Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Hải Dương

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 50 - 60)

Công tác QTRRTD tại Agribank được chia thành 4 bước:

Bước 1: Nhận diện rủi ro:

Khâu đầu tiên trong quy trình hạn chế rủi ro tại Agribank. Nhận biết RRTD được Agribank thực hiện trong quá trình thẩm định tín dụng và sau cho vay. Có 3 nhóm mức độ dấu hiệu RRTD trong cho vay KHCN đó là khách hàng/khoản vay có dấu hiệu RRTD cao, khách hàng/khoản vay có dấu hiệu RRTD trung bình và khách hàng/khoản vay có dấu hiệu RRTD thấp.

Dấu hiệu rủi ro được cập nhật hàng quý, kiểm tra sau cho vay đối với đối tượng KHCN vay ngắn hạn định kỳ 3 tháng/lần và 6 tháng/lần với đối tượng KHCN vay trung - dài hạn; kiểm tra đối với tài sản bảo đảm định kỳ 6tháng/lần.

Đối với những khoản trước khi cho vay: cán bộ TĐ&QLNCV thu thập thông tin và hồ sơ theo đúng quy định của ngân hàng. Cán bộ TĐ&QLNCV đánh giá sơ bộ về khả năng đáp ứng của ngân hàng đối với khoản tín dụng cũng như sự phù hợp của khách hàng với những yêu cầu của ngân hàng đưa ra. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường, đáng nghi ngờ và chưa rõ ràng thì cán bộ tiếp tục thu thập thêm thông tin để phân tích. Trường hợp khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng, cán bộ xin ý kiến xác nhận của trưởng, phó phòng tín dụng để từ chối khoản vay đó.

Đối với những khoản trong và sau khi cho vay: trong quá trình theo dõi sự vận động của các khoản vay, nếu có dấu hiệu rủi ro, cán bộ TĐ&QLNCV phải chú

STT ý và đưa ra biện pháp kịp thời. Đồng thời theo dõi các khoản vay để thực hiện phângặp phải

loại các khoản vay theo đúng quy định của NHNN.

Một số dấu hiệu rủi ro trong cho vay KHCN như: Khách hàng trì hoãn hoặc gây khó khăn, gây trở ngại, không phối hợp với ngân hàng trong công tác kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn của khách hàng; Khách hàng chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn; Thanh toán nợ gốc không đầy đủ và/hoặc không đúng hạn.

Bước 2: Đánh giá và đo lường rủi ro S Hệ thống chấm điểm tín dụng KHCN:

S Hiện nay Agribank quy định hệ thống chấm điểm tín dụng là một công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Người chịu trách nhiệm chấm điểm và phân loại khách hàng là cán bộ TĐ&QLNCV.

S Các bước xếp hạng tín dụng cá nhân:

Sơ đồ 2.2: Quy trình xếp hạng tín dụng cá nhân tại Agribank

Chấm điểm

Lựa chọn Cập nhật và

và phân

Z sơ bộ hồ sơ // /*. ZZ lưu trữ Z

zZ z' loại χZ∕ /

Bước 1: Lựa chọn sơ bộ hồ sơ:

Cán bộ TĐ&QLNCV sẽ lựa chọn sơ bộ hồ sơ của khách hàng để chọn ra những bộ hồ sơ phù hợp với quy định và khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. Sau đó, thông qua thực hiện bảng hỏi và tiến hành thu thập thông tin, cán bộ TĐ&QLNCV sẽ chấm điểm tín dụng cho KHCN theo mẫu tại phụ lục 1.

Bước 2: Chấm điểm tín dụng và phân loại rủi ro:

Dựa vào điểm mà cán bộ TĐ&QLNCV chấm cho khách hàng, ta sẽ xếp khách hàng đó vào nhóm phù hợp với uy tín tín dụng của mình. Ngân hàng đã nghiên cứu và đưa ra cách phân loại KHCN thành 10 nhóm, cụ thể:

Cho vay tối đa theo đề nghị của người vay Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 2 AA Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng rất tốt Không 3 A Khả năng trả nợ được đánh giá là tốt Vẫn có thể chịu tác động tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế 4 BBB Khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ.

Điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi yếu tố bên ngoài có thể làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ

Cho vay theo tài sản đảm bảo Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 5 BB Khách hàng ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng tư nhóm B đến nhóm D

Các rủi ro tiềm ẩn từ tài chính, kinh tế bất lợi và điều kiện kinh doanh làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng

Cho vay theo tài sản đảm bảo và đánh giá đơn vay

vốn 6 B Khách hàng có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn khách hàng nhóm BB Các bất lợi từ điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế làm suy giảm khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của khách hàng.

