Phân loại các hộ nông dân huyện Đại Từ giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 117)

Diễn giải 2018 2019 2020 Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) Số hộ CC(%) Tổng số hộ 27.611 100,00 28.177 100,00 29.866 100,00 - Theo ngành nghề + Hộ NN 16.296 59,02 16.309 57,88 16.871 56,49 + Hộ phi NN 11.315 40,98 11.868 42,12 12.995 43,51 - Theo thu nhập + Khá trở lên 7.615 27,58 7.977 28,31 9.264 31,02 + Trung bình 18.176 65,83 18.687 66,32 19.359 64,82 + Nghèo 1.820 6,59 1.513 5,37 1.242 4,16

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đại Từ, 2020)

Hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề trong huyện những năm qua cũng đã có tăng lên. Năm 2018 loại hộ này chiếm 4,53% tổng số hộ toàn huyện, đến năm 2020 tỷ lệ này là 9,16%. Trên thực tế cho thấy, các hộ này có sản xuất ngành nghề phụ nhưng vẫn coi trọng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế tác giả nhận thấy đây là những hộ tiên tến, họ có ý thức rõ ràng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế gia đình. Họ khơng chỉ phát triển sản xuất nơng nghiệp mà cịn kết hợp cả ngành nghề hay buôn bán dịch vụ để tăng thu nhập, giải quyết lao động nhàn rỗi trong gia đình. Dù giá trị sản xuất nơng nghiệp vẫn chiếm chủ yếu trong tổng thu nhập của họ nhưng những hộ này đã có định hướng thị trường, sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần. Hiện nay, nhóm

hộ này của huyện đang có sự chuyển dịch theo hướng tập trung, nghĩa là một phần các nông hộ này đã bán hay chuyển nhượng ruộng đất của mình để tập trung vào ngành nghề hay dịch vụ, bn bán khác có hiệu quả hơn. Đây là xu hướng phát triển kinh tế rất mới mẻ đang diễn ra trong nông thôn nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Ở Đại Từ, hàng năm một phần không nhỏ những hộ này đã chuyển hẳn sang kinh doanh chuyên ngành nghề - buôn bán dịch vụ. Điều này đã làm thay đổi cơ cấu nông hộ của huyện qua 3 năm theo hướng giảm dần số hộ thuần nông, tăng dần các hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm kinh doanh ngành nghề phụ và số hộ chuyên kinh doanh ngành nghề.

Bên cạnh đó tác giả phân loại nông hộ của huyện theo điều kiện kinh tế, theo hướng dẫn của Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên. Qua các tài liệu thu thập được, thu nhập của nơng hộ được tính bằng tổng thu nhập bình quân cho một khẩu/tháng quy thành tiền, căn cứ vào tình hình thực tế của huyện Đại Từ và căn cứ vào số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện phân loại như sau:

- Những hộ có mức thu nhập dưới 700.000đ/ khẩu/ tháng là những hộ nghèo, loại hộ này năm 2020 của huyện Đại Từ chiếm 4,16% tổng số hộ của huyện.

- Những hộ có mức thu nhập bình qn từ 700.000đ đến 1.000.000đ/1 người/1 tháng là các hộ trung bình, loại hộ này trong huyện Đại Từ năm 2020 chiếm phần lớn 64,82% tổng số hộ tồn huyện.

- Những hộ có mức thu nhập bình qn trên 1.000.000đ/ người/ tháng là những hộ khá. Ở huyện Đại Từ loại hộ này năm 2020 chiếm 31,02% tổng số hộ toàn huyện.

Nếu đem so sánh với mức thống kê của các huyện lân cận trong tỉnh thấy rằng tỷ lệ hộ khá trong huyện là tương đối cao. Điều này nói lên phần nào thực tế kinh tế và đời sống người dân trong huyện trong từng bước thay đổi.

3.1.2. Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế hộ

Trong giai đoạn 2018 - 2020 phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (SXKD) huyện Đại Từ luôn được sự quan tâm của Thường trực HND tỉnh Thái Nguyên, Huyện ủy, HĐND, UBND Đại Từ và sự hưởng ứng tích cực của Hội viên nơng dân trong tồn huyện. Phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đạt hiệu quả, ngày càng cao.

