NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc
Phân tích tín dụng là cơ sở để xếp hạng tín dụng. Kết quả XHTD chính xác đến mức độ nào, phụ thuộc phần lớn vào nguôn thông tin hiện có. Vì vậy, cần phải thiết lập hệ thống thông tin, làm tiền đề cho việc phân tích và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần phải có các giải pháp về thu thập thông tin tại ngân hàng.
- Để thực hiện tốt công tác thu thập, xử lý thông tin, cán bộ tín dụng phải có ý thức trong việc khai thác và xử lý thông tin từ nhiều nguồn như: hồ sơ khách hàng gửi đến, phỏng vấn khách hàng vay, chủ doanh nghiệp, nhân viên làm việc trong doanh nghiệp, bạn hàng của doanh nghiệp, xác minh thực tế tại trụ sở của doanh nghiệp... Các thông tin từ báo chí, truyền hình, internet.. Tuy nhiên, kết quả đạt được của công việc này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, năng lực tư duy của mỗi cán bộ tín dụng. Vì vậy, mỗi cán bộ tín dụng sẽ có những nghệ thuật khai thác thông tin khác nhau dựa vào kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm việc.
- Cán bộ tín dụng phải khai thác triệt để nguồn thông tin do CIC cung cấp. Đây là nơi lưu giữ những thông tin cơ bản, cần thiết về doanh nghiệp, nó cho phép cán bộ tín dụng thu thập thông tin bổ sung, đối chiếu, kiểm tra chéo với thông tin mình đang lưu giữ, đánh giá khái quát doanh nghiệp, còn các thông tin
mang tính chuyên môn cao, thì thường không có sẵn, như thông tin về máy móc, trang thiết bị...
- Để có thể thu thập những thông tin hữu ích chính xác từ CIC thì ngoài việc ngân hàng phải có máy tính nối mạng trực tiếp tới trung tâm thì NHNo&PTNT nói riêng và các ngân hàng khác nói chung phải có thái độ tích cực với nhau trong việc trao đổi thông tin khách hàng, mở rộng việc liên kết với các ngân hàng để chia sẻ thông tin của nhau về khách hàng. Tăng cường, chủ động tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Chủ trương này xuất phát từ quan điểm cùng chia sẻ, cùng cạnh tranh và cùng phát triển. Ngày nay ở hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới các ngân hàng đều tiến hành chia sẻ nguồn thông tin của nhau về các doanh nghiệp mà họ đã từng có quan hệ về tài chính. Việc này giúp cho thông tin có được của ngân hàng về một doanh nghiệp mà họ quan tâm không những được đầy đủ mà còn có ý nghĩa biểu hiện một quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp đó. Vì thế mà thông tin sẽ thường chính xác hơn.
- Ngân hàng có thể lập một phòng ban riêng được trang bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để chuyên thu thập, nghiên cứu, phân tích và dự báo thông tin từ các phòng ban khác như phòng vi tính và marketing, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kế toán - ngân quỹ.nhằm đảm bảo yêu cầu: chính xác, nhanh chóng, khách quan và hiệu quả kinh tế. Các cán bộ làm việc tại phòng có nhiệm vụ chuyên thu thập các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó thực hiện xử lý và lưu trữ tại đây. Do vậy thông tin về DNVV không những đầy đủ, cập nhật mà còn được lưu giữ một cách khoa học và hợp lý, tạo thuận lợi cho cán bộ tín dung trong việc tìm kiếm. Ngân hàng cần phân loại hệ thống theo hình thức như Sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Hệ thống lưu giữ thông tin của ngân hàng