Yêu cầu đánh giá thận trọng đơn vay vốn và có tài sản đảm bảo đầy đủ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

7 CCC

Khách hàng đang bị suy giảm khả năng trả nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính, điều kiện kinh doanh. Khi bất lợi xảy ra khả năng trả nợ của khách hàng khá cao.

Từ chối cho vay

8 CC

Khách hàng đang bị suy giảm khả năng trả nợ cao Khả năng trả được nợ của khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Bất lợi xảy ra thì khả năng cao là khách hàng không trả được nợ. 9 C Việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì. Tuy nhiên, khách hàng có động thái hoặc thực hiện thủ tục xin phá sản. Rủi ro xảy ra do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 10 D Khách hàng mất khả năng trả nợ và tổn thất xảy ra. Rủi ro xảy ra do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

à 140% B 110% C 80% D 50% E 20% F 0% Nguồn: 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 [8]

Tuy nhiên, đây chưa phải là quyết định cuối cùng về chất lượng của khoản tín dụng cụ thể đang muốn xét. Muốn xác định được chất lượng khoản tín dụng để làm căn cứ đề xuất lên Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng, cán bộ TĐ&QLNCV còn phải tiến hành đánh giá TSBĐ.

về chất lượng khoản tín dụng. Kết quả đánh giá tín dụng kết hợp sẽ là một trong những căn cứ để xét duyệt khoản tín dụng.

Về nguyên tắc chung thì ngân hàng sẽ tiến hành chấm điểm tín dụng cho toàn bộ các KHCN mới có nhu cầu vay vốn của ngân hàng; các khách hàng cũ thường sẽ sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng đã có trên IPCAS để tiến hành phân tích và ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, tại chi nhánh ngân hàng thường không tiến hành xếp hạng tín dụng cho các KHCN có khoản vay nhỏ lẻ (không quá lớn: dưới 500 triệu đồng).

Bước 3: Cập nhật và lưu trữ:

Sau khi tiến hành chấm điểm tín dụng và phân loại rủi ro, cán bộ TĐ&QLNCV sẽ tiến hành cập nhật và lưu trữ dữ liệu khách hàng lên hệ thống thông tin nội bộ của ngân hàng để ghi nhận về lịch sử tín dụng cũng như uy tín của khách hàng làm cơ sở cho những lần cấp tín dụng tiếp theo.

V Các phương pháp đo lường rủi ro khác:

Bên cạnh hệ thống chấm điểm tín dụng, Agribank còn sử dụng rất nhiều các phương pháp khác để đo lường RRTD cũng như thẩm định khoản vay của nhóm

KHCN. Mỗi cán bộ có thể linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp như: phương pháp 6C, phương pháp phân tích một số chỉ số tài chính...

Mô ình định tính về RRTD - Mô ình 6C: Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và có khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này có liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết mô hình 6C:

Tư cách người vay (character): Cán bộ TĐ&QLNCV phải đánh giá tính đúng đắn và hợp lý của mục đích vay vốn, xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không? Thậm chí, cho dù mục đích vay là tốt thì cán bộ TĐ&QLNCV cũng phải xác định xem người vay có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, có thiện chí và nỗ lực hoàn trả nợ vay khi đáo hạn.

Năng lực người vay (capacity): người vay phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự.

Thu nhập của người vay (cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng.

Bảo đảm tiền vay (collateral): đây được coi như nguồn trả nợ thứ hai cho khoản vay. Khách hàng có thể dùng tài sản để bảo đảm dưới các hình thức: cầm cố, thế chấp, hay bảo lãnh từ bên thứ ba,... Việc nhận bảo đảm tín dụng nhằm 2 mục đích: thứ nhất là nếu người đi vay không trả nợ theo đúng thoả thuận, thì ngân hàng sẽ thanh lý tài sản đó để thu hồi nợ đọng; thứ hai là để ràng buộc người vay phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để thu hồi tài sản bảo đảm của mình, tạo uy tín và trở thành khách hàng thân thiết của các ngân hàng.

Các điều kiện (conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng của từng thời kỳ.

Kiểm soát (control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của pháp luật, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.

