Nhận xét về thị trường thương mại điện tử năm 2020

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp về chính sách khuyến mại cho các trang thương mại điện tử tiêu biểu tại việt nam (Trang 58 - 60)

2020 là năm đánh dấu khoảng thời gian đầy biến động do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đại dịch đã dẫn đến sự thay đổi hành vi tiêu dùng online của người dân, tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Quý 2 năm 2020, sau cú hích COVID-19, TMĐT Việt Nam cho thấy rõ các bước phát triển mới, vượt trội so với các nước trong khu vực.

Bách hoá trực tuyến tăng trưởng vững chắc

Khi dịch Covid bùng phát, nhu cầu cho hai ngành hàng bách hóa và chăm sóc sức khoẻ trên kênh trực tuyến tăng đột biến. Cú hích từ COVID-19 đã tạo ra các thói quen mua sắm trực tuyến mới, mang đến động lực tăng trưởng lâu dài cho các ngành hàng trước đây vốn không phải là trọng tâm.

Trước xu thế này, trong quý 2, các sàn TMĐT dường như đã xác định được bách hoá và thực phẩm tươi sống là một hướng cạnh tranh dài hạn, dẫn đến những bước đi cụ thể, quyết đoán hơn. Từ đó, các sàn TMĐT đang tạo ra một động lực phát triển lớn cho ngành bách hoá trực tuyến, đặc biệt là về hậu cần giao vận. Giữa tháng 4, Lazada triển khai cung cấp thực phẩm tươi sống, giao hàng nhanh trong 2 giờ. Đến tháng 5, Tiki cũng giới thiệu Tikingon – dịch vụ bán hàng tươi sống giao nhanh trong 3 giờ. Cuộc đua bách hoá trực tuyến đang nóng hơn bao giờ hết.51

Nổi bật mua sắm trên ứng dụng di động

COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 chính là bước ngoặt, đặc biệt trong tháng 4, các sàn TMĐT giảm các hoạt động khuyến mại, quảng cáo thường thấy nhưng đổi lại đẩy mạnh các hoạt động livestream và game trên ứng dụng di động, đặc bietj là sàn Lazada. Cuối năm 2019, đầu năm 2020 chính là thời điểm các sàn TMĐT có nhiều thử nghiệm ráo riết nhằm phát triển mua sắm trên di động: Tiki có TikiLive, Shopee có Shopee Feed, v.v… Mục tiêu là để tăng tương tác và tăng lượng người sử dụng ứng dụng, tranh thủ quãng thời gian giãn cách xã hội.

Một trong những lý do giúp tăng trưởng trong tiêu dùng online có thể kể đến là tâm lý mua hàng. Khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát tốt tại Việt Nam, tâm lý tiêu dùng tích cực trở lại và vì thế họ chi tiêu nhiều hơn. Thêm vào đó, ưu đãi mạnh từ các sàn TMĐT cùng đối tác trong các chiến dịch cuối năm 2020 như Ngày lễ độc thân (11.11), Black Friday (27/11), Cyber Monday (30/11), Giảm giá 12/12... là dịp để người tiêu dùng tranh thủ sắm sửa những mặt hàng yêu thích nhưng chưa có dịp sở hữu.

51 Đặng Đăng Trường, “Lượng truy cập các ứng dụng mua sắm tăng 43% trong Quý II/2020”, https://iprice.vn/xu-huong/insights/luong-truy-cap-cac-ung-dung-mua-sam-tang-43-trong-quy-ii2020/, truy cập 20/06/2021

48

Tình hình các sàn TMĐT cuối năm 2020

Trải qua đại dịch COVID-19, có thể thấy rằng các doanh nghiệp TMĐT đã nhanh chóng đổi mới để đón đầu xu hướng. Các sàn TMĐT Shopee, Lazada và Tiki đều tập trung tạo ra những giá trị bổ sung hướng đến khách hàng để thu hút và giữ chân họ trên nền tảng ứng dụng.52 Sau đây là bảng xếp hạng lượng truy cập vào các sàn TMĐT quý 4 năm 2020.

Bảng 10: Bảng xếp hạng sàn TMĐT có lượng truy cập cao nhất quý 4 năm 2020

(Nguồn: iPrice, Tổng quan TMĐT Q4/ 2020) Sàn TMĐT Shopee tiếp tục giữ vững vị thế của mình với vị trí đứng nhất 68,590,300 lượng truy cập trung bình tháng trong quý 4, đang vượt xa các đối thủ còn lại. Tiki giữ vững thứ hạng ba của mình. Lazada rơi xuống vị trí thứ tư, đây là thứ hạng thấp nhất từ trước đến nay của Lazada xét về lượng truy cập.

52Nguyễn Nhất Duy, “Tổng quan TMĐT Q4 / 2020: Ngành hàng thời trang "hồi sinh” sau tác động của dịch COVID-19”, https://iprice.vn/xu-huong/insights/tong-quan-tmdt-q4-2020-nganh-hang-thoi-trang-hoi-sinh- sau-tac-dong-cua-dich-covid-19/, truy cập 19/6/2021.

49

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp về chính sách khuyến mại cho các trang thương mại điện tử tiêu biểu tại việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)