2.3.2.3. Lợi ích của trang thương mại điện tử đối với xã hội

Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ. TMĐT là hệ quả tất yếu của tiến trình phát triển công nghệ đó, xã hội cũng ngày càng được nâng

54

cao, củng cố dựa trên sự phát triển vượt bậc của TMĐT với một số điểm đáng chú ý như sau:

- Tạo ra một loại hình kinh doanh mới trên thị trường.

- Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá. Do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người. - TMĐT có tác động mạnh mẽ với các nước kém phát triển: những nước kém phát triển có thể tiếp cận được với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet. Đồng thời tạo ra các cơ hội học hỏi, tiếp thu các kinh nghiệm từ các nước tiên tiến.

- Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế tri thức: TMĐT kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức.

- Dịch vụ mua sắm hàng hóa được cung cấp thuận tiện hơn, tạo động lực cải cách cho cơ quan nhà nước.

2.3.2. Những điểm cần khắc phục của thương mại điện tử

Bên cạnh sự phát triển của TMĐT tại Việt Nam, cũng còn nhiều điểm cần được cải thiện để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển hơn trong tương lai. Những điểm này nếu được khắc phục tốt sẽ là bàn đạp vững chắc để các trang TMĐT Việt Nam vươn cao với thị trường Đông Nam Á nói riêng và thị trường thế giới nói chung.

2.3.3.1. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh

TMĐT chịu tác động của môi trường kinh tế trong và ngoài nước, cũng như tình hình phát triển quốc gia, các chính sách kinh tế, tài chính hoặc môi trường pháp luật, văn hóa, xã hội.

Đồng thời, TMĐT còn phải chịu thêm tác động rất lớn bởi sự thay đổi công nghệ. Người mua và người bán tiếp xúc trực tiếp thông qua các sàn TMĐT và mạng Internet. Do vậy, tham gia TMĐT đòi hỏi khách hàng phải có trình độ, hiểu biết về sử dụng và làm chủ hoạt động kinh doanh của mình.

2.3.3.2. Chi phí đầu tư cho công nghệ chưa cao

TMĐT phụ thuộc vào mạng viễn thông và công nghệ thông tin. Công nghệ càng phát triển, TMĐT càng có cơ hội phát triển, tạo ra những dịch vụ mới, nhưng đồng thời cũng nảy sinh những vấn đề là làm tăng chi phí đầu tư công nghệ. Thực tế, ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải vượt qua nhiều rào cản để có thể ứng dụng công nghệ thông tin như: chi phí công nghệ thông tin cao, thiếu sự tương ứng giữa cung cầu công nghệ thông tin, thiếu đối tác, khách hàng và nhà cung ứng...

Tỷ lệ chi phí đầu tư cao khiến các doanh nghiệp rất ít dám đầu tư toàn diện, nếu có đầu tư cũng không theo đuổi được lâu dài, vì ngoài chi phí đó ra, doanh nghiệp phải chi rất nhiều chi phí khác. Hơn nữa, công nghệ thay đổi nhanh chóng cùng với

55

tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật làm cho người sử dụng phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức sử dụng công nghệ hiện đại.

2.3.3.3. Khung pháp lý chưa hoàn thiện

TMĐT muốn phát triển hiện nay cần đòi hỏi các quốc gia và đặc biệt là Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình trong lĩnh vực TMĐT bao gồm rất nhiều văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực.

Gần đây nhất, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trực thuộc Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu các thương nhân, tổ chức sở hữu website và ứng dụng TMĐT phải kiểm tra, rà soát, gỡ bỏ các hàng hóa vi phạm. Tính đến đầu tháng 3/2020, đã có 8.900 trên tổng số 750.000 gian hàng bị thanh tra, phát hiện, xử lý vi phạm; đã có gần 2,8 triệu sản phẩm bị gỡ bỏ khỏi website và xử lý hậu kiểm, đa số là các mặt hàng liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh.53 Trong thời gian tới, các biện pháp này sẽ tiếp tục được triển khai mạnh hơn. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng kế hoạch sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP.54 Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra căn cứ vào phản ánh của người tiêu dùng, nếu có phát hiện vi phạm có thể tước đăng ký kinh doanh hoặc thông báo gỡ bỏ website…

