2.1.3.1. Công tác huy động vốn
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn
- TG nội tệ 157 6 198 1 25,70 2312 16,71 3021 30,67 346 2 14,59 - TG ngoại tệ 97 113 16,49 98 -13,27 82 -16,33 127 54,88 Tổng 3167 42.09 25,16 2.410 15,09 3.103 28,76 93.58 15,66
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền (+__) % Số tiền (+__) % Số tiền (+__) % Số tiền (+__) % Tổng dư nợ 2.737 3.245 18,56 3.785 16,64 4.400 16,2 4.723 7,34 Dư nợ ngắn hạn 2.027 2.476 22,15 3.101 25,24 3.531 13,87 3.802 7,67
Năm 2011 là năm thực hiện Nghị quyết 11 của Chính Phủ và Thông tư 01 của Thống đốc NHNN VN về các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Ngành Ngân hàng tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, năng suất lao động của chi nhánh tại thời điểm đầu năm chưa cao, không đồng đều giữa các lĩnh vực. Kết thúc năm 2011, toàn chi nhánh đã phấn đấu vượt khó, hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu quan trọng. Tổng nguồn vốn huy động đạt 2410 tỷ VNĐ, tăng 316 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng là 15,09% .
Năm 2012 tình hình kinh tế xã hội trong nước vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng cao, nợ xấu ngân hàng cao, tồn kho hàng hóa lớn.. .Agribank Vĩnh Phúc đã bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương, các giải pháp chỉ đạo, điều hành của trụ sở chính trong từng giai đoạn, động viên người lao động cùng ngành, cùng địa phương và khách hàng vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cả năm ở mức khá cao và toàn diện.
Năm 2013 là năm mà nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn và diễn biến không thuận lợi. Chi nhánh NHNo&PTNT Vĩnh Phúc đã triển khai tốt các chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng, dự thưởng huy động vốn của NHNo VN, quan tâm triển khai thực hiện tốt chính sách ưu đãi và chăm sóc đối với khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, phân công từng cán bộ tiếp cận huy động nguồn vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng huy động chi nhánh đạt 15,66% (số tuyệt đối là 3.589 tỷ đồng.
2.1.3.2. Sử dụng vốn
Bảng2.2: Kết quả sử dụng vốn
tiền trọn g (%) tiền trọn g (%) tiền trọng (%) tiền trọn g (%) tiền trọng (%) Dư nợ 2737 3.245 3.785 4.400 4.723 + Nợ nhóm I 2.297 83,92 2.842 87,58 3.469 91,65 3.925 89,2 4.486 94,98 + Nợ nhóm II 297 10,85 320 9,86 262 6,92 422 9,59 172 3,64 + Nợ xấu 143 5,22 83 2,56 54 1,43 53 1,2 73 1,55
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc)
Năm 2011, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 3.785 tỷ, tăng 540 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 16,64%. Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn là 2.101 tỷ, chiếm tỷ trọng 82% tổng dư nợ; Dư nợ cho vay trung dài hạn 684 tỷ, chiếm tỷ trọng 18%. Trong năm chi nhánh được TW hỗ trợ 450 tỷ nguồn vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, NHNo tỉnh đã có sự điều hòa nguồn vốn đảm bảo hài hòa giữa các đơn vị về năng suất lao động, nhu cầu thị trường, chính sách khách hàng, mức độ cạnh tranh trong từng thị trường... đảm bảo mức tăng trưởng chung toàn chi nhánh khá đồng đều.
Năm 2012, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 4.400 tỷ, tăng trưởng 16,2% so với đầu năm, đạt 100% so với kế hoạch, số tuyệt đối tăng dư nợ là 615 tỷ VNĐ. Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 3.531 tỷ, chiếm 80% tỷ trọng tổng dư nợ, Dư nợ trung dài hạn là 896 tỷ, chiếm tỷ trọng 20% so với tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay đạt 100% so với kế hoạch.
Năm 2013 Agribank Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng; cơ cấu vốn tín dụng được tập trung cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông
dân, cho vay theo các chương trình của Chính phủ, tiếp tục duy trì cấp tín dụng đối với những khách hàng tốt. Kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, thực hiện cơ cấu xác định lại thời hạn trả nợ và cho vay bổ sung vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh, miễn giảm một phần lãi để giảm bớt khó khăn cho khách hàng vay vốn. Đến 31/12/2013 dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 4.723 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng so với cuối năm 2012 là 7,34%.
