Hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 165 - 169)

Ngân hàng cần cải tiến thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với trình độ người dân, tránh tình trạng hộ nông dân phải đi lại nhiều lần và chờ đợi quá lâu. Bên cạnh đó việc tăng quy mô vốn vay trung và dài hạn đối với các hộ hoạt động hiệu quả là cần thiết. Ngoài ra, cơ chế cho vay bằng hiện vật như giống, phân bón thức ăn gia súc... cho nông dân nghèo cần được khuyến khích để bảo đảm vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Các tổ chức tín dụng cũng cần có một cơ chế lãi suất hợp lý, mềm dẻo cho phù hợp với từng đối tượng vay.

Ngân hàng chủ động phối hợp với khách hàng để tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay và trả nợ vay, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu, tếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ. Thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của nông hộ để đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn. Vừa tăng hiệu quả cho ngân hàng, vừa góp phần phát triển kinh tế của hộ và đảm bảo có nguồn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Thực hiện việc nhắc nợ (gốc, lãi) định kỳ đối với nông hộ thông qua tin nhắn SMS tự động hoặc điện thoại nhắc nhở. Lưu ý tập trung đôn đốc trả nợ

đối với các khách hàng có lịch sử trả nợ thường xuyên trễ hạn từ 1-5 ngày nhằm tránh phát sinh nợ quá hạn.

Phát triển thêm các sản phẩm tn dụng như: Cho vay làng nghề truyền thống, các sản phẩm công nghiệp – dịch vụ, cho vay xuất khẩu lao động, dịch vụ tại địa bàn nông thôn. Chủ động xác định nhu cầu theo từng nhóm khách hàng ở khu vực Nông nghiệp nông thôn từ đó đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng nhóm.

Theo kết quả nghiên cứu thì tài sản thế chấp, thu nhập bình quân là một trong những yếu tố quan trọng trong đó có tương quan thuận ảnh hưởng đến khả năng tếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ. Đối với các hộ nông dân có thể cho vay không cần tài sản thế chấp nhưng mức cho vay sẽ thấp hơn và hộ cho vay phải có cách thức sử dụng tiền vay hiệu quả.

Đối với những nông hộ có thu nhập thấp, đất đai ít thì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng sẽ càng khó khăn nếu nông hộ cần vốn để sản xuất. Vì thế các tổ chức tín dụng cần mở rộng chính sách tín dụng cho nhiều đối tượng hơn nữa, mang nguồn vốn tín dụng đến với những nông hộ có ít điều kiện, diện tích đất đai thế chấp để những nông hộ này có cơ hội tiếp cận dược với các nguồn vốn tín dụng chính thức, phát triển kinh tế nông hộ.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 165 - 169)