XUYÊN
NSNN QUA KBNN TP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
2.2.1. Tình hình chung về chi thường xuyên NSNN qua KBNNHà Nội
2.2.1.1. về tổ chức thực hiện quy trình kiểm soát chi
Từ tháng 10/2019 đến nay, KBNN quận/ huyện thực hiện việc sắp xếp cơ cấu theo Đề án KBNN quận không có tổ chức phòng và thực hiện quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng ban hành kèm theo Quyết định 2899/QĐ- KBNN ngày 15/6/2018 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng. Kho bạc tỉnh thực hiện theo Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN mô hình cấp tỉnh và các quy định về Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, KBNN Hà Nội thực hiện theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính và Công văn 4696/KBNN-KTNN ngày 29/9/2017 của KBNN.
Đến tháng 10/2019, KBNN Hà Nội đã triển khai việc giải quyết chứng từ qua DVCTT. Do đó, KBNN Hà Nội cũng thực hiện việc nhận và giải quyết hồ sơ điện tử theo Thông tư 133/2017/TT-BTC ngày 15/12/2017 của Bộ Tài Chính về Quy định giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN và Quyết định 6099/QĐ-KBNN ngày 25/12/2017 về Quy trình xử lý giao dịch điện tử qua Trang thông tin DVC của KBNN trong hệ thống KBNN. Đến nay,
+ Đối với chứng từ giao nhận trực tiếp:
Khi tiếp nhận hồ sơ, chứng từ, công chức kiểm soát chi kiểm tra sơ bộ hồ sơ chứng từ, kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Đối với hồ sơ hợp lệ, công chức kiểm soát chi ghi vào Sổ theo dõi hồ sơ, lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, công chức kiểm soát chi hướng dẫn theo mẫu số 02 - Giấy hoàn thiện hồ sơ.
+ Đối với chứng từ giao nhận qua DVC
Khi chứng từ được gửi đến Kho bạc, GDV kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ, GDV nhấn nút từ chối tiếp nhận; trong trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, GDV tiếp nhận, hiệu chỉnh chứng từ và gửi xử lý đến Kế toán trưởng. Trong giai đoạn này, nếu GDV phát hiện sai hoặc lãnh đạo từ chối thanh toán, GDV tạo thông báo từ chối thanh toán. Sau khi kế toán trưởng ký thông báo, Lãnh đạo KBNN ký duyệt; thông báo được gửi đến đơn vị sử dụng ngân sách.
Các hồ sơ, chứng từ giao dịch qua KBNN Hà Nội được kiểm soát theo Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài Chính (Đến tháng 5/2020, nội dung kiểm soát chi NSNN thực hiện theo NĐ 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ).
Hiện nay, các GDV KBNN Hà Nội thực hiện các nội dung, quy trình giao dịch và hồ sơ thủ tục, trình tự xử lý kiểm soát thanh toán chi thường xuyên thực hiện theo các văn bản pháp luật và Quyết định số 888/QĐ-KBNN ngày 24/10/2014 của Tổng Giám đốc KBNN. Theo đó, các GDV phải tổ chức kiểm soát chứng từ kế toán nghiệp vụ từ khâu thu thập (hoặc lập), phân loại, xử
lý, ký duyệt trên chứng từ, hạch toán kế toán đến khâu lưu trữ theo quy định. - Đối với quy trình lập và kiểm soát chứng từ kế toán: GDV tuân thủ các yêu cầu kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán (biểu mẫu, chữ ký, dấu đóng,... trên chứng từ kế toán) theo quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn
Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN Thông tư số 19/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung TT 77/2017. Từ chối thanh toán tất cả những hồ sơ, chứng từ không đủ điều kiện pháp lý theo quy định.
+ Thực hiện kiểm soát, đối chiếu đối với từng chứng từ rút tiền, chứng từ thanh toán, chuyển tiền của khách hàng, đảm bảo chữ ký của KTT và thủ trưởng đơn vị, dấu trên chứng từ của đơn vị giao dịch gửi đến KBNN phải đúng mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký tại KBNN. Các đơn vị giao dịch phải trực tiếp ký trên từng liên của chứng từ bằng bút có mực không phai; không được ký lồng bằng giấy than, ký bằng mực màu đen, màu đỏ, bằng bút chì, photo chữ ký, chữ ký khắc sẵn.
+ Trường hợp chứng từ không đủ điều kiện hạch toán thì trả lại cho đơn vị; không nhận thừa chứng từ; trường hợp các liên chứng từ còn thừa trong bộ chứng từ do đơn vị giao dịch lập gửi đến thì được hủy bỏ kịp thời theo quy định để tránh nhầm lẫn.
+ Chứng từ do KBNN lập (Ủy nhiệm chi chuyển tiếp, phiếu chuyển khoản, phiếu điều chỉnh sai lầm,...) đều căn cứ phải trên cơ sở chứng từ gốc. Khi phê duyệt chứng từ, lãnh đạo đơn vị KBNN đã kiểm tra đầy đủ các yếu tố trên chứng từ, căn cứ theo quy định.
