Xuất giải pháp về chính sách khuyến mại cho sàn thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp về chính sách khuyến mại cho các trang thương mại điện tử tiêu biểu tại việt nam (Trang 77 - 84)

tử Lazada và Tiki trong giai đoạn sắp tới

3.3.1. Đề xuất giải pháp về chính sách khuyến mại cho sàn thương mại điện tử Lazada Lazada

Sàn TMĐT Lazada đã từng đứng nhất về lượng truy cập trong nhiều năm trước khi sàn TMĐT Shopee gia nhập vào Việt Nam. Dạo gần đây Lazada đã tuột dốc vị thế của mình so với các đối thủ khi chỉ đạt trong quý 1 năm 2021 chỉ đạt 17.950.000 lượng truy cập đứng thứ tư toàn ngành.60 Những chính sách khuyến mại của Lazada đa phần đều không hấp dẫn người tiêu dùng dẫn đến nhu cầu mua hàng không cao, dù sàn Lazada đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mại khủng không thua kém các đối thủ cạnh tranh khác. Hiện tại với vị thế đang tuột dốc, sàn Lazada cần học hỏi các sàn TMĐT thành công trong việc nâng cao và giữ vững thị phần, đặc biệt là Shopee. Vậy sàn Lazada cần nên cải thiện điều gì để các chương trình khuyến mại của mình đạt hiệu quả hơn? Tác giả đưa ra các khuyến nghị sau:

Thứ nhất,những chính sách khuyến mại phải đánh đúng vào đối tượng.

Điểm mạnh và cũng là điểm yếu của Lazada là những mặt hàng cao cấp. Lazada nổi bật về những gian hàng xa xỉ, những cửa hàng chính hãng cao cấp nhưng đa phần người Việt vẫn chuộng dùng những mặt hàng giá rẻ hơn. Lazada cần đẩy mạnh hơn những chính sách khuyến mại cho những mặt hàng giá thấp nhiều hơn là chỉ tập trung khuyến mại cho các mặt hàng giá cao. Bởi vì đại bộ phận khách hàng vẫn còn tâm lý

60 Nguyễn Nhất Duy, “Báo cáo TMĐT Quý I/2021: Bách hóa trực tuyến tăng trưởng bất chấp đại dịch”, https://iprice.vn/xu-huong/insights/bao-cao-tmdt-quy-i2021-bach-hoa-truc-tuyen-tang-truong-bat-chap-dai- dich/, truy cập 25/6/2021

67

không tin tưởng những mặt hàng xa xỉ trên mạng. Họ thường chọn mua trực tiếp tại cửa hàng để đảm bảo chất lượng hơn là bỏ một số tiền lớn mua một sản phẩm qua sàn TMĐT mà chưa được nhìn thấy chúng tận mắt. Đánh trúng vào tâm lý này, Shopee tập trung khuyến mại vào những mặt hàng giá thấp đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Đây là một điểm đáng để Lazada học hỏi cho các chương trình khuyến mại trong thời gian tới.

Thứ hai,tạo sự thu hút cho các chương trình khuyến mại của sàn.

Nhìn chung, giao diện ứng dụng cũng như website của Lazada khá rối mắt dẫn đến sự bất tiện nhất định cho khách hàng. Những mục khuyến mại của Lazada đặt không thống nhất và khá khó hiểu làm khách hàng mất ý định mua hàng, dù có khi mặt hàng đó được khuyến mại khá lớn. Trong khi đó, dù đôi lúc có trục trặc khi lượng truy cập quá lớn, nhưng phải công nhận rằng giao diện Shopee khá thân thiện và dễ hiểu thông qua cách bố trí trình bày gọn gàng và rõ ràng.

