Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 35 - 38)

Thứ nhất, môi trường kinh tế: tác động rất lớn đến quá trình QTRRTD của ngân hàng. Ngân hàng phải thường xuyên xem xét lại chiến lược QTRRTD khi có sự biến động của môi trường kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định, hoạt động tín dụng sẽ phát triển và ít rủi ro hơn do thu nhập của người vay không bị

giảm sút, kinh doanh sản xuất cũng phát đạt hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế khó khăn và khủng hoảng thì hoạt động tín dụng gặp khó khăn và rủi ro cao.

Thứ hai, môi trường chính trị-pháp luật: Môi trường chính trị xã hội bất ổn cũng ảnh hưởng nhiều đến công tác QTRRTD của ngân hàng. Khi môi trường chính trị xã hội bất ổn như: chiến tranh, biểu tình, bạo động, sự thay đổi chính phủ... sẽ khiến đời sống người dân bị xáo trộn, với những hộ kinh doanh không thích nghi được sự thay đổi sẽ phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, dẫn đến tăng cao khả năng không trả được nợ. Như vậy ngân hàng vừa phải xử lý những khoản vay có vần đề, vừa phải điều chỉnh các chính sách phù hợp với tình hình bất ổn, khó mà cho ra một chiến lược QTRR cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng hiệu quả.

Thứ ba, môi trường văn hóa-xã hội: Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền lại có phong tục tập quán, văn hóa khác nhau. Môi trường văn hóa-xã hội sẽ ảnh hưởng khá lớn đến thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm KHCN. Chính vì vậy, các ngân hàng phải nghiên cứu môi trường văn hóa-xã hội mỗi vùng miền để đưa ra chiến lược quản trị phù hợp.

Thứ tư, môi trường ngành: Trong môi trường ngành, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu ba nhân tố tác động chính, đó là ngân hàng cấp trên, khách hàng vay và đối tác.

Ngân hàng cấp trên: Công tác QTRRTD của ngân hàng phụ thuộc khá nhiều vào quyết định, công văn của ngân hàng cấp trên. Việc thực hiện QTRRTD của mỗi ngân hàng phải phù hợp, tuân theo và không trái với quy định, quan điểm chung của NHNN cũng như của ngân hàng cấp trên.

Khách hàng vay: Công tác QTRRTD được thực hiện có hiệu quả hay không không những phụ thuộc vào phía ngân hàng mà còn phụ thuộc vào phía khách hàng vay vốn. RRTD xảy ra khi khách hàng vay vốn không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ và lãi theo thỏa thuận do nguyên nhân chủ quan như: dự án, phương án sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc có trường hợp đặc biệt nghiêm trọng đó là khách hàng cố tình lừa đảo nhằm chiếm đoạt vốn

vay... Rủi ro thường gặp đối với nhóm KHCN bao gồm rủi ro thiên tai như mất mùa, dịch bệnh, hoặc rủi ro trong đời sống như ốm đau, tai nạn hoặc bị chết.

Đối tác: Trong quá trình cấp tín dụng, ngân hàng có thể chấp nhận cho vay có bảo lãnh. Do vậy công tác QTRRTD không dừng ở việc quản trị đối với khách hàng vay vốn mà phải mở rộng ra đối với đối tác bảo lãnh. Ngân hàng cần chú trọng đến việc thẩm định, đánh giá uy tín tính cách cũng như năng lực của đối tác bảo lãnh.

Tiểu kết chương 1

Tóm lại chương thứ nhất đã trình bày tổng quan lý thuyết về RRTD và QTRRTD trong cho vay KHCN. Thông qua chương thứ nhất ta sẽ có được cơ sở lý luận phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác QTRRTD trong cho vay KHCN của ngân hàng Agribank chi nhánh Hải Dương trong chương tiếp theo.

_______________nhân_______________ P. K ho ch và ngu n v nế ạ ồ ố

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK

CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 35 - 38)