Tăng cường công tác kiểm soát sau, thanh tra kiểm tra công tác quản lý

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI (Trang 98 - 100)

3.2.4.1. Tăng cường công tác tự kiểm tra kiểm soát chi NSNN

- Định kỳ hàng quý, KBNN Hà Nội cần ban hành kế hoạch thực hiện công tác tự kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành trong từng phần hành nghiệp vụ cụ thể một cách chi tiết, rõ ràng. Ví dụ:

+ Phân công cho kế toán trưởng thực hiện việc kiểm tra các hồ sơ liên quan đến công tác hành chính, văn thư, lưu trữ.

+ Phân công các công chức công chức thực hiện việc kiểm tra chéo các cuốn chứng từ phát sinh, việc đối chiếu dự toán, tiền gửi

- Kế hoạch tự kiểm tra hàng quý, hàng năm cần tập trung bao quát các vấn đề trọng tâm nhằm tổ chức thực hiện kiểm tra hiệu quả, đồng thời phát hiện những sai sót để kịp thời chấn chỉnh, nâng cao ý thức trách nhiệm của công chức làm công tác kiểm soát chi.

Qua quá trình tự kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản, chế độ mới, KBNN Hà Nội có thể đánh giá được chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN tại đơn vị, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, quy trình nghiệp vụ, chế độ trong thực hiện kiểm soát chi của từng công chức công chức; từ đó, phát hiện những sai phạm để kịp thời chấn chỉnh, nâng cao ý thức trách nhiệm của

công chức làm công tác kiểm soát chi. Do đó, công tác tự kiểm tra cần phải thực hiện nghiêm túc, thường xuyên đối với từng công chức, từng bộ phận trong đơn vị, bên cạnh đó, phải có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, thực hiện khen thưởng kịp thời, hợp lý sẽ có tác dụng động viên công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, tăng cường phong trào thi đua trong đơn vị.

- Sau khi tự kiểm tra, KBNN Hà Nội cần có biện pháp nhằm đẩy nhanh công tác khắc phục, sửa chữa các sai sót trong công tác kiểm soát chi, tránh tình trạng kiểm tra qua loa, sơ sài.

Đồng thời, qua công tác tự kiểm tra, KBNN Hà Nội có thể nhận thấy những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, những cơ chế, chính sách cần phải đẩy mạnh triển khai thực hiện, những công chức còn yếu nghiệp vụ cần được đào tạo bồi dưỡng.

Trên cơ sở kết quả công tác tự kiểm tra, KBNN Hà Nội có thể đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách, quy trình nghiệp vụ để hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật có liên quan làm căn cứ pháp lý để thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ngày càng tốt hơn.

3.2.4.2. Tăng cường xử phạt vi phạm hành chính

Kiểm soát chi là một hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong hệ thống KBNN, do đó, việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN có tác dụng thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của chủ tài khoản, chủ đầu tư và kế toán của ĐVSDNS trong việc tiếp nhận, sử dụng kinh phí tiết kiệm, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, chế độ định mức ban hành; tránh tình trạng sử dụng lãng phí, tạm ứng kéo dài nhiều năm nhưng không có biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó, đối với công chức KBNN, việc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp khi thực thi công việc.

Do đó, KBNN Hà Nội cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN như sau:

- Tích cực tuyên truyền các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực KBNN. Kiên quyết xử phạt đối với các đơn vị có sai phạm trong việc sử dụng ngân sách

- Cần có chế độ giám sát công tác xử phạt vi phạm hành chính nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong việc thực hiện xử phạt hành chính

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w