2.1.3.3. về cơ cấu nợ
Bảng 2.3: Cơ cấu nợ
5 5,3 5,5 DS bán ngoại tệ Triệu USD 2,845 3,26 5 4,9 5,4 6,03
DS chuyển tiền kiều hối Triệu USD 7,82 9 10,47 10,91 11,702 Số lượng thẻ ATM phát hành Nghìn thẻ >30 ~ 40 > 50 >55 ~ 62 + Số dư TG TK thẻ Tỷ VNĐ > 26 >39 tỷ >76 tỷ >75 >76
+ Số dư duy trì BQ Triệu VNĐ
1,0 1,0 1,5 1,5 1,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc )
Năm 2011, trước những khó khăn chung của nền kinh tế, NHNo&PTNT nói chung và chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng gặp phải nhiều thách thức trong hoạt động tín dụng, toàn chi nhánh đã chủ động nắm bắt các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam, nợ xấu của chi nhánh năm 2011 là 54 tỷ; chiếm 1,43% so với tổng dư nợ.
Bước sang năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,03%, tuy thấp hơn mục tiêu đề ra, nhưng xét trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới thì vẫn là một dấu hiệu tích cực. Nợ xấu của chi nhánh có xu hướng giảm, chiếm 1,2% so với tổng dư nợ, số tuyệt đối là 53 tỷ đồng.
Năm 2013 chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì cho vay lĩnh vực này ít rủi ro hơn so với cho vay vào các tổ chức, doanh nghiệp. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì cho vay vào hộ gia đình, cá nhân ít rủi ro hơn vào các lĩnh vực khác. Nợ xấu ở mức thấp, chiếm 1,55% trên tổng dư nợ.
2.1.3.4. Kết quả phát triển dịch vụ, sản phẩm khác
Các dịch vụ thanh quyết toán, chuyển tiền, thẻ ATM...: Khối lượng thanh toán qua NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng mở rộng. Doanh số mua bán ngoại tệ, doanh số chuyển tiền kiều hối, số lượng thẻ ATM phát hành có sự tăng trưởng qua các năm, số dư duy trì bình quân hiện tại gần 1,5 triệu đồng/ thẻ. Đã có trên 4000 khách hàng sử dụng dịch vụ nhắn tin qua điện thoại di động, thu về dịch vụ thẻ bước đầu đạt tên 370 triệu đồng. Các dịch vụ thanh toán của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc được mở rộng với chất lượng cao không những đã đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, tạo được niềm tin cho khách hàng .
đồng ý ý A ĐỘ TIN CẬY 1 NHNo tỉnh Vĩnh Phúc là NH được khách hàng tín nhiệm 5 3 20 57 15 2 NHNo tỉnh Vĩnh Phúc bảo mật tốt thông tin khách hàng 0 3 27 50 20 3
Hệ thống máy ATM luôn hoạt động
tốt 3 10 20 56 11
4
Giấy tờ, biểu mẫu, phiếu sử dụng trong giao dịch được thiết kế đơn giản, rõ ràng
3 6 40 46 5
5
Thủ tục thực hiện giao dịch tại NHNo tỉnh Vĩnh Phúc đơn giản, thuận tiện
1 6 45 38 10
6
Thời gian xử lý giao dịch tại NHNo
tỉnh Vĩnh Phúc nhanh
0 3 56 21 20
7
Thời gian khách hàng ngồi chờ đến
lượt giao dịch ngắn 2 5 18 56 19
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh )
Những kết quả bên dưới thu thập được từ kết quả bảng hỏi 100 khách hàng tới giao dịch với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc.
hàng, thời gian xử lý giao dịch nhanh nhưng ngân hàng cần đầu tư nâng cấp hệ thống ATM, đơn giản các thủ tục giấy tờ.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XHTD TẠI NHNo& PTNT VĨNH PHÚC
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động XHTD tại NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
Việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam không nằm ngoài chỉ đạo chung của NHNN nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả, kịp thời trong hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam. Công tác chấm điểm, XHTD đã được NHNo&PTNT triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống sau khi chuyển đổi phần mềm quản lý từ FOX PRO sang IPCAS trong năm 2008. Sau một thời gian thử nghiệm, NHNo&PTNT hiện nay đã có một hệ thống XHTD nội bộ tương đối hoàn chỉnh, đây là kết quả của cả một quá trình từ chỉ đạo, thực hiện và hoàn thiện:
- Ngày 24/01/2002, Thống đốc NHNN đã kí ban hành quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp. Theo đó trung tâm thông tin tín dụng (CIC) sẽ phân loại và xếp hạng tín dụng các đối tượng doanh nghiệp là nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần. Ban giám đốc NHNo&PTNT nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT tình Vĩnh Phúc đã thi hành quyết định này thông qua việc cung cấp thông tin tín dụng cho CIC xếp loại.