Nhằm đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua SXKD, ngay từ đầu năm 2018, Hội Nông dân huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai tới Hội Nông dân các xã trong toàn huyện giai đoạn 2018 - 2020. Các cấp bộ Hội trong huyện đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn tới hội viên, nông dân. Kết quả: Trong 5 năm các cấp bộ Hội Nơng dân trong tồn huyện đã tổ chức tuyên truyền được 647 buổi cho hơn 66.000 lượt hội viên, nông dân. Qua tuyên truyền, phổ biến phong trào, cán bộ, hội viên, nông dân thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, đầu tư phát triển sản xuất đem lại hiệu qủa kinh tế cao.

Phong trào thi đua được tổ chức triển khai phát động sâu rộng từ huyện, xã, chi hội và đến tận hội viên, nông dân. Hàng năm, tổ chức Hội đã phát động và cho đăng ký thi đua phấn đấu đạt danh hiệu nông dân SXKDG của các cấp theo têu chí và tổ chức bình xét những đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh giỏi để tôn vinh, nêu gương vào cuối năm.

Trong năm 2019 các cấp Hội từ huyện đến cơ sở đã xây dựng 31 mơ hình nơng dân tham gia bảo vệ mơi trường nơng thơn; xây dựng được 7 mơ hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả; kết nạp gần 820 hội viên mới… Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, trong giai đoạn 2018-

2020, Hội có 1.631 lượt hộ đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh; 7.691 lượt

hộ đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện và gần 39.400 lượt hộ đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp cơ sở. Năm 2020, Hội Nông dân huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện tốt các phong trào: Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; nông dân xây dựng nông thôn mới… Đồng thời, tếp tục phối hợp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hội viên nông dân, phấn đấu kết nạp 750 hội viên mới, mỗi cơ sở hội thành lập 2 tổ hội nghề nghiệp trở lên.

Trong quá trình tổ chức phát động thi đua Hội Nông dân huyện đã xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, nắm tình hình thực trạng phong trào SXKDG của các năm để đánh giá tác dụng của phong trào đối với việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đồng thời, hàng năm Hội Nông dân các cấp tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào và tôn vinh, công nhận danh hiệu nông dân SXKDG theo từng cấp đã đạt được.

Nhằm giúp hội viên, nông dân tham gia phong trào đạt hiệu quả, Hội Nông dân các cấp trong huyện đã đề ra các biện pháp hỗ trợ phong trào. Thường xuyên phối hợp với các Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT và các tổ chức tín dụng để tín chấp, tạo điều kiện cho các hộ hội viên, nông dân vay vốn theo các chương trình, dự án phát triển sản xuất. Giai đoạn 2018 - 2020 tồn huyện có tổng số dư nợ của ngân hàng trên 158 tỷ đồng cho 5.120 hội viên nông dân vay vốn.

Hội Nông dân huyện đã đồng hành phối hợp với các Công ty, Doanh nghiệp, các nhà khoa học, các ngành trong khối nơng nghiệp đưa các mơ hình sản xuất nơng nghiệp hàng hóa chuyên canh, liên kết, liên doanh thực hiện cung ứng đồng bộ từ giống, phân bón, thuốc BVTV, KHKT đến khâu tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, theo hướng bền vững. Hiện nay, huyện Đại Từ có trên

53 HTX, trong đó có 45 HTX sản xuất nơng nghiệp an tồn theo tiêu chuẩn VietGap, 38 làng nghề hoạt động hiệu quả được cơng nhận. Trong đó phần

lớn là các tổ hợp tác, HTX sản xuất chè, rau, cây ăn quả như mơ hình sản xuất rau

an toàn tại Hợp tác xã Rau an tồn thị trấn Hùng Sơn; mơ hình sản xuất, chế biến chè của Công ty Cổ phần chè Hà Thái, HTX Chè La Bằng…

Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện đẩy mạnh thực hiện hai đề án 1956 và Kết luận 61 của Trung ương Hội Nông dân Việt nam, chỉ đạo Hội cơ sở tiến hành ký kết với Trung tâm dạy nghề & hỗ trợ nông dân tỉnh hàng năm cung ứng phân bón NPK trả chậm cho hội viên, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tổ chức dạy nghề cho hội viên. Kết quả qua 5 năm huyện Hội đã cung ứng hơn 600 tấn phân NPK trả chậm cho hội viên nông dân. Phối hợp với các trung tâm dạy nghề tổ chức được 50 lớp cho 1.500 lượt hội viên nông dân với các nội dung về khoa học kỹ thuật như: trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn

nuôi.

