1.3.2.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý kiểm soát chi thường xuyên NSNN
- Chức năng, nhiệm vụ, bộ máy làm kiểm soát chi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự toán.
Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy cho công tác kiểm soát chi phải được tổ chức khoa học, đồng bộ, gọn nhẹ theo hướng chuyên sâu, tránh trùng lắp chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với quy mô và khối lượng các khoản chi phải qua kiểm soát.
- Quy trình nghiệp vụ là nhân tố tác động lớn đến công tác kiểm soát các khoản chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị dự toán.
Quy trình nghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính. Hồ sơ, nội dung và phạm vi kiểm soát các khoản chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị dự toán phải được quy định rõ ràng; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, đơn vị sử dụng NSNN và cơ quan KSC đối với từng khoản chi. Mặt khác, đảm bảo sự công khai, minh bạch; quy định rõ thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc phải thực hiện một cách khoa học, đồng thời quy định rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm của từng phòng trong quá trình thực hiện quy trình kiểm soát chi.
Quy trình nghiệp vụ khoa học, rõ ràng và cụ thể sẽ giúp cho việc tác nghiệp của cán bộ gập nhiều thuận lợi, hiệu quả và chất lượng công tác kiểm soát các khoản chi từ tài khoản tiền gửi được nâng cao.
Trang thiết bị, phương tiện làm việc: Hiện đại hóa công nghệ KBNN là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi, hỗ trợ cho công tác phòng ngừa rủi ro qua KBNN.
Hệ thống KBNN đang triển khai dịch vụ công, mục tiêu năm 2020 hình thành Kho bạc điện tử. Chính vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp cho tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tiền tệ trong thanh toán và góp phần làm tinh gọn bộ máy quản lý.
1.3.2.2. Năng lực lãnh đạo quản lý và đội ngũ công chức kiểm soát chi
- Chất lượng nhân sự làm công tác kiểm soát chi là yếu tố ảnh hưởng rất lớn, có thể nói đây là nhân tố có tính quyết định đến chất lượng kiểm soát chi. Năng lực của người lãnh đạo thể hiện ở việc phân công và sử dụng cán bộ đúng năng lực, sở trường, khơi dậy niềm đam mê, tâm huyết với công việc, từ đó sẽ tập hợp, tuyển chọn và đào tạo được những cán bộ giỏi; năng lực của người cán bộ thể hiện qua khả năng phân tích, xử lý nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức trong sáng, tâm huyết và có trách nhiệm với công việc được giao.
Nếu làm tốt yếu tố về con người sẽ phát huy được hiệu quả tối đa trong việc sử dụng lao động, nếu không làm tốt yếu tố này sẽ gây ra sự lãng phí rất lớn về nguồn nhân lực, đồng thời dẫn đến chất lượng công tác kiểm soát chi không cao, vị thế và niềm tin của KBNN bị giảm sút.
- Năng lực lãnh đạo quản lý: Năng lực quản lý của người lãnh đạo được thể hiện qua các nội dung: Năng lực đề ra các chiến lược, sách lược trong hoạt động, đưa ra các kế hoạch triển khai công việc một cách hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như quy định rõ quy trình giữa các khâu và các bộ phận trong KBNN. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đối với hoạt động KBNN nói chung và công tác kiểm soát chi thường xuyên và đầu tư qua KBNN nói riêng. Nếu năng lực quản lý yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, sách lược không phù hợp với thực tế thì việc kiểm soát chi NSNN nói chung và ngân sách phường nói riêng sẽ kém hiệu quả, dễ gây thất thoát, lãng phí và ngược lại.
- Năng lực đội ngũ công chức làm công tác kiểm soát chi: Đội ngũ công chức làm công tác kiểm soát chi là lực lượng trực tiếp thực hiện kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, công chức KBNN phải đảm bảo có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và luôn thường xuyên nâng cao kiến thức để thực hiện
nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN một cách chặt chẽ. Nếu năng lực chuyên môn cao, khả năng phân tích, tổng hợp tốt, cập nhật kịp thời và áp dụng chính xác các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thì hiệu quả kiểm soát chi sẽ cao, giảm thiểu thất thoát lãng phí NSNN cho chi thường xuyên và chi đầu tư của ngân sách phường và ngược lại.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về chi thường xuyên ngân sách Nhà nước và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. Đồng thời chỉ rõ sự cần thiết, nguyên tắc, nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước, nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN. Chương này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn được trình bày trong các chương tiếp theo.