Ngoài ra, từ khi đổi chủ cho Alibaba – một tập đoàn từ Trung Quốc năm 2016, những chương trình khuyến mại của Lazada đã không còn tiếp cận đúng thị hiếu khách hàng nội địa Việt Nam. Có thể vì những chính sách theo đường lối công ty mẹ đã khiến Lazada tuột dốc xuống vị trí thứ tư về lượng truy cập ở quý 1 năm 2021. Lazada có thể tiếp thu thế mạnh của Shopee, đó là chiến lược “nội địa hóa”, lựa chọn nhân viên là người bản địa, những người am hiểu về văn hóa và phong tục địa phương. Đặc biệt đối với phòng ban Marketing những người sẽ đề ra chính sách khuyến mại phù hợp với đại đa số người Việt Nam.

3.3.2. Đề xuất giải pháp về chính sách khuyến mại cho sàn thương mại điện tử Tiki

Thế mạnh đặc trưng của Tiki như tác giả đã đề cập và phân tích ở Chương 2 là về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như giao hàng. Lượng truy cập của Tiki trong quý 1 năm 2021 là 19.023.300, cao thứ ba toàn ngành.61 Tiki không chú trọng vào khuyến mại khủng tần suất cao như sàn dẫn đầu Shopee nhưng lại có lối đi riêng về chất lượng. Điều này đặt ra vấn đề, Tiki có nên đẩy mạnh các chương trình khuyến mại để tăng thêm thị phần hay tiếp tục giữ vững vị thế hiện tại và củng cố thêm về thế mạnh chất lượng?

Theo góc nhìn của tác giả, sàn Tiki đã có nhiều chương trình khuyến mại nổi bật đủ thu hút khách hàng như chương trình mừng sinh nhật Tiki, “Zựt cô hồn”, Mid year festival, Hội sách Tiki… Dù không quá nổi trội so với các sàn TMĐT khác nhưng vẫn có một lượng khách hàng đông đảo ghé qua vào các dịp khuyến mại trong 61 Nguyễn Nhất Duy, “Báo cáo TMĐT Quý I/2021: Bách hóa trực tuyến tăng trưởng bất chấp đại dịch”, Sđd 60, truy cập 25/6/2021

68

năm. Trong thời gian sắp tới, Tiki vẫn nên áp dụng những chương trình này không cần phải quá đẩy mạnh để giành thị phần như các sàn khác. Tiki nên chú trọng tiếp tục hướng đi theo chiến lược chuyên môn hóa chất lượng. Ưu thế này đã được chứng minh rõ qua năm 2020, dịch Covid bùng phát, thế mạnh về giao hàng nhanh chóng và chất lượng của Tiki đã chiếm được sự yêu thích từ khách hàng. Điểm tích cực này dẫn đến lượng truy cập tăng trưởng lên hạng hai, vượt qua Lazada chỉ sau một năm. Với chất lượng được đảm bảo, sàn Tiki luôn xếp hạng nhất trong những sàn TMĐT về mức độ yêu thích chất lượng dịch vụ. Khi mà thị trường TMĐT cạnh tranh về giá, về các chương trình khuyến mại, Tiki đã có chỗ đứng ở một khía cạnh chuyên môn khác, cụ thể về chất lượng hàng và dịch vụ. Xét về lâu dài, khi mà tập đoàn – công ty mẹ không thể tiếp tục “đốt tiền” vào các sàn TMĐT nữa, sàn Tiki sẽ là sự lựa chọn tốt nhất của khách hàng, xét trên bình diện niềm tin vào chất lượng nếu không còn quá cạnh tranh về giá như hiện tại.

Tổng kết Chương 3:

Đối với cả ngắn hạn và dài hạn, tác giả giữ quan điểm các sàn TMĐT tiếp tục vẫn cần các chương trình khuyến mại để giữ vững thị phần trên thị trường TMĐT đang ở giai đoạn phát triển. Nhưng về lâu dài, trong 10 năm hay 20 năm tới, các sàn TMĐT sẽ phải cân nhắc về vấn đề lợi nhuận. Mục tiêu của kinh doanh suy cho cùng cũng là tìm kiếm lợi nhuận. Dù rằng nguồn vốn của công ty mẹ lớn, nếu cứ tiếp tục chi mạnh tay vào các chương trình khuyến mại như thế này, rõ ràng không phải là chiến lược lâu dài. Ngoài ra, các sàn cũng phải nghiên cứu thường xuyên hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra những cái chính sách phù hợp trong từng thời điểm.