Các giải pháp hỗ trợ phong trào SXKDG của các cấp Hội Nông dân huyện Đại Từ 5 năm qua đã làm thay đổi rõ rệt nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về phát triển kinh tế nơng nghiệp và làm giàu chính đáng, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tính đến cuối năm 2020, số hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm xuống còn dưới 3% theo tiêu chí mới.

Cơng tác bình xét hộ sản xuất kinh doanh giỏi được các cấp Hội tến hành đúng quy trình cơng khai, minh bạch. Kết quả: Năm 2018, tồn huyện có 8.559 hộ đạt danh hiệu hộ nơng dân SXKDG,đến năm 2020 số hộ gia đình đạt danh hiệu hộ nơng dân SXKDG trong huyện đã lên tới 9.056 hộ,trong đó: Cấp cơ sở:

7.236 hộ, chiếm 80%. Cấp huyện: 1.548 hộ, chiếm 17,0%. Cấp Tỉnh: 194 hộ, chiếm 2,0% Cấp Trung ương: 78 hộ, chiếm 0,9%. Số hộ nông dân SXKD giỏi được phân theo ngành nghề: Trồng trọt: 2.301 hộ. Chăn nuôi gia súc, gia cầm:

1.278 hộ. Thủy sản: 756 hộ. Thương mại, dịch vụ: 943 hộ. Sản xuất kinh doanh tổng hợp: 3.814 hộ.

200 triệu đồng/năm: có 4.139 hộ, Hộ đạt từ 200 đến 300 triệu đồng/năm: có

1480 hộ. Hộ đạt từ 300 đến 500 triệu đồng/năm: có 159 hộ, hộ đạt từ 500 đến

1 tỷ đồng/năm: có 64 hộ, hộ đạt từ tỷ đồng trở lên/năm: có 18 hộ.(Báo cáo công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tác Hội nông dân huyện Đại Từ các năm 2018, 2019, 2020)

3.1.3. Tình hình sản xuất nơng nghiệp của huyện giai đoạn 2018 - 2020

Giai đoạn 2018 - 2020 huyện Đại Từ luôn thực hiện nghiêm túc và chỉ đạo thành cơng chương trình cải tạo giống lúa của Tỉnh ủy Thái Nguyên, sản xuất liên tục được mùa, an ninh lương thực và an ninh nơng thơn được ổn định. Tồn huyện đã hồn thành cơng tác dồn điền đổi thửa đất canh tác ở 64/64 thôn đủ điều kiện. Sau dồn điền đổi thửa hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng đã được cải tạo, nâng cấp tiện lợi, phục vụ tốt cho sản xuất hàng hố; số thửa ruộng bình qn sau dồn điền đổi thửa còn 3 - 4 thửa/hộ, tạo điều kiện cho 100% diện tch làm đất được cơ giới hóa, trên 30% diện tích đã áp dụng phương pháp gặt đập liên hồn. Bên cạnh đó thực hiện đưa khu chăn nuôi tập trung ra xa khu dân cư theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, bước đầu đã xây dựng được

3 mơ hình chăn ni với khoảng trên 2000 đầu lợn/trang trại tập trung khép kín từ đầu vào: khâu giống, thức ăn… đến đầu ra của sản phẩm tạo thành chuỗi giá trị, vừa đảm bảo an tồn mơi trường sinh thái.

Tổng GTSX ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 là 2.245 tỷ đồng đến năm 2019 là 2.406 tỷ đồng tăng 7,1% so với 2018. Năm 2020 chỉ tiêu này là 2.665 tỷ đồng so với 2019 tăng 10,7%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt

8,95%/năm. Như vậy GTSX ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 3 năm liên tục tăng lên và tỷ trong vẫn nghiêng nhiều về lĩnh vực trồng trọt.

