Chỉ tiêu định tính: ❖
Để đánh giá công tác QTRRTD trong cho vay KHCN thì ngân hàng cần dựa vào các chỉ tiêu định tính cũng như định lượng. Với chỉ tiêu định tính, cần đánh giá được việc thực hiện quy trình tín dụng cũng như quy trình QTRRTD có được tuân thủ đúng và đầy đủ ở các cấp bậc, các đơn vị chi nhánh hay không; việc thực hiện công tác quản trị có đúng pháp luật không; mức độ thực hiện, tiến hành có đạt được theo kế hoạch không;... Việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá định tính cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch thực hiện của ngân hàng trong mỗi giai đoạn, do đó, cần đưa ra kế hoạch thực hiện cụ thể cho mỗi giai đoạn, từ đó đề ra các chỉ tiêu đánh giá phù hợp.
Thứ nhất, việc thực hiện đúng quy trình tín dụng nắm vai trò hết sức quan trọng trong công tác QTRRTD. Việc thực hiện đúng quy trình giúp cho ngân hàng có thể hạn chế, phòng ngừa được các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình như: rủi ro về hồ sơ giả mạo, hồ sơ khống; rủi ro liên quan đến việc sử dụng vốn vay của khách hàng; rủi ro xảy ra sau quá trình giải ngân. Bên cạnh đó, quy trình QTRRTD được xem như là khung cơ bản để quản lý rủi ro tín dụng.
Thứ hai, việc thực hiện công tác quản trị luôn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Để đánh giá công tác QTRRTD có hiệu quả hay không ta không thể bỏ qua yếu tố tuân thủ pháp luật. Các quy định của pháp luật là khung pháp lý mà tất cả công dân cũng như tổ chức trong xã hội cần tuân theo. Phải tuân thủ quy trình cho vay và tuân thủ pháp luật vì nó giúp phòng ngừa rủi ro, đánh giá được chất lượng cho vay. Việc thực hiện công tác QTRRTD cần phải tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà Nước: luật các tổ chức tín dụng, các văn bản của NHNN, các văn bản-thông lệ quốc tế mà ngân hàng đang áp dụng (đặc biệt là việc áp dụng Basel 2 trong công tác QTRRTD) và các văn bản có liên quan.
Thứ ba, mức độ thực hiện theo kế hoạch là một trong những chỉ tiêu khá quan trọng trong đánh giá công tác QTRRTD của một ngân hàng. Định kỳ, ngân
hàng sẽ lập và đưa ra các kế hoạch cụ thể cho từng công tác để phấn đấu trong kỳ tiếp theo. Mức độ thực hiện giúp đánh giá được hiệu quả của công việc thực hiện trong kỳ đó.
Chỉ tiêu định lượng: ❖
S Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu:
Để đánh giá tình hình QTRRTD thì ngân hàng cần dựa vào một số chỉ tiêu nhất định. “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. ” 3 Nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), để đo lường tình hình nợ quá hạn, nợ xấu thường dùng các chỉ tiêu:
Tổng nợ quả hạn Tỷ lệ nợ quả hạn = —-⅛—---—
Tong aư nợ
Thông qua chỉ tiêu này, ngân hàng có thể biết được số nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng, từ đó ngân hàng đưa ra những điều chỉnh phù hợp về cơ cấu cho vay cũng như các biện pháp hạn chế RRTD. Thông thường ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp, mức độ rủi ro ngân hàng phải đối mặt càng lớn. Song tỷ lệ này mới phản ánh thực trạng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, để có cái nhìn toàn diện hơn ngân hàng cần kết hợp với một số chỉ tiêu khác.
z Số KH quả hạn
Tỷ lệ khảch hàng cỏ NQH = —---ʌ, ——⅛ ---
Tổng số KH cỏ dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh số khách hàng có nợ quá hạn tro;ng tổng số khách hàng có dự nợ tại ngân hàng, từ đó ngân hàng có thể biết được mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải và sự tập trung rủi ro tín dụng vào những nhóm khách hàng nào để ngân hàng có chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
λ, Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =^ —7---
Tổng dư nợ
Đây được xem là chỉ tiêu mà mọi nhà quản trị ngân hàng đều quan tâm, chỉ tiêu này phản ánh trung thực tình hình nợ xấu của ngân hàng, giúp ngân hàng đánh giá được chất lượng của các khoản tín dụng đã cấp, do mức độ rủi ro của nợ xầu với kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng là cao nhấy nên nó cần được quan tâm và xử lý kịp thời.
Các nhà quản trị ngân hàng thông qua 3 chỉ tiêu này sẽ có đánh giá cụ thể mức độ RRTD mà ngân hàng mình đang gặp phải, từ đó có những điều chỉnh phù hợp, thay đổi về chính sách tín dụng, cơ cấu dư nợ từng ngành nghề lĩnh vực để phù hợp với sự chuyển biến của thị trường... nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất cho ngân hàng.
S Vấn đề trích lập và sử dụng dự phòng:
“Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết”.4
Các chỉ tiêu đánh giá công tác trích lập và sử dụng dự phòng bao gồm:
_... ... Dự vhonq RRTD được trích lập Tỷ lệ dự phòng RRTD = ——ɪ---7—TTTT---- - - -—
Dư nợ cho kỳ báo cáo
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp thiệt hại trên tổng rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng, tỷ lệ này càng cao thì mức độ an toàn của ngân hàng càng lớn. Mọi ngân hàng đều phải trích lập dự phòng theo quy định của NHNN theo nguyên tắc: khoản vay rủi ro càng cao thì số tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD càng lớn.
Các chỉ tiêu trên phần lớn phản ánh khả năng bù đắp thiệt hại của ngân hàng trước rủi ro có thể gặp phải. Các chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng chống đỡ RRTD của ngân hàng càng tốt, đảm bảo sự hoạt động liên tục của ngân hàng. Tuy nhiên nếu các chỉ tiêu này quá cao sẽ làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng. Do đó, vấn đề đặt ra là phải xác định mức dự phòng hợp lý đảm bảo lợi nhuận và mức độ an toàn của ngân hàng.
_...... ... Dự phòng RRTD được trích lập Hệ số khả năng bù đắp RRTD = —---77---, , , , , ɪ' . ---—
Nợ quá hạn khỏ đòi
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp khoản nợ có rủi ro cao mà ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi, đây là chỉ tiêu quan trọng giúp ngân hàng nhận biết và duy trì khả năng chống đỡ của ngân hàng.
S Mức độ tập trung tín dụng:
Thông qua nghiên cứu mức độ tập trung tín dụng giúp ngân hàng xác định được cơ cấu dư nợ theo khách hàng, theo khu vực địa lý, ngành kinh tế của ngân hàng. Qua đó ngân hàng có thể xác định mức độ tập trung các nhóm khách hàng, dự đoán rủi ro gặp phải và có những điều chỉnh cơ cấu tín dụng phù hợp nhằm giảm thiểu mức độ tập trung tín dụng, giảm thiểu rủi ro mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Bài viết tập trung vào chỉ tiêu xác định mức độ tập trung tín dụng theo kỳ hạn, cụ thể là:
Dư nợ khách hàng kỳ hạn í Tỷ trọng dư nợ theo kỳ hạn =---:——--- ---:—
Tong dư nợ
1.3. Nhân tố tác động đến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vaykhách hàng cá nhân