Những chiến dịch khuyến mại hiện tại, đã và đang dần tạo thành một thói quen mua sắm cho người tiêu dùng. Trong thời gian xa, người tiêu dùng sẽ dần tin tưởng và lựa chọn các sàn TMĐT làm nơi mua sắm mà giảm dần quan tâm đến khuyến mại, giá cả. Việc đầu tư quá nhiều vào khuyến mại về lâu dài cũng không phải là cách an toàn. Các sàn TMĐT cần dự liệu thời điểm hợp lý dần giảm những chương trình ưu đãi và bắt đầu kiếm lợi nhuận từ mô hình kinh doanh này.

69

KẾT LUẬN

Khuyến mại là chiến lược marketing vàng để củng cố thị phần trên thị trường TMĐT cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Cân bằng giữa việc lựa chọn đưa ra chương trình khuyến mại sao cho hợp lý vừa tăng thị phần nhưng vẫn đảm bảo mức doanh thu hợp lý, duy trì hoạt động của doanh nghiệp là điều kiện tối quan trọng trong kinh doanh. Các sàn TMĐT phải biết đâu là chương trình khuyến mại đúng đắn để phát huy và đâu là chương trình không hiệu quả để ngừng sử dụng. Kẻ tồn tại lâu nhất không phải là kẻ chiến thắng mà là kẻ nắm vững tiềm năng và duy trì nó tốt nhất.

Thị trường TMĐT tại Việt Nam vẫn còn vô cùng tiềm năng cho các nhà đầu tư lớn. Họ cần biết được vị thế và đầu tư đúng đắn để đem lại lợi ích cao nhất. Tôn chỉ trong kinh doanh, khách hàng là thượng đế, cũng sẽ chính là cơ sở lựa chọn chương trình khuyến mại có khả năng đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng để nâng cao doanh số bán hàng. Nhưng làm sao giữ chân khách hàng khi không còn “lá bài khuyến mại” là một câu hỏi cần giải đáp trong tương lai xa.

Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, TMĐT dần chiếm một vị trí không nhỏ trong đời sống xã hội. Tuy vậy, ở góc độ rộng hơn, việc phát triển lớn như vậy có làm mất đi những giá trị văn hoá truyền thống lại là điều cần xem xét. Liệu văn hoá “chợ” có bị diệt vong khi chỉ cần những cú “click chuột” chúng ta đã có ngay món đồ mình mong muốn mà không cần di chuyển. Đây hẳn là một bài toán khó để tìm cách dung hoà.

1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Luật Thương mại 2005 (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14 tháng 6 năm 2005. 2. Luật Giao dịch điện tử 2005 (Luật số 51/2005/QH11) ngày 29 tháng 11 năm 2005.

3. Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 5 năm 2013 về thương mại điện tử.

4. Nghị định 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết về Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.

B. Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt

1. Nguyễn Quốc Duy (2019), Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 – VINACONEX 1 giai đoạn 2019-2024, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Chương trình định hướng ứng dụng Trường Đại học Kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển kinh tế học, NXB Đại Học Kinh tế Quốc dân

3. PGS.TS Nguyễn Như Ý chủ biên (1999), “Đại từ điển tiếng Việt”, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin

4. Quyết định 645/QĐ-TTg Kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025

Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh

1. Kenneth C.Laudon, Carol Guerico Traver (2014), E-commerce-Business, Technology, Society

2. Resolution adopted by the general assembly on 30 January 1997 about Model Law on Electronic Commerce adopted by the United Nations Commission on International Trade Law.

Tài liệu từ Internet (Tiếng Việt)

1. 94now, “Các trang thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam 2020”, https://94now.com/blog/trang-thuong-mai-dien-tu-hang-dau.html, truy cập 18/06/2021.

