Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện theo các bước sau:
• Bước 1: Thu thập thông tin
• Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh cuẩ khách hàng • Bước 3: Chấm điểm quy mô của khách hàng
• Bước 4: Xác định loại hình sở hữu của khách hàng • Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
• Bước 6: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính • Bước 7: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng
• Bước 8: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH > Bước 1: Thu thập thông tin
Thông tin là nguồn nguyên thiệu cơ bản ban đầu, cần thiết cho việc tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Trong đó, thu thập thông tin mặc dù là bước đầu tiên của quá trình chấm điểm tín dụng nhưng lại là khâu có vai trò đặc biệt quan trọng, có tính quyết định rất lớn đến độ tin cậy chất lượng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn. Chính bởi vai trò quan trọng đó mà
NHNo&PTNT Vĩnh Phúc rất chú trọng thu thập thông tin và khai thác triệt để mọi nguồn thông tin có thể thu thập được. Các nguồn thông tin có thể có bao gồm:
- Thông tin từ bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng
Thông tin từ bộ hồ sơ của khách hàng tại NHNo&PTNT Vĩnh Phúc hiện nay thông thường bao gồm hồ sơ pháp lý và hồ sơ kinh tế - tài chính.
Hồ sơ kinh tế - tài chính: Bao gồm Kế hoạch sản xuất kinh doanh, các Báo cáo tài chính quý, năm gần nhất tại thời điểm chấm điểm như: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bảng kê dư nợ vay tại các TCTD, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước; Chi tiết doanh thu theo lĩnh vực, ngành nghề.
Hồ sơ pháp lý :bao gồm:
• Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; • Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh;
• Giấy phép hành nghề đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề đặc biệt cần giấy phép;
• Hợp đồng liên doanh ( đối với doanh nghiệp liên doanh);
• Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, hoặc đăng kí mã số xuất nhập khẩu (nếu có);
• Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị, người đại diện pháp nhân ( Tổng giám đôc hoặc Giám đốc), kế toán trưởng;
• Văn bản ủy quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cơ quan cấp trên có thẩm quyền (nếu có) đối với doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc;
• Các giấy tờ khác có liên quan.
- Thông tin được lưu trữ tại ngân hàng
Tại NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc việc lưu trữ dữ liệu về thông tin khách hàng được thực hiện tại các phòng ban. Trong đó mỗi phòng ban trong Chi nhánh tập hợp, lưu trữ các thông tin khác nhau về khách hàng.
Phòng khách hàng lưu trữ đầy đủ thông tin về tình hình dư nợ, cho vay, thu nợ của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng cũng như tiến trình thực hiện
phương án kinh doanh của khách hàng.. .Trong khi đó, phòng kế toán với chức năng là thu nợ (bao gồm cả lãi và gốc) và giải ngân cho khách hàng vay vốn căn cứ vào khế ước, thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh.. .cho khách hàng mà phòng kế toán lưu trữ nguồn thông tin rất phong phú về khách hàng trong cả những quan hệ tín dụng và quan hệ phi tín dụng. Những thông tin mà phòng kế toán cung cấp chính vì vậy mà là những thông tin đắc lực cho cán bộ tín dụng trong công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng. Ngoài những thông tin được lưu trữ tại phòng kế toán, phòng tiếp thị cũng là một nguồn cung cấp số liệu quan trọng về những doanh nghiệp đã từng có quan hệ với NH.
- Thông tin thu thập được từ các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp KH.
Thông tin mà ngân hàng thu thập được từ bộ hồ sơ do khách hàng cung cấp thường mang tính chủ quan, do khách hàng tự đánh giá về bản thân doanh nghiệp mình. Vì vậy, trong rất nhiều trường hợp thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp phản ánh không đầy đủ, hoặc không chính xác về tình hình của doanh nghiệp hiện tại, nếu cán bộ tín dụng ra quyết định dựa trên các thông tin này có thể dẫn đến rủi ro tín dụng.
Vì vậy nguồn thông tin có được từ các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng có vai trò thẩm định lại các thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đến trực tiếp doanh nghiệp, tham quan tìm hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp cán bộ tín dụng hiểu rõ hơn thực trạng doanh nghiệp mình định cấp tín dụng, tình hình hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả của dự án mà ngân hàng tài trợ.
- Thông tin từ các nguồn khác
Ngoài những nguồn thông tin nêu trên, các cán bộ tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc còn thu thập thông tin từ báo chí, phương tiện truyền thanh và truyền hình, báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp, các cán bộ đồng nghiệp.
NHNo&PTNT chi nhánh Vĩnh Phúc chấm điểm khác nhau cho 34 ngành/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau.
Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của chính khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính được định nghĩa là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng.
Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không ngành nào có doanh thu từ 50% trở lên trong tổng doanh thu thì Chi nhánh được quyền lựa chọn ngành đem lại tỷ trọng doanh thu cao nhất hoặc ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng có hoạt động để chấm điểm và xếp hạng. Đối với khách hàng có hoạt động kinh doanh biến động làm thay đổi ngành theo cách xác định trên thì Chi nhánh xác định ngành theo nguyên tắc duy trì 2 năm liên tục ở một ngành, sau đó nếu vẫn tiếp tục có biến động thì xác định ngành theo quy định ở trên.
> Bước 3: Chấm điểm quy mô của DNVV
NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc xác định quy mô của khách hàng doanh nghiệp dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần, tổng tài sản. Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào ngành kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Mức thang điểm xác định quy mô của khách hàng được mỗi ngân hàng xây dựng riêng làm cơ sở tổng điểm của 4 chỉ tiêu.
- Xác định vốn chủ sở hữu: Lấy chỉ tiêu trong bảng Cân đối kế toán để so sánh với giá trị theo từng ngành để xác định mức điểm vốn chủ sở hữu (a).
- Xác định số lượng lao động: Lấy chỉ tiêu trong phần thông tin khách hàng để xác định mức điểm số lượng khách hàng (b).
- Xác định doanh thu thuần: Lấy chỉ tiêu trong bảng Cân đối kế toán để so sánh với giá trị theo từng ngành để xác định mức điểm doanh thu thuần (c).
- Xác định tổng tài sản: Lấy chỉ tiêu trong bảng Cân đối kế toán để so sánh với giá trị theo từng ngành để xác định mức điểm tổng tài sản (d).
Vậy, điểm quy mô sẽ được so sánh với giá trị bảng quy mô để xác định quy mô lớn, quy mô trung bình hay quy mô nhỏ.
> Bước 4: Xác định loại hình sở hữu của DNVV
Căn cứ vào đối tượng sở hữu, khách hàng doanh nghiệp được chia thành 3 loại khác nhau:
- Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Khách hàng khác
Việc phân loại các loại hình sở hữu có ảnh hưởng đến tỷ trọng từng nhóm chỉ tiêu phi tài chính trong điểm phi tài chính của khách hàng.
> Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính năm: Các chỉ tiêu tài chính năm gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm như sau:
- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (3 chỉ tiêu) • Khả năng thanh toán hiện hành
• Khả năng thanh toán nhanh • Khả năng thanh toán tức thời
- Nhóm chỉ tiêu hoạt động (4 chỉ tiêu) • Vòng quay vốn lưu động
• Vòng quay hàng tồn kho • Vòng quay các khoản phải thu • Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
- Nhóm chỉ tiêu cân nợ (2 chỉ tiêu) • Tổng nợ phải trả/ tổng tài sản • Nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu
- Nhóm chỉ tiêu thu nhập (5 chỉ tiêu) • Lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần
• Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần • Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
• Suất sinh lời của tổng tài sản • Khả năng thanh toán lãi vay
Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính quý: Các chỉ tiêu tài chính quý gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm như áp dụng đối với các chỉ tiêu tài chính năm.
> Bước 6: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm 46 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm:
Nhóm 1: Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ (3 chỉ tiêu)
• Khả năng trả nợ gốc trung và dài hạn • Xu hướng lưu chuyển tiền thuần
• Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của cán bộ tín dụng
Nhóm 2: Trình độ quản lý và môi trường nội bộ (9 chỉ tiêu)
• Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp và/ hoặc kế toán trưởng • Kinh nghiệm chuyên môn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp
• Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng
• Quan hệ của Ban lãnh đạo doanh nghiệp với các cơ quan hữu quan
• Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh dạo doanh nghiệp với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của cán bộ tín dụng
• Môi trường kiểm soát nội bộ, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng
• Môi trường nhân sự nội bộ của DN theo đánh giá của cán bộ tín dụng
• Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2 đến 5 năm tới.