Agribank thực hiện áp dụng mô hình 6C trên toàn hệ thống, tuy nhiên việc sử dụng mô hình này có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào mức độ chính xác của

Nhóm 2nguồn thông tin, khả năng phân tích cũng như dự báo của cán bộ TĐ&QLNCV mỗi5%

chi nhánh.

Ngoài ra, Agribank cũng áp dụng những phương pháp khác để xây dựng những mẫu hợp đồng, báo cáo chuẩn đối với từng bộ phận, từng hợp đồng tín dụng, cho từng lần giải ngân. Điều này cũng góp phần làm giảm bớt rủi ro có thể gặp phải do nguyên nhân từ phía hợp đồng.

Bước 3: Các biện pháp quản lý và xử lý rủi ro:

Kỹ thuật QTRRTD được thể hiện khá rõ trong hệ thống các văn bản thực thi chính sách tín dụng của Agribank, cụ thể là Agribank đã áp dụng kỹ thuật phòng ngừa và hạn chế rủi ro với những biện pháp cụ thể như:

S Xây dựng hệ thống dấu hiệu cảnh báo sớm RRTD:

Chi nhánh thực hiện cảnh báo sớm đối với những đối tượng khách hàng sau khi chấm điểm tín dụng cần phải điều tra, xác minh lại. Tại chi nhánh, khách hàng sẽ được tiến hành trả lời bảng câu hỏi do hội sở gửi xuống, chi nhánh tổng hợp và báo cáo cho hội sở kết quả bảng hỏi. Công việc tổng hợp kết quả và xác định danh sách cảnh báo rủi ro sẽ do hội sở thực hiện; chi nhánh và hội sở sẽ cùng nhau xác định các biện pháp ứng xử với khách hàng đó tại chi nhánh, có thể sẽ thực hiện giám sát chặt chẽ hơn.

S Trích lập dự phòng RRTD:

Ngân hàng phải lập quỹ dự phòng RRTD nhằm khắc phục các tổn thất mà các khoản vay có vấn đề mang lại. Dự phòng RRTD được trích theo định kỳ từ thu nhập trước thuế của ngân hàng. Cán bộ TĐ&QLNCV chịu trách nhiệm phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD theo từng quý và báo cáo để quản lý, theo dõi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ và trích lập DPRR theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013, thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày 18/03/2014 của thống đốc NHNN và quyết định 450/QĐ- HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam. Trên cơ sở phân loại nợ, chi nhánh đã tiến hành trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng tháng, hàng quý thực hiện phân

loại các khoản nợ, trích lập và xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo

công thức:

n

R=ΣRt

i = 1

Trong đó: R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;

∑p=1 Ri : là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.

Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:

Ri = (Ai - Ci) x r Trong đó: Ai: Số dư nợ gốc thứ i;

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm của khoản nợ thứ i; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm

Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể r đối với từng nhóm nợ như sau:

Khi nợ quá hạn phát sinh, ngân hàng tiến hành phân loại để xác định mức độ rủi ro các khoản nợ, xác định có khả năng thu hồi, khó thu hồi hoặc không có khả

năng thu hồi để đưa ra kế hoạch xử lý phù hợp. Cán bộ TĐ&QLNCV sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin để tìm ra kế hoạch hành động phù hợp.

Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi vốn, cán bộ TĐ&QLNCV ngân hàng sẽ tiến hành gặp gỡ khách hàng nhằm mục đích tìm kiếm nguyên nhân của sự thiếu hụt khả năng thanh toán. Ngân hàng sẽ đưa ra tư vấn cho khách hàng; trong suốt quá trình đó, cán bộ TĐ&QLNCV luôn bám sát với hoạt động của khách hàng để kiểm tra khách hàng có thực hiện theo đúng phương án khắc phục mà ngân hàng đã đề ra.

Đối với các khoản nợ khó có khả năng thu hồi, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý theo quy trình sau:

Sơ đồ 2. 3: Quy trình xử lý các khoản nợ khó có khả năng thu hồi

Bước 4: Kiểm soát rủi ro, xem xét và đánh giá lại:

Định kỳ hàng tháng, chi nhánh sẽ tiến hành sẽ kiểm tra các hoạt động rủi ro, các báo cáo vị thế rủi ro, tình trạng và các ngoại lệ về rủi ro để lập báo cáo về rủi ro. Các báo cáo về rủi ro phải cung cấp thông tin thích hợp, chính xác và kịp thời.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (Trang 50 - 60)