Kiến nghị đối với Kho bạc Nhà nước Trung ương

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI (Trang 102 - 106)

3.3.1.1. Kiến nghị về tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi

- Cần xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện Đề án cơ cấu, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy của các đơn vị trực thuộc từ cơ quan KBNN ở trung ương và cấp tỉnh, cấp huyện theo lộ trình, phù hợp với công tác cải cách hành chính và yêu cầu trong quản lý.

- Cần làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức để từng cán bộ, công chức nhận thức rõ đây là chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ nhằm xây dựng tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Song song với đó, KBNN cũng có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về nguyên tắc, tiêu chí sắp xếp, bố trí đối với từng nhóm công chức (lãnh đạo cấp trưởng, lãnh đạo cấp phó, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo) để ban lãnh đạo và cấp ủy đơn vị trong hệ thống có căn cứ rà soát, xây dựng phương án sắp xếp, bố trí công chức của đơn vị mình, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn về thủ tục kiểm soát chi cần có sự thống nhất, cập nhật kịp thời, rõ ràng, dễ hiểu, tránh sự chồng chéo và dễ gây nhầm lẫn trong công tác kiểm soát chi

- Tiếp tục sửa đổi, nâng cao phương pháp kiểm soát chi NSNN nói chung và ngân sách phường nói riêng sao cho phù hợp với thực tế mà vẫn đúng quy định. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn chế độ về kiểm soát chi NSNN tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐVSDNS vừa đảm bảo quản lý NSNN chặt chẽ, hiệu quả vừa đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị.

- Nâng cấp các chương trình, phần mềm ứng dụng trong công tác kiểm soát chi và khai thác các số liệu báo cáo phục vụ cho công tác quản lý quỹ NSNN và điều hành NSNN, đảm bảo rút ngắn thời gian xử lý, khai thác số liệu báo cáo hiệu quả.

- Việc thanh toán không dùng tiền mặt chưa được giải quyết triệt để do các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ cho phường trong nhiều trường hợp là hộ kinh doanh không thường xuyên, không có tài khoản mở tại ngân hàng; quy định về hồ sơ, chứng từ thanh toán ngân sách phường đối với một số khoản chi theo giá trị thanh toán chưa có. KBNN cần kiên quyết chấn chỉnh và ban hành ngay chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, quy định rõ đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, định mức sử dụng tiền mặt. Điều này không những có ý nghĩa giảm bớt chi phí lưu thông tiền tệ cho nền kinh tế, mà còn tạo khả năng cho KBNN thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN trong các cơ quan, ĐVSDNS.

- Các mẫu biểu chứng từ cần phải được sửa đổi một cách toàn diện, hợp lý, đơn giản và đáp ứng các yêu cầu kiểm soát chi, tránh trường hợp mẫu biểu chứng từ mới phức tạp hơn mẫu biểu chứng từ cũ, phải sửa nhiều lần, gây khó khăn cho đơn vị cũng như việc kiểm soát chi của KBNN.

- Đối với mục lục NSNN, mã nguồn, mã chương trình mục tiêu, cần có sự hướng dẫn cụ thể, chi tiết đối với từng mã NDKT nhằm mục đích kiểm soát chính xác nội dung chi, đảm bảo báo cáo chi NSNN thể hiện đúng tình hình sử dụng NSNN của các đơn vị phường, hạn chế các sai sót trong các trường hợp mã NDKT không khớp với nội dung chi, gây khó khăn trong việc tổng hợp số liệu báo cáo.