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KBNN HÀ NỘI 2.1. GIỚI THIỆU VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI
2.1.1. Bộ máy quản lý, cơ cấu tổ chức - nhân sự
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Hà Nội
Ngày 01/04/1990, KBNN Hà Nội được ra đời cùng với sự ra đời của hệ thống Kho bạc trong cả nước với tên gọi là: Chi nhánh KBNN Hà Nội. Sau Nghị định số 25/CP ngày 05/4/1995 của Chính phủ, chi nhánh KBNN Hà Nội được đổi tên thành KBNN Hà Nội.
Tháng 01/2000, Cục đầu tư phát triển Hà Nội sát nhập vào KBNN Hà Nội, tăng thêm chức năng kiểm soát chi đầu tư XDCB của KBNN Hà Nội.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội bao gồm thêm toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 04 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Theo đó, từ ngày 01/8/2008, KBNN Hà Nội được thành lập mới trên cơ sở hợp nhất KBNN Hà Nội, KBNN Hà Tây và KBNN Mê Linh (Vĩnh Phúc) với tổng số cán bộ 1.024 người.
Ngày 01/4/2014, Thành lập KBNN Bắc Từ Liêm và KBNN Nam Từ Liêm trực thuộc KBNN Hà Nội trên cơ sở tách KBNN Từ Liêm do thay đổi địa giới hành chính huyện Từ Liêm cũ thành 02 quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm.
Hiện nay, KBNN Hà Nội gồm 6 phòng và 30 KBNN quận, huyện, thị xã trực thuộc.
2.1.1.2. Tổ chức bộ máy tại KBNN Hà Nội
Các phòng chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội, gồm có:
a) Phòng Kế toán nhà nước; b) Phòng Kiểm soát chi;
c) Phòng Thanh tra - Kiểm tra; d) Văn phòng.
KBNN Mỹ Đức KBNN Đan Phượng KBNN Ứng Hòa KBNN Hoài Đức KBNN Thường Tín KBNN Phúc Thọ
KBNN Quốc Oai KBNN Thạch Thất KBNN Chương Mỹ KBNN Thanh Oai
BỘ TÀI CHÍNH
Phòng KSC TW2 KBNN Ba Đình KBNN Long Biên Phòng Kế toán NN
Phòng KSC TW1 KBNN Hoàn Kiếm KBNNBắc Từ Liêm Văn phòng
Phòng KSC ĐP KBNN Đống Đa KBNN Thanh Trì Phòng Thanh tra KBNN H Bà Trưng KBNN Gia Lâm
KBNN Cầu Giấy KBNN Đông Anh KBNN Thanh Xuân KBNN Sóc Sơn
Đại học 512 64 Chuyên viên chính và tương
đương
38 4,4
KBNN Mê Linh KBNN Nam Từ Liêm
Đến nay, toàn hệ thống KBNN Hà Nội có 870 công chức và người lao động làm công tác kiểm soát chi. Trong đó, nữ chiếm 66,7 %; trình độ đại học là 512 người, chiếm 58,9%; trên đại học là 274 người, chiếm 31,5 %; công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương 694 người, chiếm 79,8%; công chức giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương 38 người, chiếm 4,4 %.
Bảng 2.1: Trình độ cán bộ công chức làm công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hà Nội
NSNN tại KBNN Hà Nội TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ CÔNG CHỨC KBNN HÀ NỘIKhác 5% Trên đại học 31% Đại học 64%
2.1.2. Một số kết quả đạt được trong triển khai nhiệm vụ giai đoạn
2018 - 2020
Năm 2020 có nhiều khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát, nhưng Kho bạc Nhà nước Hà Nội luôn bám sát các chỉ đạo của hệ thống và của địa
phương, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Năm 2020, KBNN Hà Nội đã vinh dự được Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã trao Huân chương Độc lập hạng Ba của Chủ tịch nước cho KBNN Hà Nội vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải trao tặng bức trướng của Thành ủy Hà Nội cho tập thể KBNN Hà Nội. Ngoài ra, nhiều đơn vị thuộc KBNN Hà Nội được UBND thành phố Hà Nội tặng cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2020; Bộ Tài chính tặng cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2019.