+ KTT (hoặc người được ủy quyền) có trách nhiệm kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán trước, trong và sau khi thực hiện quy trình hạch toán kế toán, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Nhà nước
- Trên các chứng từ kế toán, GDV ký đúng phần hành nghiệp vụ mình đã trực tiếp thực hiện theo trách nhiệm được giao. KTT (hoặc người được ủy quyền), Giám đốc KBNN các cấp (hoặc người được ủy quyền) ký trên tất cả các chứng từ kế toán theo quy định.
- GDV kiểm soát và thanh toán cho đơn vị khi có đủ các điều kiện theo quy định Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn:
+ Đã có trong dự toán chi NSNN được giao; đã được nhập, phân bổ và phê duyệt trên hệ thống TABMIS;
+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định.
+ Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
+ Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định
- Quy trình giao dịch đối với các khoản chi thường xuyên theo hình thức rút dự toán:
+ Bước 1: Đơn vị sử dụng ngân sách gửi chứng từ đến GDV KBNN Hà Nội phụ trách đơn vị (qua DVC hoặc trực tiếp tại trụ sở KBNN HN). GDV nhận kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi đã đủ điều kiện thanh toán theo quy định. Kiểm tra số dự toán còn được sử dụng của đơn vị kiểm tra số dự toán còn được sử dụng của đơn vị, nếu đủ thì thực hiện thanh toán cho đơn vị. Trường hợp số dư dự toán của đơn vị không đủ thanh toán, KTV chuyển trả Hồ sơ và nêu rõ lý do cho đơn vị.
+ Bước 2: Nhập chứng từ vào hệ thống. Trường hợp hồ sơ, chứng từ của đơn vị đủ điều kiện thanh toán và có đủ số dự toán để thanh toán: ký tên vào từng liên chứng từ và chuyển sang trình Kế toán trưởng (hoặc người ủy quyền) toàn bộ chứng từ giấy đã nhập và đệ trình phê duyệt trên hệ thống.
+ Bước 3: Kế toán trưởng kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp và các điều kiện thanh toán của hồ sơ chứng từ kế toán: tương tự như GDV đã kiểm soát. Kiểm tra chữ ký của KTV trên chứng từ: ký đủ các liên trên chứng từ, đảm bảo đúng mẫu chữ ký đã đăng ký với Kế toán trưởng. Kiểm tra các bút toán ghi trên chứng từ, phân hệ hạch toán. Kiểm soát việc hạch toán trên hệ thống và chuyển trả lại chứng từ cho Kế toán viên luân chuyển các bước tiếp theo phù hợp quy định đối với từng loại chứng từ.
+ Bước 4: GDV phụ trách đơn vị: Đối với các chứng từ kế toán theo quy định phải có chữ ký của Giám đốc: sau khi KTT ký kiểm soát trên chứng từ giấy và ký trên hệ thống, GDV trình Giám đốc (hoặc người ủy quyền) ký duyệt. Đối với các khoản chi không cần chữ ký của Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền): KTV xếp riêng thành tập để xử lý tiếp. Đối với hồ sơ, chứng từ của đơn vị bị Kế toán trưởng từ chối phê duyệt: KTV sửa lại các thông tin trên máy tính và đệ trình KTT phê duyệt hoặc chuyển trả cho đơn vị tuỳ từng trường hợp cụ thể.
+ Bước 5: Giám đốc (hoặc người ủy quyền) kiểm soát các yếu tố pháp lý của hồ sơ chứng từ, nếu đủ điều kiện và chứng từ đã có đủ chữ ký của GDV, Kế toán trưởng, Giám đốc thực hiện ký vào các liên chứng từ theo quy định và ký trên hệ thống máy tính (nếu có). Trường hợp phát hiện các yếu tố không phù hợp: Giám đốc yêu cầu GDV, KTT giải thích hoặc cung cấp đầy đủ các chứng từ liên quan để chứng minh tính đúng đắn của hồ sơ, chứng từ thanh toán. Sau đó chuyển trả lại chứng từ cho GDV.
+ Bước 6: GDV phụ trách đơn vị: Sau khi chứng từ kế toán của đơn vị đã được hạch toán trên hệ thống và có đầy đủ các chữ ký của Kế toán trưởng, Giám đốc (nếu có) theo quy định, GDV phối hợp để đóng dấu “KÊ TOÁN” lên các chứng từ theo quy định; đồng thời thực hiện phân loại chứng từ thanh toán để chấm và lưu trữ.
Tổng chi NSNN Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh năm 2019/2018 So sánh năm 2020/2019 142.14 0 163.61 7 180.37 5 +15,11% +11,02%
Chi thường xuyên 101.48 0 106.82 2 101.89 7 +5,26 % -0,04%
Chi đầu tư 40.66
0 56.79 5 72.712 +39,68% +28,02% Tỷ lệ chi thường xuyên so với tổng chi NSNN 71,99 % 56,79 % 56,49% - 15,2% -0,3%
* Quy trình xử lý chứng từ chi thường xuyên theo sơ đồ
Sơ đồ 2.2. Quy trình xử lý chứng từ chi thường xuyên qua KBNN
k đường tiếp nhận chứng từ thanh toán từ ĐVSDNS ---► đường hoàn thiện hồ sơ thanh toán cho ĐVSDNS
I —> đường thanh toán bằng hình thức rút tiền mặt
I đường thanh toán bằng hình thức chuyển khoản
- Quy trình chi trả theo hình thức lệnh chi tiền: Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất và kiểm soát hồ sơ chứng từ của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện thanh toán chi trả ngân sách theo quy định; chuyển lệnh chi tiền (giấy/ trên máy) gửi Kho bạc Nhà nước để chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách. Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ ngân sách và chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính.