3.3.1.2. Kiến nghị về Năng lực lãnh đạo quản lý và năng lực đội ngũ công chức làm công tác kiểm soát chi

(1) Đối với năng lực lãnh đạo quản lý:

- Cần có một cách nhìn tổng thể dài hạn, đưa ra các lộ trình thực hiện việc chuyển đổi hệ thống TABMIS phù hợp với các thay đổi trong chính sách quản lý NSNN, kịp thời cung cấp các báo cáo cho Chính phủ và các ban ngành có liên quan. Đặc biệt là Đề án Tổng kế toán Nhà nước, Ban lãnh đạo KBNN cần phải có lộ trình rõ ràng và đưa ra các yêu cầu cụ thể về các chức năng của hệ thống TABMIS. Từ đó, Cục CNTT nghiên cứu và đưa ra giải pháp thiết thực, hoàn thiện hệ thống TABMIS về nguồn tài nguyên, môi trường dự phòng báo cáo, đường truyền mạng....để đến năm 2030, hệ thống TABMIS có thể phục vụ việc cung cấp báo cáo theo các chỉ tiêu lập báo cáo tài chính nhà nước.

(2) Đối với nguồn nhân lực:

- Đẩy mạnh công tác tuyển dụng đầu vào các công chức có trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành vào các vị trí tương ứng. Rút ngắn thời gian từ khi có thông báo đăng ký thi đến khi tổ chức thi và rút ngắn thời gian nhận việc từ khi có kết quả đến khi gửi giấy báo tuyển dụng. Hiện nay, tình trạng này xảy ra đã gây khó khăn trong việc thu hút nguồn lực trẻ tuổi có tài.

- Tăng cường mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác kiểm soát chi về công tác chi thường xuyên, chi đầu tư cho phù hợp và đáp ứng với yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn trực tuyến về Báo cáo tài chính Nhà nước, về kiểm soát chi ngân sách phường, cập nhật các văn bản, chính sách mới đến cho toàn thể CBCC trong KBNN.

- Cần tăng mức khen thưởng bằng hiện vật đối với các sáng kiến được ứng dụng hiệu quả trong công tác kiểm soát chi qua KBNN. Đối với những công chức có hạn chế về năng lực hay vi phạm trong công tác kiểm soát chi,cần có phương án để xử lý và sắp xếp nhân sự hợp lý.

- Tổ chức phong trào thi đua, các hội thi nghiệp vụ nhằm nâng cao việc học tập, nghiên cứu văn bản, chế độ của CBCC.

3.3.1.3. Kiến nghị về Khoa học công nghệ và hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị trong ngành KBNN

Vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa cấp bách là phải xây dựng được hệ thống mạng thông tin nhanh nhạy, ổn định từ trung ương đến cơ sở, đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều hành, nhất là trong điều kiện thực hiện chế độ kế toán TABMIS như hiện nay. Hiện đại hóa công nghệ thanh toán của KBNN có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của nền kinh tế nói chung và công tác điều hành NSNN nói riêng.

Cùng với việc triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy, KBNN tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công nghệ quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống và phục vụ tốt hơn khách hàng giao dịch với KBNN, bao gồm:

- Nâng cấp kho dữ liệu TABMIS - là kho dữ liệu độc lập và vận hành song song với môi trường sản xuất TABMIS, được đồng bộ từ TABMIS nhằm khai thác các báo cáo cho các đơn vị vận hành TABMIS.

- Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình, nâng cao hiệu năng đối với các chương trình ứng dụng khác với TABMIS như TCS, TTSP..., truyền dữ liệu nhanh chóng, góp phần hỗ trợ công tác tổng hợp số liệu để đối chiếu với cơ quan thuế, hải quan, ngân hàng; cung cấp thông tin kịp thời, phục vụ quản lý.

- Đề xuất Cục CNTT tiếp tục bổ sung toàn bộ các mẫu biểu chứng từ theo quy định mới, nâng cấp các chức năng đang bị lỗi trên Trang thông tin DVCTT. Đồng thời, tiếp tục nâng cấp DVCTT để kết nối được với Ngân hàng, từ đó, Ngân hàng có thể truy cập vào trang Dịch vụ công để lấy mẫu thanh toán cho đối tượng thụ hưởng, tiết kiệm thời gian thanh toán.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w