- Cần áp dụng những phương pháp phân tích phù hợp: Phương pháp dùng trong phân tích, XHTD DNVV của NHNo&PTNT chủ yếu dựa vào phương pháp chấm điểm mà ít sử dụng với các phương pháp xếp hạng khác như phương pháp chuyên gia hay phương pháp thống kê. Việc sử dụng phương pháp phân tích sẽ làm ảnh hưởng đến các khâu trong quá trình phân tích cũng như tính chính xác của kết quả xếp hạng. Đối với việc xây dựng bảng chỉ số tài chính thuộc các ngành kinh tế, ngoài việc phải thu thập BCTC tích lũy sau nhiều năm và bao trùm các ngành kinh tế thì ngân hàng nên sử dụng phương pháp chủ yếu trong lĩnh vực này là phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê. Bảng điểm chuẩn cho các ngành phải được thay đổi định kỳ hàng năm. Để làm được điều này, ngân hàng hàng năm phải tiến hành nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động của từng ngành kinh tế, nắm rõ những thay đổi, những thuận lợi, khó khăn, những biến động của từng ngành, trên cơ sở đó kết hợp các yếu tố cần thiết khác, xây dựng bảng điểm chuẩn cho ngành kinh tế.
- Xây dựng nội dung XHTD theo thời hạn các khoản vay:
+ Đối với khoản tín dụng trung và dài hạn, NHNo&PTNT cần tập trung vào các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp và sức chống chọi của họ trước những rủi ro có thể xảy ra. Vì chính các yếu tố đó mởi ảnh hưởng
đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp và khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng trong tương lai.
+ Ngược lại, đối với khoản vay ngắn hạn, ngân hàng phải đặt trọng tâm vào các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn, tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho và các khoản phải thu... Bên cạnh đó, các khoản cho vay phải được phân biệt theo quy mô vốn vay, nhằm đảm bảo an toàn với mức chi phí phân tích có thể chấp nhận được.
- về việc cho điểm các giá trị của cùng một chỉ tiêu : Việc cho điểm một cách cụ thể, phân tách đều giữa các giá trị 20, 40, 60, 80, 100 cho một chỉ tiêu mang nhiều quan điểm chủ quan của cán bộ tín dụng đang khiến cho việc chấm điểm tín dụng bị cứng nhắc và không phản ánh đúng tình trạng khách hàng và thiếu đi sự linh hoạt khi phân biệt các khách hàng với nhau. Ngân hàng nên áp dụng các khoảng điểm cho từng giá trị như : từ 0-20 điểm, từ 20-40 điểm, từ 40- 60 điểm, từ 60-80 điểm, từ 80-100 điểm, để cán bộ tín dụng có thể chủ động lựa chọn mức điểm phù hợp nhất, đảm bảo phản ánh chính xác nhất tình hình khách hàng theo đánh giá của CBTD.