Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích tín dụng và XHTD DNVV

Một phần của tài liệu 1581 thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại NHNoPTNT VN chi nhánh tỉnh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 97 - 100)

Việc nâng cao công tác phân tích, đánh giá doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp tới sự thành công của kết quả XHTD DNVV. Do vậy, ngân hàng cần sớm có biện pháp khắc phục những tồn tại trong khâu thực hiện của công tác này để tạo thuận lợi cho công việc của cán bộ tín dụng, từ đó nâng cao chất lượng XHTD.

- Thứ nhất: Chuyên môn hóa quản lý doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực kinh doanh, theo thời hạn khoản vay và theo các khâu của quy trình tín dụng.

+ Phân công cán bộ tín dụng theo ngành, lĩnh vực hoạt động: Việc cán bộ tín dụng phải thực hiện toàn bộ các giai đoạn của quá trình thẩm định khách hàng tại NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc là rất bất lợi đối với ngân hàng bởi lẽ hiện nay các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa dạng về ngành nghề và lĩnh vực hoạt động với những thuận lợi, khó khăn riêng và mức độ chính xác và phức tạp của BCTC cũng khác nhau. Một cán bộ tín dụng dù có năng lực tới đâu cũng không thể hiểu sâu tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Để thực hiện giải pháp này, trước tiên, ngân hàng cần thống kê lại tất cả loại hình doanh nghiệp mà ngân hàng có quan hệ tín dụng. Sau đó, tiến hành phân loại theo ngành nghề như: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ

rồi lại phân thành các nhóm ngành kinh doanh nhỏ hơn như may mặc, giầy da, giao thông vận tải, xây dựng... Đối với từng loại hoặc nhóm doanh nghiệp, ngân hàng sẽ phân công một hoặc một nhóm cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý tùy theo quy mô của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ. Nếu thực hiện phân công theo mô hình này, các cán bộ tín dụng sẽ am hiểu tình hình hoạt động kinh doanh cũng như xu thế phát triển của loại hình doanh nghiệp mà mình phụ trách, biết rõ hơn các quy định, chính sách, ưu tiên của Nhà nước và địa phương đối với ngành đó. Điều này không những thuận lợi cho cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phân tích, đánh giá doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý trong việc quản lý tình trạng từng khoản vay.

+ Phân công cán bộ tín dụng theo thời hạn từng khoản vay, bởi các khoản vay ngắn hạn, trung dài hạn có mức độ phức tạp khác nhau. Khoản vay dài hạn thường nhằm để thực hiện các dự án đầu tư có thời gian rất dài, có khi đến hàng chục năm nên mức độ phức tạp, rủi ro tiềm tàng là rất lớn. Điều này đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm lâu năm, với khả năng nhạy bén tốt để có thể lường trước những biến động bất thường có thể gây bất lợi cho dự án trong quá trình thực hiện, để từ đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần thực hiện phân công những cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm quản lý các khoản vay trung và dài hạn, còn cán bộ trẻ, trình độ chuyên môn chưa thực sự vững vàng sẽ đảm nhiệm khoản vay ngắn hạn, thực hiện phương án kinh doanh hay tín dụng trả góp. Với giải pháp này, ngân hàng sẽ tận dụng tối đa chất xám của CBTD, đồng thời giúp các cán bộ trẻ từng bước nâng cao khả năng cũng như kinh nghiệm của mình.

+ Chuyên môn hóa cán bộ theo từng khâu trong quy trình tín dụng của ngân hàng. Cụ thể, mỗi CBTD sẽ phụ trách từng nội dung như Maketing, tiếp xúc doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn; thẩm định doanh nghiệp về mọi mặt; kiểm tra xử lý sau khi vay; quản lý hồ sơ tín dụng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phân công CBTD phụ trách theo từng

mảng chuyên môn riêng như chuyên viên pháp lý chuyên thẩm định các nội dung trong hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên thẩm định phương án, dự án...

Ưu điểm của phương pháp này là tính chuyên môn hóa cao, khả năng phân tích từng nội dung và từng khâu sẽ sâu sắc hơn, các CBTD có thể giám sát lẫn nhau, giảm thiểu nguy cơ rủi ro đạo đức. Bên cạnh đó, mô hình này đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cán bộ , các phòng ban để đảm bảo công tác thẩm định doanh nghiệp được diễn ra chặt chẽ và kịp thời.

Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là việc chuyên môn hóa theo từng nội dung như vậy sẽ dẫn đến cán bộ tín dụng bị thiên lệch vê công việc mà mình phụ trách, họ chỉ hiểu sâu sắc công việc họ đảm nhận mà không có sự hiểu biết các nghiệp vụ còn lại. Song, ngân hàng cũng có thể giải quyết vấn đề này bằng cách hoán đổi giữa các CBTD về nhóm, lĩnh vực cũng như nội dung họ phụ trách. Như vậy, trong suốt quá trình công tác, CBTD sẽ có điều kiện tìm hiểu nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như nhiều nội dung công việc với khối lượng công việc hợp lý, trau dồi kiến htức nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm để giải quyết công việc ở bất ký vị trí hay lĩnh vực nào.

- Thứ hai: Nâng cao khả năng quản lý, giám sát chặt chẽ công tác phân tích, đánh giá, XHTD DNVV. Ngân hàng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng: Mặc dù ngân hàng có riêng một phòng kiểm soát riêng nhưng cơ chế kiểm tra tiến trình thực hiện hoạt động chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp còn nhiều hạn chế do số lượng cán bộ kiểm tra, kiểm soát còn mỏng ( chỉ với 3 cán bộ ) trong khi hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng đòi hỏi công tác kiểm tra, kiểm soát đối với công tác đánh giá khách hàng ngày càng cao. Hơn nữa về lâu dài, để hoạt động này thật sự có vai trò lớn đối với hạn chế rủi ro tín dụng thì ngân hàng phải chú trọng kiểm tra, giám sát hoạt động thường xuyên. Ở giai đoạn trước khi cho vay. Cần kiểm tra xem cán bộ tín dụng có hướng dẫn khách hàng đầy đủ các điều

kiện, thủ tục vay vốn ngân hàng theo quy định hiện hành hay không, cán bộ tín dụng đã điều tra, thu thập xử lý thông tin, tiến hành phân tích khách hàng theo đúng quy định không. Ở giai đoạn trong khi cho vay, cần kiểm tra xem cán bộ tín dụng có khảo sát hay bỏ mặc doanh nghiệp. Khi hợp đồng tín dụng kết thúc, kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ, cung cấp thông tin cho hệ thống thông tin nội bộ.

- Thứ ba: Tiến hành XHTD cho DNVV một cách thường xuyên: việc thu thập thông tin, tiến hành XHTD phải được thực hiện định kì thường xuyên cả trước, trong và sau khi vay để có thể phát huy hết tác dụng trong phòng ngừa rủi ro tín dụng và các chính sách quản trị khác của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1581 thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại NHNoPTNT VN chi nhánh tỉnh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w