Tăng cường công tác kiểm tra giám sát tín dụng, nâng cao hiệu quả công tác

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 80 - 81)

quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời. Kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay cũng như chất lượng khách hàng. Sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định đình kỳ kiểm tra sử dụng vốn vay. Đối với khahcs hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ thường xuyên để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằn hạn chế rủi ro.

Giám sát tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện những rủi ro tập trung. Trong quá trình giám sát cần đặc biệt chú ý vào so sánh thành phần của danh mục với mục tiêu cần đạt được, xác định và tìm hiểu các xu hướng trong phạm vi danh mục về những vấn đề như: xếp hạng tín dụng của khách hàng, hiện tượng gia tăng dự phòng, nợ khó đòi...

Các biện pháp giảm rủi ro tập trung:

S Tăng lãi suất đối với khách hàng có tập trung tín dụng.

S Tăng tài sản đảm bảo.

S Thực hiện đồng tài trợ đối với khách hàng có mức tập trung tín dụng cao.

S Phân tán cơ cấu cho vay theo ngành nghề hợp lý, tránh tập trung tín dụng vào một ngành nghề cụ thể.

S Tăng cường giám sát với những KHCN có dấu hiệu rủi ro, những đối tượng ngành nghề tập trung mức tín dụng lớn.

S Tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm trong việc phát hiện rủi ro và những biện pháp ứng phó kịp thời.

Bên cạnh việc chú trọng công tác thống kê, theo dõi nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, việc tích cực ứng dụng công nghệ mới có vai trò rất quan trọng để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm RRTD phát sinh.

Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, Agribank chi nhánh Hải Dương cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường những cán bộ có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để bổ sung vào bộ phận kiểm soát. Bên cạnh các cán bộ kiểm tra, kiểm soát nòng cốt, cần bổ trợ, tăng cường thêm các cán bộ làm trực tiếp, va chạm với nhiều, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hỗ trợ công tác kiểm tra, kiểm soát; tìm ra lỗ hổng của quy trình, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng trong mặt quy trình, hồ sơ và nghiệp vụ.

Thứ hai, trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng, có thể trưng tập các cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng cùng phối hợp kiểm tra, thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như luật pháp cho cán bộ kiểm soát.

Thứ ba, cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt công minh để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 80 - 81)