- Ngày 24/12/2003, Thống đốc NHNN kí ban hành chỉ thị số 08/2003/CT- NHNN về việc nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc phân loại nợ, gia hạn và xử lý nợ, đồng thời tiến hành thanh tra các tổ chức tín dụng nhằm xử phạt những sai phạm. Từ đó, yêu cầu an toàn trong hoạt động tín dụng trong các NHTM được đặt lên hàng đầu, và việc phân loại nợ để có những phương hướng xử lý là hết sức cần thiết. Vì vậy, các NHTM bắt đầu xây dựng khung XHTD cho riêng mình nhằm phân loại khách hàng.
- Ngày 01/04/2004, Thống đốc NHNN kí ban hành chỉ thị số 04/2004/CT - NHNN về việc tăng cường quản lý, giám sát nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững, thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại nợ theo nguyên nhân khó thu hồi để có biện pháp quản lý, giám sát và xử lý nợ thích hợp nhằm
giảm thiểu nợ gia hạn, nớ quá hạn. Từ đó bắt buộc mỗi NHTM phải tiến hành những phương pháp nhằm phân loại nợ và có những biện pháp xử lý. Vì vậy, các NHTM đã xây dựng hệ thống XHTD để phân loại nợ trong nội bộ ngân hàng, và NHNo&PTNT cũng không là ngoại lệ. Ngân hàng đã xây dựng khung chấm điểm và xếp hạng khách hàng, từ đó đưa ra những biện pháp bảo đảm tiền vay và quyết định tín dụng phù hợp.
- Ngày 22/4/2005, Thống đốc NHNN đã kí quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN, ban hành kèm theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD. Trong đó tại khoản 1 điều 4 quy định: “ Trong thời gian tối đa ba (03) năm kể từ ngày quy định này có hiệu lực, TCTD phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của TCTD”. Điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, NHTM thực hiện phân loại nợ căn cứ theo kết quả xếp hạng khách hàng từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, dựa trên sự đánh giá tổng hợp về tình hình tài chính, phi tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.. .đây cũng là phương thức đang được các ngân hàng trên thế giới áp dụng.
- Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam “ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
- Sổ tay tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam năm 2004.
- Các văn bản khác có liên quan tới nghiệp vụ tín dụng và thực tiễn chỉ đạo công tác tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thực tế triển khai việc phân loại khách hàng theo quyết định số 1261 và 1406/NHNo-TD ngày 23/05/20007 của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo về quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống VBARD, trong đó yêu cầu trong hệ thống VBARD phải thực hiện xếp hạng tín dụng.
2.2.2. Nội dung hoạt động xếp hạng tín dụng tại NHNo&PTNT
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của VBARD là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng cho vay như không trả được lãi và gốc dư nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện quy định khác.
Các tình huống này là các rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng.
Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được thực hiện nhằm hỗ trợ ngân hàng cho vay trong việc:
- Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt.
- Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ, hạng khách hàng cho phép ngân hàng cho vay lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời.
- Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục cho vay, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng còn nhằm mục đích phát triển marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn và ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng tổn thất tín dụng.
Nguyên tắc chấm điểm tín dụng
Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng.
- Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà cán bộ quản lý tín dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó.
- Điểm tổng hợp cuối cùng để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số.
- Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ tiêu tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động đến rủi ro tín dụng.
Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng với 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Như vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức kể trên, tùy thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã được xác định.
Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu nhân với trọng số, có tính đến nhân tố ảnh hưởng là: loại hình sở hữu và báo cáo tài chính (quý, năm) của khách hàng có được kiểm toán hay không được kiểm toán.
Các công cụ chấm điểm tín dụng
- Bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí để chấm điểm tín dụng: Đối với mỗi