2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Lazada Việt Nam, https://vi.wikipedia.org/wiki/Lazada_Vi%E1%BB%87t_Nam, truy cập 12/6/2021. BGG, “Tiki 11.11: Tổng Hợp Những Nội Dung Ưu Đãi Hot Nhất”, https://bloggiamgia.vn/tiki-11-11-2020/, truy cập 13/6/2021.

2

3. Boxme, “Ngày Hội Mua Sắm Singles’ Day (11/11/2018) Và Những Kỷ Lục Ấn Tượng”, https://blog.boxme.asia/vi/ngay-hoi-mua-sam-ngay-doc-than-11-11-2018/, truy cập 17/6/2021.

4. DAM Glogbal, “Báo cáo trải nghiệm khách hàng trên Thương mại điện tử Việt Nam 2020”, https://damglobal.org/bao-cao-trai-nghiem-khach-hang-tren-thuong- mai-dien-tu-viet-nam-2020/, truy cập 23/06/2021.

5. Đặng Đăng Trường, “Báo cáo tổng kết thương mại điện tử Việt Nam năm 2018”, https://iprice.vn/xu-huong/insights/bao-cao-tong-ket-thuong-mai-dien-tu- viet-nam-nam-2018/, truy cập 17/6/2021.

6. Đặng Đăng Trường, “Lượng truy cập các ứng dụng mua sắm tăng 43% trong Quý II/2020”, https://iprice.vn/xu-huong/insights/luong-truy-cap-cac-ung-dung- mua-sam-tang-43-trong-quy-ii2020/, truy cập 20/06/2021

7. Đặng Đăng Trường, “Tổng kết Thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 hướng đến 2020”, https://iprice.vn/xu-huong/insights/iprice-group-tong-ket-thuong-mai- dien-tu-viet-nam-nam-2019-huong-den-2020/, truy cập 19/6/2021.

8. Dantri, “Lazada 11.11 Sale Single Day 2019 có điểm gì mới so với năm ngoái”, https://dantri.com.vn/suc-manh-so/lazada-1111-sale-single-day-2019-co-diem-gi- moi-so-voi-nam-ngoai-20191109213444494.htm, truy cập 16/6/2021

9. Dantri, “Shopee ghi nhận 70 triệu sản phẩm được bán ra trong sự kiện mua sắm 11/11 "siêu sale", https://dantri.com.vn/kinh-doanh/shopee-ghi-nhan-70-trieu-san- pham-duoc-ban-ra-trong-su-kien-mua-sam-1111-sieu-sale-

20191113095106638.htm, truy cập 16/6/2021.

10. ECOMCX, " Các chỉ số KPI cho thương mại điện tử”, https://ecomcx.com/cac- chi-so-kpi-cho-thuong-mai-dien-tu/, truy câp 16/06/2021.

11. Ed, “Bối cảnh thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2017”, https://iprice.vn/xu-huong/insights/boi-canh-thi-truong-thuong-mai-dien-tu-viet- nam-2017%C2%A0/, truy cập 17/6/2021.

Hải Yến, “Tại sao Shopee trở thành “hiện tượng” thống lĩnh sàn thương mại điện tử Việt Nam?”, https://doanhnhanvn.vn/shopee-tro-thanh-hien-tuong-thong-linh-san- tmdt-viet-24217.html, truy cập 11/6/2021.

12. Lê Anh, “Khởi nghiệp thương mại điện tử - xu thế của giới trẻ?”, http://baochinhphu.vn/khoa-giao/khoi-nghiep-thuong-mai-dien-tu-xu-the-cua-gioi- tre/352555.vgp, truy cập 03/6/2021.

13. Lê Hoàng, “Thương mại điện tử hấp dẫn người tiêu dùng nhờ... khuyến mãi”, https://www.thesaigontimes.vn/297221/thuong-mai-dien-tu-hap-dan-nguoi-tieu- dung-nho-khuyen-mai-.html, truy cập ngày 14/06/2021.

