Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 34 - 35)

Thứ nhất, năng lực, nhận thức và trình độ của cán bộ QTRRTD: Khi xem xét, đánh giá công tác QTRRTD của một ngân hàng, các nhà phân tích thường tập trung vào đánh giá các chính sách và mô hình QTRRTD của ngân hàng đó có phù hợp với từng thời kỳ hay không. Tuy nhiên để thực thi các chính sách đó thì không thể thiếu các cán bộ QTRRTD-những người có vai trò là cầu nối trong việc đưa các chính sách ấy vào thực tiễn. Do đó, cán bộ QTRRTD có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác QTRRTD của ngân hàng. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng cũng là một nút thắt then chốt trong quy trình QTRRTD. Các cán bộ tín dụng là người trực tiếp thực hiện quy trình tín dụng, chính vì vậy họ cũng là những người thực hiện QTRRTD đầu tiên trong quy trình. Vậy nên trình độ và nhận thức về QTRRTD của họ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính hiệu quả của công tác QTRRTD.

Thứ hai, công cụ QTRRTD của ngân hàng: Quy trình tín dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu những sai sót khi cho vay và hạn chế khả năng xảy ra RRTD. Quy trình tín dụng sẽ quy định rõ ràng từng bước trong hoạt

động cho vay cũng như trách nhiệm cụ thể của cán bộ có liên quan. Neu quy trình tín dụng hợp lý, ngân hàng sẽ có một quy trình cho vay khoa học, điều này tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng quản lý được khoản vay và ngược lại.

Thứ ba, hệ thống dữ liệu thông tin đánh giá khách hàng và QTRRTD của ngân hàng: Hệ thống dữ liệu thông tin chưa hoàn thiện và thiếu tính cập nhật sẽ khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng không có đủ thông tin về thị trường cũng như không có những kênh thông tin chính xác để kiểm tra về khách hàng do đó việc nhận diện rủi ro cũng như đo lường RRTD có thể không chính xác, ảnh hưởng đến chất lượng của công tác QTRRTD trong ngân hàng.

Thứ tư, chiến lược khách hàng của ngân hàng: Tùy vào định hướng chiến lược kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn mà mỗi ngân hàng lại đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau (khẩu vị rủi ro khác nhau). Việc lựa chọn khẩu vị rủi ro sẽ đưa đến những kết quả khác nhau đối với việc đánh giá rủi ro của một khách hàng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả của công tác QTRRTD. Do đó, khi đánh giá công tác QTRRTD cần quan tâm đến tuyên bố về khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

Thứ năm, mức độ phức tạp của hoạt động ngân hàng: Hiện nay, các ngân hàng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng hơn, bên cạnh đó hoạt động kinh doanh ngày càng phức tạp đã đem lại lợi nhuận ngày càng lớn. Tuy nhiên lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố song hành; lợi nhuận càng cao thì mức độ rủi ro cũng ngày càng cao hơn. Do vậy ngân hàng cần xác định được mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận được với mức lợi nhuận kỳ vọng dự kiến của mình.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 34 - 35)