Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định và quản lý nợ

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 78 - 79)

khách hàng cá nhân cho Agribank chi nhánh Hải Dương

3.2.1. Đảm bảo việc thực hiện đầy đủ và đúng quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là do ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra, toàn thể nhân viên cần chấp hành và tuân thủ đầy đủ. Đảm bảo việc thực hiện đúng quy trình tín dụng là nhân tố quan trọng để hoàn thành tốt công tác QTRRTD. Thực hiện tốt quy trình tín dụng giúp cán bộ TĐ&QLNCV có thể kiểm soát được tình hình khoản vay và có những biện pháp xử lý kịp thời nếu xảy ra sự cố trong quá trình cho vay. Việc thực hiện quy trình tại chi nhánh khá tốt, tuy nhiên vẫn cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình của cán bộ. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra chéo, tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ định kỳ và bất thường để nâng cao tinh thần chấp hành và tuân thủ quy trình của toàn thể cán bộ nhân viên. Có chế độ thưởng - phạt công bằng trong quá trình tác nghiệp.

3.2.2. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định và quản lý nợcho vay cho vay

Cán bộ TĐ&QLNCV là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, theo dõi và bám sát khoản vay từ lúc khách hàng đề xuất vay vốn đến khi thu hồi vốn. Do đó, để tăng cường hiệu quả công tác quản trị thì trước tiên ngân hàng cần chú trọng nâng cao trình độ, chất lượng cán bộ TĐ&QLNCV để từ đó hạn chế rủi ro xảy ra. Chính vì vậy, hàng năm ngoài việc tổ chức các lớp đào tạo cán bộ mới, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ TĐ&QLNCV; chi nhánh có thể đề cử các cán bộ đi học các lớp tập huấn nghiệp vụ, thuê giảng viên chuyên sâu về lĩnh vực QTRR trực tiếp về chi nhánh giảng dạy. Để hiểu và thực hiện tốt quy trình tín dụng thì mỗi cán bộ cần có những kỹ năng sau:

Thứ nhất, kỹ năng phục vụ khách hàng: đòi hỏi phải có kỹ năng nhất định về marketing để thu hút và phục vụ tốt khách hàng, đặc biệt là đối tượng KHCN. Phải nắm bắt được nghiệp vụ để phục vụ khách hàng được tận tình và chu đáo hơn.

Thứ hai, kỹ năng tìm hiểu thông tin: cán bộ TĐ&QLNCV cần biết cách khai thác những thông tin cần thiết và phải bảo mật thông tin để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng và khách hàng; khắc phục tình trạng mất cân xứng về thông tin.

Thứ ba, kỹ năng đàm phán: Cán bộ TĐ&QLNCV phải có kỹ năng đàm phán với khách hàng về các vấn đề có liên quan đến việc tuân thủ các điều khoản trong chế đô, thể lệ cho vay nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng.

Thứ tư, kỹ năng phân tích, tổng hợp: phân tích các khía cạnh khác nhau, kết hợp các thông tin khác nhau để đưa ra kết luận về điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng, đồng thời nêu được quan điểm của mình về các điểm yếu đó.

Thứ năm, kỹ năng suy diễn: dựa trên những nhận định về khách hàng ở hiện tại, bằng phương pháp suy diễn trên cơ sở khoa học, cán bộ TĐ&QLNCV đưa ra các nhận định trong tương lai giúp mở rộng hay thu hẹp cho vay đối với khách hàng mình đang theo dõi, quản lý cho phù hợp với từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 78 - 79)