Nhân tố bên trong ngân hàng

Một phần của tài liệu 1581 thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại NHNoPTNT VN chi nhánh tỉnh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 34 - 36)

Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại đó là: Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá, phương pháp xếp hạng tín dụng, mục đích xếp hạng tín dụng mà ngân hàng thương mại theo đuổi, năng lực của người xếp hạng.

- Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng: Tổ chức xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích, yêu cầu phải đầy đủ, khoa học và hợp lý. Hệ thống chỉ tiêu phân tích có đầy đủ hay không sẽ ảnh hưởng tới kết quả xếp hạng. Nếu hệ thống chỉ tiêu phân tích qua nhiều sẽ làm cho kết quả chấm điểm rườm rà, gây tốn kém, phức tạp, ngược lại nếu hệ thống chỉ tiêu này ít sẽ gây khó khăn trong quá trình ra quyết định tín dụng bởi độ chính xác kết quả chấm điểm không chính xác.

- Hệ thống các tiêu chuẩn để so sánh, đánh giá có phù hợp hay không. Việc thống kê và hình thành một hệ thống tiêu chuẩn tốt, phù hợp sẽ làm cho cơ sở chấm điểm có chất lượng tốt. Theo kinh nghiệm, các Ngân hàng trên thế giới thường sử dụng hệ số trung bình của ngành, nhóm ngành hoặc nhóm cơ quan Thống kê thông báo hàng năm là một trong cac tiêu chuẩn quan trọng để so sánh.

- Thông tin là một nhân tố quan trọng trong chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp vì đó chính là nguyên liệu ban đầu cho các “chế biến” tiếp theo. Vì vậy nó là vấn đề quyết định đến kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Ở đây muốn nói đến thông tin cả về mặt số lượng và mặt chất lượng của thông tin. Nguồn thông tin từ bản thân các ngân hàng là một nguồn thông tin vô cùng quý giá. Nếu nguồn thông tin này đa dạng, dễ tìm kiếm, thông tin có chất lượng thì sẽ là nền tảng tốt cho việc thực hiện tốt công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

- Mục đích của công tác xếp hạng tín dụng: Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng nhằm thực hiện nhiều mục đích khác nhau. Có thể chia thành hai mảng chính là phân tích tín dụng và quản lý tín dụng. Mục đích sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng cũng như số lượng các thứ hạng. Kinh nghiệm cho thấy, các ngân hàng chú trọng mục đích phân tích tín dụng thường chi tiết hóa hệ thống chỉ tiêu và số lượng thứ hạng còn các ngân hàng theo đuổi mục đích quản lý sử tín dụng thường sử dụng số lượng thứ hạng ít hơn.

- Phương pháp và các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng tín dụng: Các phương pháp xếp hạng sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chính xác đến mức nào. Phương pháp lựa chọn để xếp hạng lạc hậu hay tiên tiến, có phù hợp với công nghệ chấm điểm mà ngân hàng sử dụng hay không.

Bên cạnh đó, kết quả xếp hạng tín dụng cũng phụ thuộc vào các tiêu chuẩn đánh giá. Nếu các tiêu chuẩn đanh giá càng rõ ràng, có hướng dẫn chi tiết, cụ thể thì kết quả xếp hạng tín dụng càng chính xác, có khả năng so sánh cao.

Khi xác định các tiêu chuẩn đánh giá, các ngân hàng cũng nên cân nhắc mức độ hợp lý giữa các tiêu chuẩn đánh giá và mục đích sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng mà ngân hàng theo đuổi.

- Trình độ của đội ngũ cán bộ tiến hành chấm điẻm cũng ảnh hưởng tới chất lượng kết quả chấm điểm tín dụng. Trong quá trình thao tác thực tế, người thực hiện công tác xếp hạng tín dụng phải hiểu được bản chất của vấn đề phân tích và nhận biết được tình huống trong từng điều kiện cụ thể, không máy móc áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá.

Một phần của tài liệu 1581 thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại NHNoPTNT VN chi nhánh tỉnh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w