Bên cạnh việc tăng cường các giải pháp hạn chế vi phạm trong lĩnh vực TMĐT của các cơ quan chức năng, thì người tiêu dùng cũng cần phải biết cách mua hàng an toàn, hiệu quả trên môi trường này. Cụ thể là nên chọn cách mua hàng thông minh, mua ở những website uy tín, thông tin rõ ràng, bài bản và có dấu chứng nhận bởi Bộ Công Thương ở chân website hoặc các sàn TMĐT. Người tiêu dùng cũng có thể xem xét người bán hàng online, vì các sàn giao dịch hoặc website có uy tín bao giờ cũng có chứng nhận đảm bảo chất lượng hoặc chứng nhận của bên thứ ba; đồng thời có thể sử dụng phương thức giao hàng tận nơi, kiểm tra hàng rồi mới thanh toán. Và đặc biệt lưu ý các hành vi như thông tin không rõ ràng, gửi tiền trước, mập mờ… để hạn chế tối đa nguy cơ bị lừa đảo, mất an toàn trong giao dịch thanh toán điện tử.

Trên mạng Internet hiện nay hàng ngày có rất nhiều vấn đề tội phạm tin học đã và đang xảy ra. Tiêu biểu như gian lận trên mạng là hành vi gian lận, làm giả để thu nhập bất chính. Ví dụ sử dụng số thẻ VISA giả để mua bán trên mạng. Tấn công Cyber là một cuộc tấn công điện tử để xâm nhập trái phép trên internet vào mạng mục tiêu để làm hỏng dữ liệu, chương trình, và phần cứng của các website hoặc máy trạm. 53 Nguyễn Phương Anh, “Phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh dịch bệnh”, http://vdi.org.vn/article/479/phat-trien-thuong-mai-ien-tu-trong-boi-canh-dich-benh, truy cập 26/6/2021. 54 Luật sư Nguyễn Thanh Hà, “Bình luận một số điều trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, https://lsvn.vn/binh- luan-mot-so-dieu-trong-du-thao-nghi-dinh-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-nghi-dinh-so-522013nd-cp- ngay-16-thang-5-nam-2013-cua-chinh-phu-ve-thuong-mai-dien-tu1611077709.html, truy cập 22/6/2021

56

Nhưng, dần dần thuật ngữ hacker để chỉ người lập trình tìm cách xâm nhập trái phép vào các máy tính và mạng máy tính Crackers: Là người tìm cách bẻ khoá để xâm nhập trái phép vào máy tính hay các chương trình. Các nhân tố tác động đến sự ra tăng tin tặc là sự phát triển mạnh TMĐT và nhiều lỗ hổng công nghệ của các website.

Bên cạnh những mặt tích cực đáng ghi nhận, thị trường TMĐT cũng còn nhiều bất cập, thậm chí là hoạt động gian lận. TMĐT có thể trở thành kênh tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, xâm phạm bản quyền về hình ảnh, quyền sở hữu trí tuệ… làm mất lòng tin và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Đặc biệt, với thanh toán điện tử để lần tìm vết người bán, người mua hết sức khó khăn do các quy định của ngân hàng; sàn TMĐT chưa có công cụ kiểm soát hiệu quả.

Do vậy, hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước đang tăng cường sử dụng các chế tài xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TMĐT, như: dừng cấp tên miền, gắn trách nhiệm của các sàn TMĐT, liên kết giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng để nhận biết các sàn TMĐT uy tín. Ngoài ra, tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm; xây dựng hệ thống tiếp nhận giải quyết khiếu nại liên quan đến hàng giả, hàng nhái… để bảo vệ người tiêu dùng.

Tổng kết Chương 2:

Dựa trên phân tích về những chính sách khuyến mại của các sàn TMĐT tiêu biểu, ta có thể thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ của các sàn TMĐT nhằm giành lấy thị phần cao của mình trong thời điểm TMĐT ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Đời sống kinh tế, xã hội trong nước đã có những biến chuyển kể cả tích cực lẫn tiêu cực từ khi xuất hiện các chính sách này. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả có thể tổng hợp, phân tích và đưa ra các giải pháp phù hợp về các chương trình khuyến mại cho các sàn TMĐT tiêu biểu trong thời gian sắp tới.

57

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN MẠI CHO CÁC TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TIÊU BIỂU TẠI VIỆT NAM

Qua đánh giá và tìm hiểu về thực trạng chính sách khuyến mại của các trang

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp về chính sách khuyến mại cho các trang thương mại điện tử tiêu biểu tại việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)