Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank ch

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 60 - 68)

Dương

S Phân tích định tính:

Thứ nhất, về việc thực hiện quy trình tín dụng: Hiện tại, Agribank đang thực hiện quy trình tín dụng theo sơ đồ:

Nhận thấy việc thực hiện đúng quy trình tín dụng là vô cùng quan trọng, việc xác lập một quy trình tín dụng, áp dụng theo nó và không ngừng hoàn thiện nó sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ tín dụng của mình và giảm thiểu rủi ro tín dụng, Agribank chi nhánh Hải Dương thực hiện nghiêm túc, tuân thủ quy trình từ các cấp bậc, các đơn vị trong toàn chi nhánh.

Tổng nợ xấu 29,4

8 3 27,2 6 26,3

Thứ hai, về việc thực hiện công tác quản trị theo chế độ văn bản pháp luật:

Hiện tại, chi nhánh đang tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật của Nhà Nước: Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản của NHNN, các văn bản-thông lệ quốc tế mà ngân hàng đang áp dụng (đặc biệt là việc áp dụng Basel II trong công tác QTRRTD) và các văn bản có liên quan.

Bên cạnh thực hiện theo chế độ văn bản hiện hành, để nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng, Agribank chi nhánh Hải Dương đã tiến hành thu thập thông tin khách hàng trước khi cho vay theo phụ lục 1. Cán bộ TĐ&QLNCV tiến hành thu thập thông tin khách hàng theo từng nhóm đối tượng cụ thể để nhập thông tin vào hệ thống chấm điểm khách hàng trên phần mềm giao dịch IPCAS, cụ thể: phiếu thu thập thông tin khách hàng cá nhân để chấm điểm khách hàng cá nhân tiêu dùng trên hệ thống, phiếu thu thập thông tin hộ nông dân sẽ tương ứng với chấm điểm khách hàng không có đăng ký kinh doanh trên hệ thống và cuối cùng phiếu thu thập thông tin hộ kinh doanh cũ, hộ kinh doanh mới để chấm điểm khách hàng có đăng ký kinh doanh. Căn cứ vào kết quả chấm điểm khách hàng, chi nhánh sẽ đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng theo bảng 2.4. Đây là một trong những yếu tố để cán bộ TĐ&QLNCV cân nhắc ra quyết định cho vay. Hiện nay, chi nhánh tiến hành thu thập thông tin và chấm điểm khách hàng bắt buộc đối với nhóm khách hàng vay có bảo đảm bằng tài sản (các món vay từ 100 triệu trở lên đều phải đăng ký giao dịch bảo đảm, trừ các món vay tín chấp qua lương).

Thứ ba, mức độ thực hiện theo kế hoạch: Định kỳ, ngân hàng tiến hành lập và đưa ra các kế hoạch cụ thể cho từng công tác để phấn đấu trong kỳ tiếp theo. Mức độ thực hiện giúp đánh giá được hiệu quả của công việc thực hiện trong kỳ đó. Agribank chi nhánh Hải Dương tiến hành họp giao ban tín dụng toàn tỉnh theo quý và họp giao ban các phòng trực thuộc theo tháng. Tại cuộc họp giao ban, ban lãnh đạo tổng kết những kết quả đạt được, những tồn tại của công tác tín dụng nói chung và công tác quản trị rủi ro nói riêng; chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ cho kỳ tiếp theo, qua đó tiếp tục triển khai xuống các đơn vị cơ sở.

N Phân tích định lượng:

Thứ nhất, thực trạng tình hình nợ quá hạn, nợ xấu:

Thời gian qua có thể thấy tín dụng tăng trưởng tốt qua các năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, bên cạnh xem xét tình hình tăng trưởng tín dụng, cần phải xét đến mức RRTD của chi nhánh đặc biệt là chỉ tiêu nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh của thể chế. Nó tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng. Khi hết hạn trả nợ hoặc hết hạn cho vay, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền quá hạn.

Bảng 2.7: Thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu đối với nhóm KHCN qua các năm

Tổng nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 039^ Õ3T 0,2 7

Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%) Õ7T 066^ 0,4

tăng 29,7%). Thực trạng nợ quá hạn với nhóm KHCN tại chi nhánh được kiểm soát khá tốt: nợ quá hạn giảm qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ đươc kiểm soát ở mức khá thấp (0,49%-0,75%). Điều này cho thấy công tác quản lý, thu hồi nợ của chi nhánh khá tốt.

Tỷ lệ nợ xấu nhóm KHCN cũng được kiểm soát ở mức thấp (dưới 0,4%). Tỷ lệ này có xu hướng giảm qua các năm do ngân hàng thực hiện các biện pháp đôn đốc, xử lý rủi ro cũng như tiến hành xử lý tài sản. Đặc biệt trong năm 2018, Agribank chi nhánh Hải Dương đã tiến hành hơn 80 vụ thu giữ tài sản và tiến hành phát mại tài sản để thu hồi nợ.

