Nâng cao hiểu biết của hộ nông dân về hoạt động vay và cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 162 - 164)

hoặc nộp chậm nên ảnh hưởng xấu đến các thành viên trong tổ. Hiện nay việc cho vay qua tổ hoạt động chưa hiệu quả, việc trả nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn, nhiều tổ trưởng thoái thác trách nhiệm, không quản lý tổ gây khó khăn cho Ngân hàng.

Sự phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội tại một số phòng giao dịch còn chưa chặt chẽ trong việc tuyên truyền, phổ biến nội dung các chính sách vay vốn. Tại một số địa phương, các tổ chức hội đoàn thể không thông báo rõ ràng đến đối tượng hưởng lợi, còn một số địa phương nắm bắt thông tin này thì lại thờ ơ với quyền lợi được hưởng ưu đãi của bà con. Kết quả là nguồn vốn ưu đãi không giải ngân được bao nhiêu, làm bỏ lỡ cơ hội thoát nghèo của bà con nông dân.

3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

3.4.1. Nâng cao hiểu biết của hộ nông dân về hoạt động vay và chovay vay

Trình độ dân trí thấp là rào cản hạn chế các hộ nông dân tiếp xúc cũng như cập nhật thông tn. Do vậy vẫn còn một tỷ lệ đáng kể hộ nông dân chưa nắm rõ điều kiện vay, thủ tục cho vay, lãi suất, các khoản phải trả, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn... Để giúp họ, đặc biệt là hộ trung bình và hộ nghèo tiếp cận một cách tốt hơn với nguồn vốn vay, ngoài việc các tổ chức tín dụng tìm mọi biện pháp để cung cấp vốn thì cần có những biện pháp giúp hộ nông dân nắm rõ những thông tin về hoạt động cho vay thông qua các hình thức phổ biến, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người

dân.

Chính quyền địa phương và các tổ chức tn dụng là những đơn vị tiếp xúc trực tiếp với nông hộ nhiều hơn và sống gần bên cạnh nông hộ hơn. Các

tổ chức xã hội có số hội viên đông đảo, có nhiều kinh nghiệm trong công tác vận

động quần chúng có đội ngũ cán bộ nhiệt tình và đông đảo. Đây là kênh thông tin quan trọng giúp cho các tổ chức tín dụng và cán bộ tín dụng dù có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nhưng họ lại không hiểu rõ tình hình kinh tế, đời sống của nông hộ và vai trò của các tổ chức xã hội trong việc phân phối, mở rộng, quản lý khách hàng nhất là nông hộ khó khăn và những nông hộ nghèo. Vì thế việc tăng cường các mối quan hệ với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng bám sát được địa bàn sâu và rộng hơn đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó các tổ chức tín dụng chính thức phải thông tin rộng rãi hơn nữa các chương trình vay của mình trên các phương tện thông tin đại chúng như quảng cáo trên ti vi, thông báo trên đài địa phương, đài phát thanh truyền hình của huyện, tổ dân cư tự quản để các hộ nông dân tại địa phương dễ dàng tếp cận, thay vì đi đến tậ trụ sở xin được vay vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 162 - 164)