Nguyên nhân của những tồn đọng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 71 - 75)

S Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, sau 5 năm (2014-2018) thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hệ thống thể chế còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, vẫn còn tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật; bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hiệu quả hoạt động chưa cao; tuy có giảm đầu mối trực thuộc Chính phủ nhưng bộ máy bên trong các bộ, tổng cục còn chưa giảm; công tác kiểm tra sau phân cấp chưa hiệu quả... Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đã được nâng lên so với trước nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của ngân hàng mà nó còn ảnh hưởng tới các thủ tục pháp lý khi tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm cũng như thủ tục phát mại tài sản khi món nợ có vấn đề.

Thứ hai, sự hỗ trợ thông tin từ phía NHNN còn hạn chế, chất lượng thông tin chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu, làm cho công tác dự báo và phòng ngừa RRTD chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh việc sử dụng thông tin nội bộ, ngân hàng phải sử dụng các thông tin khác được tham khảo từ NHNN để phục vụ cho công tác

phân tích, thẩm định khách hàng, từ đó đưa ra các mức rủi ro cho từng khách hàng. Tuy nhiên, thông tin khách hàng trên trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC chưa thực sự chuẩn xác khi khách hàng thay đổi chứng minh nhân dân thành căn cước công dân.

Thứ ba, môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, nhiều quy định chồng chéo, không rõ ràng, không đầy đủ đã làm giảm tác dụng của các biện pháp hạn chế RRTD của ngân hàng. Việc thay đổi, sửa đổi bổ sung văn bản pháp lý liên tục sẽ dẫn đến sự khó khăn trong việc cập nhật thông tin của cán bộ TĐ&QLNCV, ngoài ra còn gây khó khăn trong việc thi hành và áp dụng các văn bản đó.

J Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, hệ thống dự báo rủi ro còn phức tạp. Để đưa một hệ thống dự báo hiện đại vào thực thế thì chi phí rất lớn, hơn nữa trình độ của các cán bộ ngân hàng hiện nay cũng không đủ năng lực để kiểm soát hệ thống đó. Do đó, cho đến nay chưa ngân hàng nào xây dựng được một hệ thống dự báo RRTD hay áp dụng các mô hình đo lường RRTD. Dự báo rủi ro là một bước quan trọng trong công tác QTRRTD. Nếu cán bộ TĐ&QLNCV dự báo chuẩn xác sẽ giúp cho ngân hàng có thể đưa ra các phương hướng, cách giải quyết phù hợp, giúp giảm thiểu tổn thất nếu rủi ro xảy ra.

Thứ hai, khó khăn trong việc thiết lập một hệ thống thông tin tín dụng tập trung. Ngân hàng đã xây dựng được cho mình chỉ tiêu chuẩn đối với từng đối tượng KHCN nhưng chưa xây dựng được một hệ thống thông tin về các ngành nghề kinh tế, thị trường chưa được tập trung thành một khối thông tin chung. Việc xây dựng hệ thống thông tin như vậy không chỉ đòi hỏi chi phí đầu tư lớn mà còn đòi hỏi phải nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng và tăng chi phí liên quan đến bảo mật thông tin. Xây dựng hệ thống thông tin như vậy sẽ giúp ngân hàng có cái nhìn tổng quan hơn về khách hàng. Việc đánh giá khách hàng không nên chỉ nhìn nhận trên các thông tin của khách hàng, nên nhìn nhận thông tin ấy đặt trong bối cảnh nền kinh tế, bối cảnh thị trường cụ thể cho từng thời kỳ khác nhau.

Thứ ba, do chính sách, cơ cấu tín dụng của chi nhánh vẫn chưa hợp lý. Trong giai đoạn này, ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu với đối tượng KHCN nên mức độ rủi ro trong cho vay là rất lớn. Việc tập trung cho vay một nhóm khách hàng sẽ có thể dẫn đến hiệu ứng Domino nếu rủi ro xảy ra. Việc xác định cơ cấu tín dụng sẽ trở nên bức thiết hơn trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập như hiện nay. Chi nhánh cần đưa ra cơ cấu tín dụng phù hợp với cả bối cảnh kinh tế và với tình hình thực tại trong cho vay tại địa bàn. Cần nắm rõ nhu cầu của KHCN tại khu vực đó, từ đó đưa ra các chính sách, cơ cấu tín dụng phù hợp.

Thứ tư, do những chính sách, những chỉ đạo trong công tác QTRRTD của hội sở cho chi nhánh đôi khi không sát với tình hình hoạt động thực tế tại từng địa bàn hoạt động của chi nhánh và các phòng giao dịch nên có thể chưa phát huy hết tác dụng, hiệu quả trong công tác QTRRTD trong cho vay KHCN. Mỗi địa phương, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng về văn hóa, phong tục, thói quen tiêu dùng. Việc chỉ đạo của hội sở đôi khi sẽ không sát với tình hình thực tế tại chi nhánh, dẫn đến tình trạng thiếu tính hiệu quả trong việc thực thi chính sách mà hội sở đưa xuống. Chính vì vậy, chi nhánh cần có những phản hồi và thường xuyên lập các báo cáo về công tác QTRRTD cũng như tình hình thực hiện và đặc trưng của địa bàn hoạt động của chi nhánh.

Thứ năm, sự hiểu biết về pháp luật kinh tế, pháp luật ngân hàng trong nước và ngoài nước đối với cán bộ ngân hàng còn hạn chế. Hiện nay, các cán bộ TĐ&QLNCV thường rất giỏi về nghiệp vụ, tuy nhiên kiến thức về xã hội và pháp luật còn nhiều thiếu sót một phần do bản thân cán bộ TĐ&QLNCV chưa tích cực trong việc cập nhật các thông tin kinh tế xã hội, các văn bản luật, thông tư, nghị quyết sửa đổi bổ sung. Agribank là một trong những ngân hàng thuộc nhóm tiên phong thực hiện Basel II nên việc trau dồi kiến thức về Basel II trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết về pháp luật của cán bộ TĐ&QLNCV còn do việc thay đổi, sửa đổi bổ sung luật pháp diễn ra thường xuyên; văn bản này được thông qua và bắt đầu đưa vào thực thi thì đã có văn bản sửa đổi, bổ sung cho nó.

Tiểu kết chương 2

Chương thứ hai cho ta cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng công tác QTRRTD trong cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2016-2018. Qua chương hai, ta biết được sơ lược về Agribank chi nhánh Hải Dương, biết được công tác QTRRTD trong giai đoạn này có nhiều kết quả tốt, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số tồn đọng. Qua đó, chương hai đề cập đến những nguyên nhân của tồn đọng trong công tác QTRRTD trong cho vay KHCN tại chi nhánh, làm tiền đề để đưa ra các giải pháp trong chương thứ ba.

STT Chỉ tiêu KH 2019 KQ 2018 % so với 2018

Tổng vốn huy động 22.68

1 9 20.61 110%

"2 Tổng dư nợ tín dụng 13.80

3 5 12.43 111%

~3 Tổng dư nợ cho vay KHCN 10.78

4

9.804 110

%

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK

CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 71 - 75)