Biểu đồ 2.1: Tình hình nợ xấu trong cho vay phân theo nhóm khách hàng tại

Agribank Hải Dương

■KHCN

■KHDN

Nguồn: Báo cáo tài chính Agribank Hải Dương [1]

Thực trạng tình hình nợ xấu cũng có chuyển biến tích cực: nợ xấu giảm dần qua các năm. Tỷ trọng nợ xấu của nhóm KHCN vẫn còn cao (chiếm 60 - 70% tổng nợ xấu). Qua biểu đồ 2.1 có thể thấy nợ xấu của nhóm KHDN giảm đáng kể, nợ xấu của nhóm KHCN có giảm tuy nhiên mức độ giảm vẫn còn thấp. Điều này đòi hỏi ngân hàng cần chú trọng và tìm các biện pháp đôn đốc, xử lý nợ xấu phù hợp hơn đối với nhóm KHCN.

Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ xấu trong cho vay KHCN phân theo nhóm nợ tín dụng

■Nợ nhóm V

■Nợ nhóm IV

■Nơ nhóm III

Nguồn: Báo cáo tài chính Agribank Hải Dương [1]

Mặc dù tăng trưởng tín dụng luôn duy trì ở mức cao nhưng chất lượng tín dụng của chi nhánh vẫn đảm bảo được yêu cầu của NHNN và quy chế của Agribank. Tỷ lệ nợ xấu (gồm nợ thuộc nhóm III, IV, V phân loại theo quy định của NHNN) đối với nhóm KHCN của chi nhánh giai đoạn này khá thấp, giảm từ 0,39% năm 2016 xuống còn 0,27% năm 2019 (thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn hệ thống Agribank giai đoạn này). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù nợ xấu nhóm KHCN tại chi nhánh có xu hướng giảm nhưng khi xét trên giác độ nợ xấu phân theo nhóm nợ có thể thấy sự bất cập trong việc quản lý nợ của Agribank Hải Dương, đó là việc tăng mạnh nợ nhóm V năm 2018 (tăng 10,61 tỷ đồng) đưa tỷ trọng nợ nhóm V năm 2018 lên 62% tổng nợ xấu nhóm KHCN.

m Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2018 so với 2017 2017 so với 2016 Dư nợ ngắn hạn 5.140,23 5.403,14 6470,64 1.067,50 262,9 1 Dư nợ trung-dài hạn 2.418,93 3.311,60 3.333,41 21,81 892,6 7 Tổng dư nợ 7.559,16 8.714,74 9.804,05 1.089,31 1.155,5 8 Tỷ trọng dư nợ theo ngắn hạn 8 0,6 2- 0,6 066^ ÕÕ4” -0,06 Tỷ trọng dư nợ theo trung-dài hạn 2 0,3 8^ 03 034^ 0,04 - 0,06 Thứ hai, thực trạng tình hình trích lập và sử dụng dự phòng:

Biểu đồ 2.3: Tình hình trích lập DPRR tại Agribank Hải Dương

120 100 80 60 40 20 0 2016 2017 2018 1.00ớ/ o 0.80ớ/ o 0.60ớ/ 0.40ớ/ 0.20ớ/ Trích lập dự phòng chung Trích lập dự phòng cụ thể ⅛ Tỷ lệ DPRRTD

Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank Hải Dương [1]

Qua bảng số liệu ta thấy: số tiền trích lập DPRRTD với nhóm KHCN ngày càng tăng (tăng từ 63,93 tỷ đồng năm 2016 lên 99,21 tỷ đồng năm 2018) Sự tăng lên của chỉ tiêu này là do nợ xấu nhóm V đối với nhóm KHCN tăng mạnh vào năm 2018, do đó dự phòng cụ thể với nhóm khách hàng này cũng tăng mạnh. Tỷ lệ DPRRTD biến động mạnh trong giai đoạn này. Năm 2017, tỷ lệ này có xu hướng giảm nhưng sang đến năm 2018 lại có chiều hướng tăng do tốc độ tăng của trích lập DPRRTD có biến động tăng mạnh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ của chi nhánh. Tỷ lệ trích lập DPRRTD cao cho thấy khả năng chống đỡ RRTD của Agribank Hải Dương khá tốt.

Thứ ba, về mức độ tập trung tín dụng trong cho vay KHCN: Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền... Xét đến mức độ tập trung tín dụng theo kỳ hạn, ta có bảng sau:

Bảng 2.8: Thực trạng mức độ tập trung tín dụng theo kỳ hạn đối với nhóm KHCN qua các năm

các năm. Điều này cũng gây bất lợi cho ngân hàng không những về mặt tài chính (lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn trung-dài hạn lên đến 2%/năm) mà còn có thể gây rủi ro cho ngân hàng khi có những biến động mạnh tác động đến nền kinh tế, do những món vay ngắn hạn tại chi nhánh chủ yếu phục vụ mục đích kinh doanh.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 60 - 68)