Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kháchhàng cá nhân

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 26 - 31)

Quy trình QTRRTD trong cho vay KHCN tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình QTRRTD chung. Tuy nhiên với đối tương KHCN sẽ có những điểm cụ thể và riêng biệt trong quy trình do nhóm KHCN là đối tượng có số lượng lớn, có nhu cầu vay các khoản vay nhỏ lẻ với mục đích vay vốn khá đa dạng. Do đó, quy trình QTRRTD trong cho vay đối tượng này sẽ được sử dụng linh hoạt cho từng đối tượng cụ thể. Tuy nhiên quy trình chung vẫn tuân theo các bước của quy trình QTRRTD nói chung, bao gồm:

Bước 1: Xây dựng bối cảnh: Cần nắm rõ mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng; hiểu chiến lược quản trị rủi ro; rà soát môi trường kinh doanh; hiểu được khẩu vị rủi ro của đơn vị. Hơn thế nữa, cần tuân thủ các nguyên tắc QTRRTD cẩn trọng; đánh giá rủi ro và xác lập hạn mức, sản phẩm dịch vụ được phép cung ứng; xác lập lượng vốn tương ứng mức rủi ro (hệ số CAR); xây dựng văn hóa rủi ro và thiết lập chiến lược, chính sách và nguồn lực.

Bước 2: Nhận diện RRTD trong cho vay KHCN: RRTD trong cho vay KHCN có thể đến từ phái khách hàng và cũng có thể đến từ phía ngân hàng, do đó, cần chú ý đến các dấu hiệu nhận biết rủi ro như:

Ve phía ngân hàng: Rủi ro khi làm sai quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng, có sự vượt quyền trong công tác QTRR; Rủi ro đạo đức; Cơ cấu tổ chức, mô hình QTRR không phù hợp...

Về phía khách hàng: Công việc và thu nhập không ổn định; khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng không tốt với các TCTD khác; khách hàng sử dụng vốn sai mục đích; Rủi ro đến từ thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng có vấn đề...

Bước 3: Đo lường RRTD trong cho vay KHCN: Có thể đo lường RRTD thông qua việc đo lường RRTD với từng khoản vay hoặc đo lường rủi ro danh mục. Đo lường RRTD có thể thực hiện dựa trên phương pháp chỉ số, phương pháp thống kê hoặc dựa trên các mô hình đo lường RRTD cụ thể như mô hình Credit Metrics.

Đối với một khoản vay riêng lẻ, có thể đo lường RRTD dựa trên “thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013” về phân loại khoản vay và trích lập DPRR. Có thể dựa vào các chỉ số rủi ro cơ bản như: Tình hình nợ quá hạn; tình hình rủi ro mất vốn và khả năng bù đắp rủi ro.

Đối với danh mục tín dụng, có thể đo lường RRTD dựa trên các chỉ số rủi ro để đánh giá mức độ tập trung tín dụng như: tốc độ tăng trưởng tín dụng; dư nợ tín dụng/Tổng tài sản; Tỷ lệ nợ xấu; Tỷ lệ nợ quá hạn; Khả năng bù đắp rủi ro; Cơ cấu danh mục cho vay; Tỷ trọng cho vay các lĩnh vực nhạy cảm...

S Đo lường RRTD theo phương pháp thống kê:

Đối với khoản vay riêng lẻ: Thông qua chấm điểm KHCN theo các nhóm chỉ tiêu (nhóm chỉ tiêu ảnh hưởng tới tài chính, thu nhập; chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ, nhóm thông tin bổ sung) tổng hợp kết quả xếp hạng tín dụng KHCN, từ đó đo lường tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến của khoản vay hoặc danh mục tín dụng. Theo Basel II thì tổn thất dự kiến được xác định theo công thức:

EL = PD × EAD × LGD

Trong đó: EL: tổn thất dự kiến

PD: xác suất KH không trả được nợ.

