Mức độ tiếp cận vốn vay Ngân hàng nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 107)

3.2.1.1. Các hình thức tín dụng

Ở khu vực nông thôn, NHCSXH và NHNo&PTNT là hai ngân hàng chính song hành thực hiện các khoản cho vay dân cư. Các ngân hàng được phân tch thông qua các chính sách cho vay và kết quả cho vay để thấy được tnh chất hoạt động đặc trưng của từng ngân hàng, từ đó, thể hiện đóng góp của các ngân hàng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn làm tền đề cho sự tham gia cung cấp tín dụng của các NHTM.

Nhìn chung, hệ thống tín dụng chính thức tại huyện Đại Từ còn ít về số lượng, cơ sở hạ tầng vật chất còn khiêm tốn trong khi đời sống kinh tế của huyện dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, do đó nhu cầu về nguồn vốn cho sản xuất của người dân là rất cao, chỉ với hai ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng chính sách xã hội thì chỉ có đáp ứng một phần nhỏ nguồn vốn để người dân vay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và têu dùng.

Bên cạnh tn dụng chính thức, người nông dân huyện Đại Từ còn có thể tếp cận nguồn vốn tn dụng phi chính thức. Tín dụng phi chính thức gồm có người cho vay chuyên nghiệp; vay mượn tư người thân, bạn bè; mua chịu vật tư nông nghiệp.

65

Người cho vay chuyên nghiệp thường là người khá giả ở nông thôn, có nhiều tiền hoặc tài sản dư trong nhà có thể cho vay bằng tền mặt hoặc bằng hiện vật (phân bón, giống, thức ăn chăn nuôi, lúa gạo,…) theo kỳ hạn ngắn (tuần, tháng). Những người cho vay này thường ấn định mức lãi suất rất cao, đặc biệt trong trường hợp họ nắm được nhu cầu khẩn thiết của người đi vay (ốm đau, ma chay hoặc bệnh tật,…), những nhu cầu không thể không vay để trang trải.

Vay, mượn từ người thân, bạn bè: Tín dụng loại này thường không cần trả lãi suất và kỳ hạn cũng linh hoạt, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người vay và người cho vay. Những khoản vay này dựa trên mối quan hệ thân thiết của những người sống trong cùng một gia đình, có quan hệ huyết thống hoặc bạn bè quen biết. Tuy nhiên, việc cho vay giữa bạn bè và người thân thường là bị giới hạn bởi số tiền vay.

Hụi hay họ là một hình thức huy động vốn tự phát. Kể từ năm 2006, hụi được pháp luật quy định hướng dẫn. Mỗi hụi có từ 10 đến 30 thành viên hoặc hơn nữa thường là trong cùng một dòng họ với nhiều thế hệ khác nhau hoặc các nhóm có cùng một nghề nghiệp hoặc cùng lợi ích. Các hội viên đóng góp tền tết kiệm để gây quỹ cho vay lần lượt từng thành viên của hội. Việc thực hiện theo vòng quay lần lượt. Đặc điểm của loại hình cho vay này là không thế chấp tài sản, không thủ tục, ai cũng có thể tham gia, nhưng lãi suất cao vì tổng số tiền nhận được thấp hơn tổng số tền phải trả sau cùng. Khi một cá nhân tham gia mất khả năng chi trả thì hụi dễ vỡ, các thành viên còn lại khó có khả năng nhận lại được tiền.

Mua chịu vật tư nông nghiệp: Mua chịu vật tư nông nghiệp là hình thức mượn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức mượn vốn bằng hiện vật, trả lãi khá cao, tiền lãi được tính vào giá thành vật tư khi mua chịu. Tuy người nông dân mua vật tư nợ phải chịu lãi suất cao nhưng họ vẫn chấp nhận vì không có vốn để sản xuất.Ngoài ra còn có tín dụng bán chính thức như

66

các tổ của hội nông dân, hộ phụ nữ. Các hội viên cùng góp vốn, cho vay vốn xoay vòng giữa các thành viên trong hội với lãi suất thấp. Tuy nhiên, lượng vốn cho vay của hội không nhiều chỉ từ 2 đến 10 triệu đồng, nên chủ yếu chỉ dùng cho sản xuất nhỏ.