2.2.1.2. về tỷ trọng chi thường xuyên trên tổng số chi NSNN trên địa bàn
Trong những năm gần đây, chi NSNN đã được cơ cấu lại theo hướng tích cực, ưu tiên dành nguồn lực tăng chi đầu tư, tỷ trọng dự toán chi thường xuyên (không bao gồm chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương) đã giảm dần qua các năm mà vẫn bảo đảm nguồn thực hiện cải cách tiền lương tăng khoảng 7%/năm theo Nghị quyết của Quốc hội và các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, chính sách an sinh xã hội cấp thiết khác... Có được kết quả trên là do thực hiện thắt chặt các khoản chi lễ hội, khánh tiết; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền, mở rộng thực hiện khoán xe ô tô công; cắt giảm chi quỹ lương, chi bộ máy, chi hỗ trợ trực tiếp các đơn vị ngoài công lập... Số liệu cụ thể được thể hiện như sau:Bảng 2.2. Kết quả chi NSNN qua KBNN Hà Nội
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 Dự toán được giao 47.493 47.472 47.183 +1% -0,6% Thực hiện 42.222 46.182 44.837 +9,4% +6,2% Đạt tỷ lệ % 88,9 973 95,03 +8,4% 2,27% Không c hỉ trong c
hi tiêu hàng năm, việc xây dựng dự toán chi thường
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN
Qua các số liệu trên ta có thể nhận thấy, tỷ trọng chi thường xuyên giảm dần qua các năm. Năm 2018 các khoản chi thường xuyên chiếm gần 72% trong tổng chi ngân sách, năm 2019 số chi thường xuyên giảm còn 56,8% trong tổng chi NSNN, tương đương giảm 15,2%. Đến năm 2020 số chi thường xuyên giảm còn 56,49% trong tổng chi NSNN, tương đương giảm 0,3%.Có được kết quả này là do việc quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, đặc biệt là triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Riêng năm 2019, chi thường xuyên đã cắt giảm nhiều so với năm 2018 do thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tinh gọn bộ máy và đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công theo các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19- NQ/TW của Trung ương. Nguồn tiết kiệm trong chi thường xuyên dành chi tăng lương và chi cho an sinh xã hội.
2.2.1.3. Kết quả thực hiện chi thường xuyên theo dự toán của NS ĐP
Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cân đối ngân sách khó khăn, nhưng vẫn phải đảm bảo nguồn tăng chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh, nhiều khoản chi lại tăng lên như: Chi chế độ đặc thù
đối với những người trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch và những người phải cách ly tập trung; chính sách hỗ trợ cho người dân chịu tác động lớn bởi dịch bệnh; cơ chế đảm bảo kinh phí và bố trí nguồn ngân sách trung ương để bổ sung cho các bộ, địa phương để phòng chống dịch, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động điều hành chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, bố trí trong phạm vi dự toán được giao; rà soát để cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020. Tính đến ngày 31/12/2020, các nhiệm vụ chi thường xuyên đã thực hiện xong theo dự toán, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Cụ thể:
Bảng 2.3. Chi thường xuyên theo dự toán tại KBNNHà Nội
1 Số đơn vị giao dịch Đơn vị 9.920 9.929 9989
2 Tổng số TK giao dịch TK 30.883 30.878 30.986
3 Doanh số hoạt động Tỷ.đồn g
3.997.592 3.815.803 4.578.963
xuyên cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng đã được xây dựng trên cơ sở yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm biên chế, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp, qua đó, cơ cấu lại nguồn để ưu tiên bố trí cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội. Phát huy những kết quả đạt được, trong Thông tư hướng dẫn thực hiện dự toán NSNN năm 2021 mới được ban hành gần đây, các cấp quản lý cũng yêu cầu tiết kiệm triệt để các khoản chi
thường xuyên, chống lãng phí, giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm.
2.2.1.4. về tình hình các đơn vị giao dịch các đơn vị giao dịch chi thường xuyên
KBNN Hà Nội đang quản lý 9.989 đơn vị giao dịch với hơn 30.986 tài khoản hoạt động với doanh số hoạt động hằng năm dao động khoảng
4.578.963 tỷ đồng.
với 0,6%, 100 tài khoản tương ứng 0,34%% và 763.160 tỷ đồng doanh số hoạt động tương ứng với 1,2% so với năm 2019.
2.2.2. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNNHà Nội
2.2.2.1. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên theo nội dung chi qua KBNN Hà Nội
Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN được thể hiện qua ba giai đoạn kiểm soát:
Giai đoạn 1: Kiểm soát trước khi chi: KBNN có trách nhiệm kiểm tra