3

14. Lê Phương (Tổng Hợp), “Giải mã hiện tượng Shopee”, https://bnews.vn/giai- ma-hien-tuong-shopee/178818.html, truy cập 15/06/2021.

15. Luật sư Nguyễn Thanh Hà, “Bình luận một số điều trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, https://lsvn.vn/binh-luan-mot-so-dieu-trong-du-thao- nghi-dinh-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-nghi-dinh-so-522013nd-cp-ngay-16- thang-5-nam-2013-cua-chinh-phu-ve-thuong-mai-dien-tu1611077709.html, truy cập 22/6/2021.

16. Lương Hạnh, “Các hình thức khuyến mãi trong Marketing – Dùng sao mới hiệu quả?”, https://marketingai.admicro.vn/cac-hinh-thuc-khuyen-mai-trong-marketing/, truy cập 12/06/2021.

17. MGGLAZADA, “Lazada 11.11 – Sale To Nhất Năm, Duy Nhất 11.11.2020”, https://magiamgialazada.vn/lazada-11-11-2020/, truy cập 13/6/2021

18. MGGSHOPEE, “Shopee 11.11: Tiết Lộ Trước Những Bí Mật Sale Khủng Nhất Năm”, https://magiamgiashopee.vn/shopee-11-11/, truy cập 13/6/2021

19. Mộc Trà, “Tiki khuấy động đợt mua sắm cuối năm với 'Mùa sale huyền thoại 11/11”, https://zingnews.vn/tiki-khuay-dong-dot-mua-sam-cuoi-nam-voi-mua-sale- huyen-thoai-1111-post890862.html, truy cập 12/6/2021

20. N.Bình, “Các sàn thương mại điện tử trúng đậm ngày độc thân”, https://tuoitre.vn/cac-san-thuong-mai-dien-tu-trung-dam-ngay-doc-than-

20191113145209814.htm, truy cập 16/6/2021

NCĐT, “CEO Tiki chia sẻ bí quyết giữ khách hàng trên trang thương mại điện tử”, https://genk.vn/tin-ict/ceo-tiki-chia-se-bi-quyet-giu-khach-hang-tren-trang-thuong- mai-dien-tu-20121029113143283.chn, truy cập 22/06/2021.

21. Nguyễn Hương, “Tổng hợp khuyến mãi BIG SALE 11/11/2019 Shopee, Lazada, Tiki, Adayroi”, https://giamgiatructuyen.com/tong-hop-khuyen-mai-big- sale-11-11-2019-shopee-lazada-tiki-adayroi/, truy cập 13/06/2021

22. Nguyễn Nhất Duy, “Báo cáo TMĐT Quý I/2021: Bách hóa trực tuyến tăng trưởng bất chấp đại dịch”, https://iprice.vn/xu-huong/insights/bao-cao-tmdt-quy- i2021-bach-hoa-truc-tuyen-tang-truong-bat-chap-dai-dich/, truy cập 25/6/2021 23. Nguyễn Nhất Duy, “Tổng quan TMĐT Q4 / 2020: Ngành hàng thời trang "hồi sinh” sau tác động của dịch COVID-19”, https://iprice.vn/xu-huong/insights/tong- quan-tmdt-q4-2020-nganh-hang-thoi-trang-hoi-sinh-sau-tac-dong-cua-dich-covid- 19/, truy cập 19/6/2021.

4

24. Nguyễn Phương Anh, “Phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh dịch bệnh”, http://vdi.org.vn/article/479/phat-trien-thuong-mai-ien-tu-trong-boi-canh-dich-benh, truy cập 26/6/2021.

25. Nikkei, “Công ty mẹ của Shopee đối diện với áp lực thu lại lợi nhuận sau nhiều

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp về chính sách khuyến mại cho các trang thương mại điện tử tiêu biểu tại việt nam (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)