3.2.1.2. Các chính sách cho vay của Ngân hàng nông nghiệp

* Các đối tượng cho vay thuộc khu vực nông thôn

Nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT VN là cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn kết hợp các đối tượng chính sách theo chỉ thị của Chính phủ, bên cạnh đó là hoạt động cho vay thương mại tương tự như các NHTM khác. Ngân hàng đã và đang thực hiện 9 chương trình tín dụng chính sách như sau:

- Cho vay theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/ tổ liên kết;

- Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo quyết định số 63, 65, 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ;

- Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo nghị quyết 30a/2008/NQ- CP của Chính phủ và Thông tư 06/2009/ TT-NHNN ;

- Cho vay xây dựng Nông thôn mới; - Cho vay gia súc, gia cầm;

- Cho vay tái canh cà phê (chăn nuôi, thịt lợn, gia cầm), cá tra và tôm; - Cho vay theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản; - Tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”

* Các quy định cho vay đối với một số đối tượng

Đối với cấp tín dụng phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó, các đối tượng chính sách trong quy chế này có các đối tượng sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc trên địa bàn nông thôn. Hạn mức cho vay không có tài

67

sản đảm bảo: Hạn mức cho vay tối đa 100-500 triệu đồng đối với các cá nhân, hộ gia đình nông thôn có những đặc điểm nhất định được trình bày trong quy chế. Lãi suất cho vay được thỏa thuận phù hợp với quy định của NHNN và NHNo&PTNT VN, hoặc theo mức lãi suất và hỗ trợ theo quy định của Chính phủ với những chương trình tín dụng chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn thuộc chỉ đạo của Chính phủ, hoặc mức lãi suất cho vay của Chính phủ/tổ chức, cá nhân ủy thác với những khoản cho vay của Chính phủ/bên ủy thác. Khi gặp những nguyên nhân khách quan, bất khả kháng khiến khoản nợ chưa được trả thì các đối tượng vẫn có thể được cơ cấu lại nợ và được cho vay khoản vay mới có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Nếu các hộ sản xuất kinh doanh bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng do thên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng được Chính phủ xem xét để khoanh nợ không tnh lãi, xóa nợ, xóa lãi. (Quy chế số 515/QĐ-HĐTV- HSX ngày 31/7/2015 của NHNo&PTNT VN)

Đối với cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn, tổ liên kết NHNo&PTNT định nghĩa tổ vay vốn là các tổ do các hộ gia đình, cá nhân trong cùng khu dân cư, đơn vị đang vay hoặc có nhu cầu vay mới tại ngân hàng tự nguyện thành lập; tổ liên kết là các tổ vay vốn do các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp trong cùng 1 xã cùng ký kết hợp đồng với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên minh hợp tác xã, doanh nghiệp trong các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp thông quan việc cung cấp dịch vụ đầu vào cho sx, thu mua, chế biến và têu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổ vay vốn/tổ liên kết có tối thiểu 10 thành viên, là người cư trú hợp pháp tại khu dân cư hoặc làm việc tại 1 đơn vị có nhu cầu vay vốn và mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được tham gia 1 tổ vay vốn/tổ liên kết của ngân hàng. Người có nhu cầu vay vốn đủ điều kiện vay vốn theo quy định của ngân hàng có nhu cầu vay vốn thông qua Tổ vay vốn/Tổ liên kết thì được Tổ trưởng bổ sung vào danh sách. Các thành viên chỉ có thể ra khỏi Tổ vay vốn/Tổ liên kết khi đã trả hết nợ và không có nhu cầu vay vốn hoặc

68

được 50% số tổ viên biểu quyết đồng ý cho ra khỏi tổ khi đã trả hết nợ. (Quyết định 5199/QĐ-NHNo-HSX ngày 30/12/2016 của NHNN&PTNT VN)

Đối với cho vay ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ các huyện nghèo:

Các đối tượng thuộc 61 huyện nghèo được quy định theo Nghị quyết số

30a/2008/NĐ-CP , bao gồm các hộ nghèo, các hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh được ưu đãi với mức lãi suất cho vay thấp nhất đang áp dụng cho các khoản vay vốn trong cùng kì của ngân hàng. Ngoài ra, các đối tượng vay vốn với mục đích vay vốn như sau còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay bao gồm: các hộ nghèo vay vốn để trồng rừng sản xuất; các hộ nghèo, các hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn 61 huyện nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và sản xuất nông sản. (Quyết định số 480/QĐ- HĐQT-TDHo ngày 23/4/2009 của NHNo&PTNT VN).

