Kết quả phân loại nông hộ

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 98)

Giai đoạn 2018 – 2020 trên địa bàn huyện Đại Từ cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng tăng dần số lượng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp. Trong bản thân lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, số hộ sản xuất thuần túy nông nghiệp giảm dần, trong lúc số hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp, thủy sản tăng lên. Xuất hiện ngày càng nhiều các hộ bứt phá khỏi tình trạng tự cung, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, trong đó phương thức trang trại gia đình phát triển mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong bản thân kinh tế hộ trang trại cũng có sự phát triển về chất, xuất hiện nhiều nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và lao động thường xuyên hoặc theo thời vụ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo hướng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, trang trại chăn nuôi tăng rất nhanh, bên cạnh số trang trại sản xuất cây hàng năm và cây lâu năm cũng có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Lượng hàng hóa nông sản của các trang trại đang ngày càng có vị trí trên thương trường. Một số các trang trại lớn đã bắt đầu phát triển thương hiệu, mở rộng các quan hệ làm ăn với các công ty lớn trong chế biến, thu mua và xuất khẩu.

Kết quả phân loại nông hộ toàn huyện theo hai tiêu thức ngành nghề kinh

doanh và điều kiện kinh tế qua 3 năm, số liệu bảng 3.1 cho thấy:

Đa số nông hộ của Đại Từ sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng đang có xu hướng giảm xuống trong cơ cấu. Năm 2018 tỷ lệ hộ nông nghiệp của huyện là 59,02% đến năm 2020 chỉ còn 56,49%. Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp của Đại Từ là ngành sản xuất

chính, chủ yếu và có vị trí quan trọng. Song, thông thường các hộ thuần nông sản xuất độc

canh, tự cung, tự cấp, kém hiệu quả, chưa năng động, chưa mạnh dạn thử sức với thị trường. Tuy nhiên, trong số những hộ thuần nông tác giả thấy cũng có một số hộ khá giàu nhờ sự cần cù, thiết tha với đồng ruộng mà mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, cũng như tch cực đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Nhờ vậy, giá trị sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi đã làm thay đổi đời sống cũng như thu nhập của gia đình họ.

Bảng 3.1: Phân loại các hộ nông dân huyện Đại Từ giai đoạn 2018 - 2020

Diễn giải 2018 2019 2020 Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) Số hộ CC(%) Tổng số hộ 27.611 100,00 28.177 100,00 29.866 100,00 - Theo ngành nghề + Hộ NN 16.296 59,02 16.309 57,88 16.871 56,49 + Hộ phi NN 11.315 40,98 11.868 42,12 12.995 43,51 - Theo thu nhập + Khá trở lên 7.615 27,58 7.977 28,31 9.264 31,02 + Trung bình 18.176 65,83 18.687 66,32 19.359 64,82 + Nghèo 1.820 6,59 1.513 5,37 1.242 4,16

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đại Từ, 2020)

Hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề trong huyện những năm qua cũng đã có tăng lên. Năm 2018 loại hộ này chiếm 4,53% tổng số hộ toàn huyện, đến năm 2020 tỷ lệ này là 9,16%. Trên thực tế cho thấy, các hộ này có sản xuất ngành nghề phụ nhưng vẫn coi trọng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế tác giả nhận thấy đây là những hộ tiên tến, họ có ý thức rõ ràng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế gia đình. Họ không chỉ phát triển sản xuất nông nghiệp mà còn kết hợp cả ngành nghề hay buôn bán dịch vụ để tăng thu nhập, giải quyết lao động nhàn rỗi trong gia đình. Dù giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu trong tổng thu nhập của họ nhưng những hộ này đã có định hướng thị trường, sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần. Hiện nay, nhóm

hộ này của huyện đang có sự chuyển dịch theo hướng tập trung, nghĩa là một phần các nông hộ này đã bán hay chuyển nhượng ruộng đất của mình để tập trung vào ngành nghề hay dịch vụ, buôn bán khác có hiệu quả hơn. Đây là xu hướng phát triển kinh tế rất mới mẻ đang diễn ra trong nông thôn nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Ở Đại Từ, hàng năm một phần không nhỏ những hộ này đã chuyển hẳn sang kinh doanh chuyên ngành nghề - buôn bán dịch vụ. Điều này đã làm thay đổi cơ cấu nông hộ của huyện qua 3 năm theo hướng giảm dần số hộ thuần nông, tăng dần các hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm kinh doanh ngành nghề phụ và số hộ chuyên kinh doanh ngành nghề.

Bên cạnh đó tác giả phân loại nông hộ của huyện theo điều kiện kinh tế, theo hướng dẫn của Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên. Qua các tài liệu thu thập được, thu nhập của nông hộ được tính bằng tổng thu nhập bình quân cho một khẩu/tháng quy thành tiền, căn cứ vào tình hình thực tế của huyện Đại Từ và căn cứ vào số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện phân loại như sau:

- Những hộ có mức thu nhập dưới 700.000đ/ khẩu/ tháng là những hộ nghèo, loại hộ này năm 2020 của huyện Đại Từ chiếm 4,16% tổng số hộ của huyện.

- Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 700.000đ đến 1.000.000đ/1 người/1 tháng là các hộ trung bình, loại hộ này trong huyện Đại Từ năm 2020 chiếm phần lớn 64,82% tổng số hộ toàn huyện.

- Những hộ có mức thu nhập bình quân trên 1.000.000đ/ người/ tháng là những hộ khá. Ở huyện Đại Từ loại hộ này năm 2020 chiếm 31,02% tổng số hộ toàn huyện.

Nếu đem so sánh với mức thống kê của các huyện lân cận trong tỉnh thấy rằng tỷ lệ hộ khá trong huyện là tương đối cao. Điều này nói lên phần nào thực tế kinh tế và đời sống người dân trong huyện trong từng bước thay đổi.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 98)