KBNN Hà Nội cũng là thành viên tích cực tham gia Tổ công tác đặc trách của thành phố, với nhiệm vụ rà soát, đánh giá khả năng thực hiện các khoản thu ngân sách; từ đó tham mưu cho lãnh đạo thành phố tăng cường khai thác các khoản thu, nhất là thu từ đất nhằm huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách, góp phần hoàn thành vượt dự toán HĐND giao. Đồng thời, KBNN Hà Nội cũng tham mưu, phối hợp xây dựng, đề xuất các cơ chế về phí, lệ phí, trình UBND và HĐND xem xét quyết định, nhất là những nội dung thuế, phí mới phát sinh trên địa bàn.
Đặc biệt, trong năm 2020, KBNN Hà Nội đã chủ động xây dựng phần mềm báo cáo nhằm cung cấp nhanh, chính xác, kịp thời số liệu thu-chi, tồn quỹ đến từng cấp ngân sách cho lãnh đạo thành phố và chính quyền địa phương, nhất là thời điểm thu ngân sách gặp khó khăn và được lãnh đạo thành phố đánh giá cao về tính chủ động và tham mưu.
Tổng số thu NSNN năm 2020 qua KBNN Hà Nội là 286.383 tỷ đồng, đạt 102,7% so dự toán giao, trong đó, thu nội địa đạt 102,8% dự toán (riêng thu tiền sử dụng đất, đạt trên 134% dự toán).
Trong công tác kiểm soát chi, KBNN Hà Nội luôn bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND thành phố, KBNN về điều hành, thực hiện
nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2020, chủ động triển khai phối hợp với các đơn vị để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2020, nhằm góp phần quan trọng vào việc phục hồi và phát triển nền kinh tế Thủ đô trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, KBNN Hà Nội đã tập trung ưu tiên giải ngân nhanh các khoản chi an sinh xã hội, phục vụ công tác phòng chống dịch Covid -19, phục vụ Đại hội Đảng các cấp, gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42 của Chính phủ..., đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, an toàn. Trong quá trình thanh toán vốn, KBNN Hà Nội kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng thủ tục, hồ sơ theo quy định và trong năm 2020, KBNN Hà Nội đã từ chối gần 1.000 khoản chi để bổ sung hoàn thiện hồ sơ với số tiền trên 1.200 tỷ đồng.
Ngoài ra, KBNN Hà Nội còn thường xuyên quán triệt tinh thần trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật trong thi hành nhiệm vụ, tuyệt đối không để tồn đọng bất kỳ hồ sơ thanh toán nào tại Kho bạc mà không rõ lý do, không gây khó khăn, phiền hà cho các chủ đầu tư, đảm bảo tuân thủ thời gian kiểm soát thanh toán theo quy định.
Với mục tiêu hiện đại hoá công tác thanh toán, thực hiện kế hoạch phát triển của hệ thống KBNN đến năm 2030, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại và hình thành kho bạc điện tử, hạn chế và tiến tới cơ bản không thực hiện giao dịch bằng tièn mặt qua KBNN, đến nay toàn bộ các đơn vị trực thuộc KBNN Hà Nội đã thực hiện uỷ nhiệm thu bằng tiền mặt cho 117 chi nhánh/phòng giao dịch NHTM đảm nhận; trên 95% các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện thanh toán cá nhân qua tài khoản; đã triển khai thí điểm thanh toán qua thẻ chi tiêu công đối với các đơn vị sử dụng ngân sách.Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu chi NSNN, làm tiền đề cho việc quản lý ngân quỹ nhà nước tập trung, hiệu quả theo quy định của Luật NSNN 2015; đồng thời giảm tỷ trọng thanh toán bằng
tiền mặt qua hệ thống KBNN, tạo cơ sở để hướng tới xây dựng KBNN thông minh, hiện đại.
Đến hết năm 2020, Dịch vụ công trực tuyến tại KBNN Hà Nội đã đạt tỷ lệ cao với 100% đơn vị tham gia dịch vụ công trực tuyến và một trong những đơn vị đi đầu về chuyển đổi số.