Đối với cho vay theo hạn mức tn dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ: Ngân hàng sẽ dựa trên điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có như diện tích địa điểm thực hiện sản xuất kinh doanh,máy móc, công lao động,… được tính bằng tiền; nhu cầu chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh, chi phí phục vụ đời sống trong năm; thu nhập từ sản xuất, kinh doanh chính và thu nhập khác trong năm và mức độ tín nhiệm của hộ với ngân hàng để xác định hạn mức tn dụng phù hợp. Theo đó, hạn mức cho vay tối đa dành cho các hộ là 300 triệu đồng được duy trì trong thời hạn tối đa 3 năm, tuy nhiên thời hạn cho vay trên từng giấy nhận nợ có thể được vượt quá con số này. Các hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần trong phạm vi và thời hạn của HMTD đã ký kết nhưng số dư nợ tại mọi thời điểm không được vượt quá hạn mức đó. (Quyết định 1225/QĐ- NHNo-TD ngày 18/6/2019 của NHNo&PTNT VN) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

69

3.2.1.3. Kết quả cho vay hộ nông dân tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đại Từ

70

* Số lượng hộ nông dân vay vốn

Trong khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank vẫn luôn ghi dấu là ngân hàng thương mại lớn, đi đầu trong công cuộc phát triển tam nông. Nhiều năm qua NHNo&PTNT huyện Đại Từ đã thực hiện hiệu quả giải pháp cho vay qua tổ nhóm, giúp tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của người dân, từ đó kịp thời cung ứng vốn giúp họ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Bảng 3.3: Tình hình hộ nông dân vay vốn của NHNo&PTNT huyện Đại Từ giai đoạn 2018-2020

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh (%) 2019/ 2020/ BQ 2018- 2020 Số hộ được vay vốn 2.256 2.543 2.781 112,72 109,36 111,04 Dư nợ HND 374.656 497.220 617.881 132,71 124,27 128,49 Dư nợ trung bình 1 166 196 222 117,74 113,63 115,68 HND Tỷ trọng những hộ 55,48 67,73 71,25

được vay trên tổng số hộ có đơn vay (%)

71

2018 2019

(Nguồn: NHNo&PTNT huyện Đại Từ)

Qua bảng tổng hợp cho thấy số hộ được vay vốn của NHNo&PTNT huyện Đại Từ tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2019 số HND vay vốn là 2.543 hộ tăng 12,72% so với năm 2018; năm 2020 số HND tăng lên 2.781 hộ tương ứng tăng 9,36% so với năm 2019. Tốc độ tăng trung bình là 11,04%/năm.

Mặc dù số hộ được vay vốn qua các năm ở NHNo&PTNT huyện Đại Từ có sự tăng lên nhưng tỷ lệ tăng giảm, số hộ được vay vẫn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng số hộ trên địa bàn huyện, nguyên nhân do cơ chế, thủ tục vay còn

phức tạp.

Bên cạnh đó, nhiều hộ có hồ sơ vay nhưng không được duyệt bởi nhiều lý do, trong đó nhiều nhất là các hồ sơ vay của nông dân, qua thẩm định không đáp ứng những quy định trong việc cho vay tín dụng, trong đó có lý do về tính minh bạch thông tin. Vì thông tin chưa minh bạch, rõ ràng cho nên các ngân hàng không thể cho vay, bởi đã có trường hợp người vay vốn nhưng không sử dụng hiệu quả đồng vốn, hoặc sử dụng sai mục đích. Ðây chính là nguyên nhân

100 250 200 166 196 222 150 Dư nợ trung bình Dư nợ TB 1 HND 50 0 2018 2019 2020 Năm