Nhóm 3: Quan hệ với ngân hàng (13 chỉ tiêu)
• Lịch sử trả nợ (bao gồm cả nợ gốc và/ hoặc lãi) của khách hàng trong 12 tháng qua
• Tỷ trọng nợ gốc cơ cấu lại trên tổng dư nợ ( gốc) tại ngày chấm điểm xếp hạng khách hàng
• Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại
• Lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng của khách hàng
• Tình hình cung cấp thông tin của khách hàng theo yêu cầu của NHNo&PTNT (trong 12 tháng qua)
• Tỷ trọng số dư tiền gửi bình quân so với dư nợ bình quân của doanh nghiệp tại NHNo&PTNT (trong 12 tháng qua)
• Tỷ trọng doanh số chuyển qua tài khoản tiền gửi tại NHNo&PTNT trong tổng doanh thu so với tỷ trọng tài trợ vốn của NHNo&PTNT trong tổng số vốn được tài trợ của doanh nghiệp (trong 12 tháng qua)
• Mức độ sử dụng các dịch vụ của NHNo&PTNT (tiền gửi và các dịch vụ, sản phẩm khác)
• Thời gian quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT
• Tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua
• Định hướng quan hệ tín dụng với KH theo quan điểm của cán bộ tín dụng • Tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư nợ tại ngày chấm điểm xếp hạng khách hàng
Nhóm 4: Các nhân tố bên ngoài (8 chỉ tiêu)
• Triển vọng của ngành
• Khả năng gia nhập thị trường (cùng ngành/ lĩnh vực kinh doanh) của các doanh nghiệp mới theo đánh giá của cán bộ tín dụng
• Khả năng sản phẩm của doanh nghiệp bị thay thế bởi các sản phầm thay thế • Tính ổn định của nguồn nguyên liệu/ chi phí đầu vào (khối lượng, giá cả) • Các chính sách của Chính phủ, Nhà nước
• Ảnh hưởng của các chính sách của các nước - thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng từ chính sách của các thị trường vận tải nước ngoài (áp dụng với ngành vận tải hàng không, vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường ống)
• Mức độ thay đổi phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào các điều kiện tự nhiên
• Lịch sử an toàn bay trong 5 năm gần đây (đối với ngành vận tải hàng không)
Nhóm 5: Các đặc điểm hoạt động khác (13 chỉ tiêu)
• Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào • Sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng
• Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần trung bình của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây
• ROE bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây so với chỉ tiêu ROE của ngành
• Số năm hoạt động của doanh nghiệp trong ngành (tính từ thời điểm có sản phẩm ra thị trường)
• Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp
• Uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng • Mức độ bảo hiểm tài sản
• Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự nội bộ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây
• Khả năng tiết cận các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
• Tuổi đời trung bình của các nhà máy điện của doanh nghiệp (áp dụng đối với ngành sản xuất, truyền tải và phân phối điện)
• Lợi thế vị trí kinh doanh (áp dụng đối với ngành dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí)
• Triển vọng phát triển của doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng
Do đặc thù riêng có của mỗi ngành nên số lượng, giá trị chuẩn và trọng số của các chỉ tiêu con phụ của các ngành/ nhóm ngành khác nhau là khác nhau. Trong mỗi loại khách hàng theo loại hình sở hữu, hệ thống sẽ quy định cách chấm điểm riêng đối với trường hợp khách hàng đang có quan hệ tín dụng khách hàng cũ hoặc khách hàng mới, chưa có quan hệ tín dụng tại VBARD.
3 Quan hệ với NH 40% 0% 40% 0% 40% 0%
4 Các nhân tố bên ngoài 17% 19% 17% 19% 18% 20%
5 Các đặc điểm hoạt động khác
12% 30% 16% 31% 12% 30%
Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Chỉ tiêu
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Quý I Quý II Quý III Quý IV Có KT Không KT Có KT Không KT Có KT Không KT Có KT Không KT Các chỉ tiêu tài chính năm 35% 30% 28 % 23% 23 % 18% 35% 30% Các chỉ tiêu tài chính quý 15% 15% 10 % 10% 15 % 15% 0% 0% Các chỉ tiêu phi tài chính 65% 65% 62 % 62% %62 62% 65% 65% > Bước 7: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng.
“ Điểm của khách hàng = Điểm của chỉ tiêu tài chính năm * trọng số phần tài chính năm + điểm các chỉ tiêu tài chính quý * trọng số phần tài chính quý + điểm các chỉ tiêu phi tài chính * trọng số phần phi tài chính”
Trọng số của phần tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính năm có được kiểm toán hay không được kiểm toán. Cụ thể
95 - 100
AAA - Tình hình tài chính mạnh - Năng lực cao trong quản lý - Hoạt động đạt hiệu quả cao - Triển vọng phát triển lâu dài
- Rất vững vàng trước tác động của môi trường kinh doanh
- Đạo đức tín dụng cao.
Thấp nhất
90-94
AA - Khả năng sinh lời tốt
- Hoạt động hiệu quả và ổn định - Quản trị tốt
- Triển vọng phát triển lâu dài - Đạo đức tín dụng tốt
Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AAA
85-89 A
- Tình hình tài chính ổn định nhưng có