EAD: Tổng dư nợ của KH tại thời điểm KH không trả được nợ LGD: tỷ trọng tổn thất ước tính (=1-Tỷ lệ thu hồi vốn)

Tổn thất ngoài dự kiến là những tổn thất mà ngân hàng không thể dự tính trước được khi cho vay, được xác định theo công thức:

UL = √PD × (1 - PD) × EAD × LGD

Đối với danh mục tín dụng, sử dụng lý thuyết danh mục hiện đại để tính toán các chỉ số UL, EL cho một danh mục khoản vay.

S Mô hình đo lường tín dụng Credit Metrics:

Mô hình này được giới thiệu từ năm 1997 bởi JP Morgan và các nhà tài trợ như là một khung đo lường giá trị rủi ro (VAR) cho các khoản vay và các tài sản không được giao dịch trên thị trường. Mô hình này chỉ áp dụng cho đối tượng khách

hàng có xếp hạng tín dụng dựa trên phân tích về xác suất chuyển hạng tín dụng với 3 bước cơ bản:

Bước 1: Xác định ma trận xác suất thay đổi chất lượng tín dụng.

Bước 2: Tính toán giá trị hiện tại của khoản vay và độ biến động trong giá trị của khoản vay dựa trên thay đổi chất lượng tín dụng của khoản vay đó.

Bước 3: Tương quan giữa các khoản vay trong danh mục sẽ được ước lượng từ xác suất thay đổi hạng tín nhiệm đồng thời của các khách hàng.

Mô hình cho phép sử dụng một trong các phương pháp ước lượng mối tương quan chất lượng tín dụng như: sử dụng một tương quan thống nhất bất biến giữa các người cho vay khác nhau; dựa trên tương quan xếp hạng tín nhiệm và vỡ nợ; dựa trên tương quan phần bù rủi ro trái phiếu; dựa trên tương quan giá cổ phiếu.

Bước 4: Quản lý và xử lý rủi ro:

Khi chưa có rủi ro thực tế xảy ra, ngân hàng cần tiến hành cảnh báo sớm rủi ro cũng như trích lập dự phòng RRTD cho từng khoản vay để phòng ngừa RRTD. Dự phòng RRTD bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Mỗi quý một lần, TCTD thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD được quy định cụ thể tại thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và tại thông tư 09/2014/TT-NHNN ban hàng ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung thông tư 02/2013/TT-NHNN.

Khi có rủi ro xảy ra, cần tiến hành xử lý nợ có vấn đề để hạn chế rủi ro với quy trình: Kiểm tra giám sát khoản vay => Lựa chọn kế hoạch hành động => Phân định trách nhiệm xử lý nợ có vấn đề => Theo dõi kết quả xử lý nợ có vấn đề.

Bước 5: Kiểm soát rủi ro, xem xét, đánh giá lại hiệu quả trong QTRR với quan điểm phát hiện sai sót để sửa chữa và hoàn thiện hơn.

Rủi ro tín dụng không thể loại trừ hoàn toàn mà các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát, quản lý để hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Một số nguyên tắc mà các ngân hàng thương mại trên thế giới đã và đang thực hiện để kiểm soát rủi ro:

J ThiiXnhất, quyết định cho vay được thực hiện trên cơ sở xác định và

Nguyên tắc này dựa trên việc kiểm chứng qua thực tế và quá trình quan hệ vay trả theo đúng tiến độ, đúng quy định của hợp đồng tín dụng và các cam kết khác. Tuy nhiên, việc thiết lập những quan hệ tín dụng đầu tiên thì nguyên tắc này vẫn phải được đảm bảo. Song nó còn được nhìn nhận và đánh giá ở những tiêu thức khác như: phẩm chất đạo đức kinh doanh; tính trung thực, nghiêm túc trong các quan hệ kinh tế; tính nghiêm túc trong việc chấp hành các luật lệ của Nhà nước.

S Thứ hai, phải đảm bảo nguyên tắc người vay vốn phải có đủ năng lực pháp lý để sử dụng tiền vay cũng như đủ năng lực tài chính để thực hiện các nghĩa vụ cam kết đối với các khoản vay.

S Thứ ba, phải đảm bảo xây dựng được các phương án dự phòng trả nợ vay ngân hàng của người vay; đảm bảo hiệu quả và chất lượng tín dụng trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh của người vay vốn.