Biểu đồ 3.1. Dư nợ trung bình trên 1 hộ nông dân

(ĐVT: Triệu đồng/hộ)

Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Đại Từ cơ bản đáp ứng tốt được nhu cầu về vốn của người nông dân để tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của các hộ. Tuy nhiên NHNo&PTNT huyện Đại Từ mới đang chỉ tiếp cận và đáp ứng được nhu cầu vốn của các hộ xung quanh địa bàn đặt chi nhánh phòng giao dịch, việc mở

rộng quy mô cho vay của NHNo&PTNT huyện Đại Từ còn đang bị giới hạn về mặt địa lý do sự phân tán của các hộ, địa hình đi lại khó khăn và cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn.

Dư nợ trung bình trên 1 hộ giai đoạn 2018 – 2020 có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2018 trung bình 1 HND được vay 166 triệu đồng; năm 2019 tăng lên 196 triệu đồng tương ứng tăng 17,74% so với năm 2018; năm 2020 tăng lên

222 triệu đồng tương ứng tăng 13,63% so với năm 2019. Tốc độ tăng trưởng trung bình là 15,68%/năm.

Agribank là ngân hàng chủ lực đầu tư cho nông nghiệp nông dân, nông thôn, việc phát triển mở rộng hình thức cho vay qua tổ vay vốn là một định hướng đúng đắn và sáng suốt của Agribank. Tổ vay vốn rất phù hợp ở địa bàn nông thôn, nơi các tổ chức hội, đoàn thể hoạt động mạnh mẽ, có uy tn cao, giúp các chi nhánh tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể các cấp, hỗ trợ tạo tền đề cho các chi nhánh trong quá trình phối hợp tuyên truyền triển khai các hoạt động cho vay, quảng bá thương hiệu Agribank…

* Dư nợ hộ nông dân

Trong những năm qua, huyện Đại Từ trở thành địa phương trọng điểm về phát triển thương mại dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên. Việc phát triển mạnh các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, dân cư… là điều kiện để nông nghiệp tch tụ ruộng đất, chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, do đó người dân có nhu cầu rất lớn về vốn để sản xuất. NHNo&PTNT huyện Đại Từ, là một trong những chi nhánh xuất sắc trên địa bàn tỉnh, cung ứng đủ vốn cho người dân trong bối cảnh hiện nay. Kết quả đạt được như sau:

Bảng 3.4: Dư nợ hộ nông dân của NHNo&PTNT huyện Đại Từ giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ têu 2018 2019 2020 So sánh (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 BQ 2018- 2020 Tổng dư nợ 605.138 786.243 973.655 129,93 123,84 126,88 Dư nợ HND 374.656 497.220 617.881 132,71 124,27 128,49 - Dư nợ ngắn hạn 101.644 131.465 170.906 129,34 130,00 129,67 - Dư nợ trung và dài hạn 273.012 365.755 446.975 133,97 122,21 128,09 Tỷ lệ dư nợ HND (%) 61,91 63,24 63,46

(Nguồn: NHNo&PTNT huyện Đại Từ)

Qua số liệu tổng hợp cho thấy dư nợ hộ nông dân tăng đều qua 3 năm, năm 2018 dư nợ HND đạt 374.656 triệu đồng chiếm 61,91% tổng dư nợ của Chi nhánh; năm 2019 tăng lên 497.220 triệu đồng tương ứng tăng 32,71% so với năm 2018, chiếm 63,24% trong tổng dư nợ; năm 2020 tăng lên 617.881 triệu đồng tương ứng tăng 24,27% so với năm 2019, chiếm 63,46% tổng dư nợ.

Từ năm 2018 Agribank hiện dành tới 7 chương trình tín dụng ưu đãi và 02 chương trình quốc gia về phát triển nông thôn mới và giảm nghèo bền vững… cùng người nông dân vượt qua khó khăn phát triển sản xuất. NHNo&PTNT huyện Đại Từ còn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phối hợp với Hội nông dân, Hội Phụ nữ trong việc chú trọng tổ chức công tác tập huấn cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 107)