Trong năm 2020, sản xuất nơng lâm nghiệp gặp khó khăn về thời tiết, dịch cúm gia cầm, sự biết động về giá cả, nhưng hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi cơ cấu theo hướng tích cực, phát triển kinh tế hàng hóa gắn với thị thường, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, đa dạng hóa cây trồng, phát triển mạnh chăn

nuôi gia súc, gia cầm. Tổng diện tch gieo cấy lúa cả năm 11.179 ha đạt 100,7% so với kế hoạch; năng suất bình quân 64,5 tạ/ha; sản lượng lúa 55.799 tấn bằng 103% kế

hoạch, sản lượng ngô 2.921 tấn bằng 102,9% kế hoạch. Tổng sản lượng cây có hạt đạt 121% kế hoạch.

Về lâm nghiệp: Do tch cực chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị, cung cấp dầy đủ cây giống nên trồng rừng năm 2020 hoàn thành sớm về mặt thời gian và đạt kết quả tốt. Diện tích trồng rừng đạt 109,6 ha bằng 169,7% kế hoạch, tăng 26% so với năm 2019.

Về chăn nuôi: Công tác tuyên truyền triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được tăng cường. Tình hình chăn ni trên địa bàn tếp tục được duy trì và phát triển ổn định. Tổng đàn trâu tăng

64,2%, đàn bò tăng 3,1%, đàn lợn tăng 0,8%, đàn gia cầm tăng 2,8% so với năm 2019.

Bảng 3.2. Diện tích, năng suất một số loại cây trồng chính của huyện giai đoạn 2018 – 2020 Diễn giải ĐVT 2018 2019 2020 * Tổng diện tích gieo trồng Ha 13.734,50 14.362,00 14.495,00 Trong đó : - Lúa Ha 10.315,00 10.987,00 11.179,00 - Ngô Ha 518,00 313,00 291,00 - Khoai tây Ha 550,00 828,00 1.100,00 - Rau đậu Ha 1.067,90 883,10 895,00 - Cây khác Ha 1.283,60 1.350,90 1.030,00

* Năng suất cây trồng

- Lúa xuân Tạ/ha 59,49 64,00 65,50

- Lúa mùa Tạ/ha 56,77 59,00 63,05

- Ngô Tạ/ha 24,40 24,35 24,40

- Khoai tây Tạ/ha 155,50 164,70 172,70

64

Giai đoạn 2018 – 2020 diện tch gieo trồng cây hàng năm của huyện có xu hướng tăng, cụ thể năm 2018 diện tích gieo trồng là 13.734,50 ha; năm 2019 tăng lên 14.362,00ha và năm 2020 tăng lên 14.495,00ha. Trong đó: chủ yếu là diện tích cây lương thực có hạt (gồm diện tch trồng lúa và ngơ) chiếm tới 80% diện tích gieo trồng; diện tích trồng cây cơng nghiệp hàng năm khác như khoai lang, đậu tương, rau, sắn, lạc,… chiếm khoảng 20% diện tích gieo trồng.

3.2. Thực trạng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Mức độ tiếp cận vốn vay Ngân hàng nơng nghiệp

3.2.1.1. Các hình thức tín dụng

Ở khu vực nơng thơn, NHCSXH và NHNo&PTNT là hai ngân hàng chính song hành thực hiện các khoản cho vay dân cư. Các ngân hàng được phân tch thơng qua các chính sách cho vay và kết quả cho vay để thấy được tnh chất hoạt động đặc trưng của từng ngân hàng, từ đó, thể hiện đóng góp của các ngân hàng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn làm tền đề cho sự tham gia cung cấp tín dụng của các NHTM.

Nhìn chung, hệ thống tín dụng chính thức tại huyện Đại Từ cịn ít về số lượng, cơ sở hạ tầng vật chất còn khiêm tốn trong khi đời sống kinh tế của huyện dựa vào sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu, do đó nhu cầu về nguồn vốn cho sản xuất của người dân là rất cao, chỉ với hai ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn và ngân hàng chính sách xã hội thì chỉ có đáp ứng một phần nhỏ nguồn vốn để người dân vay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và têu dùng.

Bên cạnh tn dụng chính thức, người nơng dân huyện Đại Từ cịn có thể tếp cận nguồn vốn tn dụng phi chính thức. Tín dụng phi chính thức gồm có người cho vay chuyên nghiệp; vay mượn tư người thân, bạn bè; mua chịu vật tư nông nghiệp.

65

Người cho vay chuyên nghiệp thường là người khá giả ở nơng thơn, có

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 117)