S Thứ tư, nâng cao chất lượng trên cơ sở mở rộng khối lượng tín dụng: Việc đẩy mạnh mở rộng hoạt động tín dụng là cần thiết để mở rộng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên chất lượng tín dụng mới có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển thực chất của các ngân hàng. Chất lượng tín dụng thể hiện ở việc các khoản tín dụng được thực hiện trọn vẹn, người vay thực hiện đúng cam kết vay tiền, ngân hàng thu được gốc và lãi vay đúng hạn. Trong quan hệ tín dụng thì quyền cho vay thực tế là ở ngân hàng, quyền trả nợ thực tế là của người vay. Chính vì vậy, khi ngân hàng đã quyết định cho vay thì việc thu hồi vốn lại phụ thuộc vào ý chí người vay hay đúng hơn phụ thuộc vào chính kết quả sử dụng vốn vay.Vì vậy, việc phân tích, đánh giá năng lực tài chính và khả năng sản xuất kinh doanh của người vay để xem xét hiệu quả tín dụng là đặc biệt quan trọng để quyết định chất lượng tín dụng.

S Thứ năm, chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro: Phân tán rủi ro là một biện pháp có tính chủ động, giảm thiểu rủi ro và phòng tránh những hậu quả lớn có thể xảy ra với mỗi ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, năng lực tài chính hạn chế. Việc phân tán rủi ro có thể thực hiện thông qua việc phân tán dư nợ, thực hiện đồng tài trợ. Việc phân tán dư nợ được biểu hiện duới

hình thức mỗi ngân hàng không nên tập trung vốn quá nhiều cho một người vay. Những ngân hàng lớn có thể hợp tác với nhiều ngân hàng tham gia tài trợ và cùng quản lý vốn cho vay, hạn chế cho vay các lĩnh vực có tỷ lệ rủi ro cao. Nền kinh tế càng phát triển thì đòi hỏi các ngân hàng càng phải thắt chặt quan hệ để hỗ trợ cũng như tăng cường khả năng cùng tồn tại và phát triển. Sự hợp tác, liên kết giữa các ngân hàng cũng chính là sự phân tán rủi ro cho các ngân hàng, tránh tập trung rủi ro lớn vào một ngân hàng. Do vậy, phân tán rủi ro vừa là yêu cầu bức thiết của mỗi NHTM, vừa là xu thế hội nhập và hợp tác trong thị trường tài chính hiện nay.

S Thứ sáu, cho vay phải có đảm bảo tiền vay với tính khả mại cao: Để tránh rủi ro khách hàng không trả được nợ, các ngân hàng quy định điều kiện vay vốn, trong đó điều kiện về đảm bảo tiền vay được xem như quan trọng nhất. Tài sản bảo đảm được coi là nguồn trả nợ cuối cùng của khoản vay. Do đó, đối với tài sản bảo đảm phải có điều kiện đó chính là tài sản phải có tính khả mại cao. Đảm bảo tiền vay có nhiều hình thức: đảm bảo bằng cầm cố, thế chấp tài sản; đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba; đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay và đảm bảo bằng chính sự tín nhiệm lẫn nhau trong quan hệ tín dụng (tín chấp)

S Thứ bảy, phải theo dõi sát sao và xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi và các khoản nợ có vấn đề: Ngân hàng cần phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề trên cơ sở phân tích nguyên nhân, thực trạng; đưa ra các biện pháp xử lý nhằm hạn chế tối đa những khoản nợ này. Trong trường hợp người vay gặp khó khăn tài chính tạm thời tuy nhiên vẫn thiện chí trả nợ và còn khả năng ổn định lại tài chính, ngân hàng sẽ áp dụng những chính sách hỗ trợ như: cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi... Trong trường hợp người vay có hành vi lừa đảo, chây ỳ, không có khả năng trả nợ, ngân hàng áp dụng các chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong tỏa tiền gửi trên tài khoản. Dựa trên rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, ngân hàng cần xây dựng quỹ dự phòng. Quỹ này không có tác dụng giảm rủi ro mà để chống đỡ khi vốn của chủ khi tổn thất xảy ra.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vaykhách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 26 - 31)