Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 68 - 70)

QTRRTD là lĩnh vực được Ban lãnh đạo ngân hàng Agribank rất quan tâm vì RRTD có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Công tác QTRRTD được triển khai một cách bài bản và đồng bộ trên tất cả các đơn vị trực thuộc trong toàn hệ thống, và đã được một số hiệu quả đáng chú ý sau:

Thứ nhất, chi nhánh đã tuân thủ và thực hiện một cách nghiêm túc chính sách tín dụng, chính sách phân loại nợ và xếp hạng tín dụng KHCN theo đúng quy định của pháp luật và quy định của Agribank. Việc cho vay thực hiện đồng bộ, tuân thủ

đúng theo quy trình tín dụng, công tác phòng ngừa, trích lập DPRR luôn được ban lãnh đạo rất quan tâm.

Thứ hai, các nội dung trong công tác phòng ngừa RRTD trong cho vay KHCN đều đã được thực hiện và đi vào quy củ. Chi nhánh đã thiết lập dự báo RRTD thông qua việc thu thập thông tin từ bên trong và bên ngoài hệ thống. Ngoài các thông tin có sẵn trong hệ thống, ngân hàng cũng tích cực thu thập thông tin trực tiếp qua cán bộ TĐ&QLNCV, qua tiếp cận khách hàng và thực hiện xếp hạng tín dụng KHCN thông qua chấm điểm tín dụng. Các phương án phòng ngừa RRTD đã được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm của ngân hàng, các yêu cầu liên quan đến phòng ngừa được quy định cho từng cán bộ TĐ&QLNCV. Công tác kiểm soát nội bộ cũng được tăng cường để phòng ngừa sai sót của cán bộ có thể dẫn đến RRTD.

Thứ ba, công tác xử lý RRTD được Ban lãnh đạo quan tâm và có những chỉ đạo tích cực. Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế hậu quả của RRTD trong cho vay KHCN như phân loại nợ để xác định khả năng thu hồi nợ, tích cực hợp tác với khách hàng để tìm kiếm nguồn tài chính trả nợ cho ngân hàng, đốc thúc cán bộ TĐ&QLNCV tìm cách thu hồi nợ... Những nỗ lực đó đã giúp chi nhánh vượt qua được khó khăn do ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh cũng như do đạo đức của khách hàng...

Thứ tư, nhận thức rõ mức độ hạn chế tổn thất từ RRTD trong cho vay KHCN đối với ngân hàng phụ thuộc vào trình độ quản lý, trách nhiệm của mỗi cán bộ tham gia vào quy trình tín dụng, ban lãnh đạo đã quán triệt nhân viên chú trọng các biện pháp giảm thiểu RRTD trong hoạt động thường ngày của họ. Chi nhánh đã triển khai nhiều khóa học ngắn hạn cho cán bộ về các biện pháp cụ thể QTRRTD trong cho vay KHCN. Ngoài việc quy định nghĩa vụ QTRRTD cho từng cán bộ, từng bộ phận nghiệp vụ, chi nhánh còn thành lập các tổ thu hồi nợ. Nhờ đó mà công tác thu hồi nợ của ngân hàng đã hiệu quả hơn, thể hiện con số nợ xấu của chi nhành luôn được kiểm soát tốt dưới 1,6%. Agribank cũng gắn liền trách nhiệm thu hồi nợ với

chính sách đãi ngộ cán bộ TĐ&QLNCV để họ có trách nhiệm hơn trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ.

Thứ năm, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã giúp chi nhánh trong việc phát hiện nợ xấu phát sinh từ khách hàng. Trên có sở đó đưa ra các biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp để nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ sáu, hệ thống báo cáo rủi ro phục vụ việc báo cáo lên hội sở, lên NHNN: trên thực tế, chi nhánh đã khai thác các thông tin trong báo cáo khá tốt để đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp trong ngắn-trung và dài hạn, đảm bảo hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất trong cho vay KHCN.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 68 - 70)