Kinh nghiệm KSNB một số nước trên thế giới và khả năng áp

Một phần của tài liệu 133 đẩy mạnh công tác kiểm soát nội nội bộ nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH khách sạn nhà hát luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 35)

DỤNG Ở VIỆT NAM

Theo khảo sát về tội phạm kinh tế toàn cầu của PriceWaterHouse Cooper

Global, 48% công ty trên thế giới là nạn nhân của gian lận và tham nhũng trong

các năm 2006-2009; số công ty báo cáo việc tham nhũng và hối lộ tăng 71%; không có ngành kinh doanh nào là an toàn; 38 - 60% công ty trong tất cả các ngành kinh doanh được khảo sát đã báo cáo các hiện tượng gian lận lớn.

Tại Mỹ, sau hàng loạt vụ bê bối của các doanh nghiệp như Enron, WorldCom..., điều luật Sarbanes - Oxley đã được áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ. Điều luật Sarbanes - Oxley đặt ra trách nhiệm cho cả cấp quản lý và các doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Điều 404 của Sarbanes - Oxley yêu cầu cấp quản lý phải xây dựng các quy trình giám sát và kiểm toán để đảm bảo sự thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB đối với báo cáo tài chính và báo cáo KSNB cần được kiểm toán độc lập chứng thực .

Trong các công ty nước ngoài, họ có ba chế độ kiểm soát.

Thứ nhất là sự kiểm soát của kiểm toán viên độc lập do một công ty kiểm toán thực hiện. Người này làm theo yêu cầu của cơ quan chính quyền, tổ chức tài chính, người ký kết hợp đồng, các chủ nợ, thành viên Hội đồng quản trị... Mục đích của việc ấy là để kiểm toán viên bên ngoài phát biểu ý kiến của họ về sự ngay thẳng (fair), chính xác và phù hợp với những nguyên tắc kế toán đã được chấp nhận thể hiện trong sổ sách và báo cáo tài chính của công ty. Kết quả hoạt động của công ty như thế nào, kiểm toán viên bên ngoài xem xét những kết quả ấy và cho biết ý kiến của mình.

Thứ hai là kiểm soát mức độ hoàn thành kế hoạch bằng việc thiết lập ngân sách hàng năm. Ngân sách bao gồm thu lẫn chi và nó là kế hoạch lời lãi của công ty. Cách lập ngân sách có thể tóm tắt như sau: Các bộ phận trong công ty tự mình lên kế hoạch công việc cho năm tới trong phạm vi chức năng và theo một số hướng dẫn căn bản của công ty, làm xong họ chuyển đổi các hoạt động thành tiền và do đó thành số thu của họ. Mặt khác, khi thực hiện kế hoạch họ cũng cần mua vật liệu, trả lương cho nhân viên, điện nước... những thứ ấy cũng được tính thành tiền và trở thành số chi của họ. Ngân sách thu chi của từng đơn vị được ban lãnh đạo công ty xem xét và chấp thuận. Vì hoạt động của các đơn vị đã được chuyển hóa thành tiền, nên khi mua nguyên liệu hay lúc trả lương thì chúng sẽ được tự động ghi trong sổ sách kế toán, như là một thủ tục hàng ngày. Nhìn số thu và chi của từng đơn vị hay của toàn công ty, lãnh đạo biết kế hoạch đề ra đã được thực hiện tới đâu. Ngân sách là một công cụ tự động kiểm soát việc đạt kế hoạch.

Thứ ba là kiểm soát nội bộ. Nó là một thể thức bên trong công ty, do người của công ty thực hiện để kiểm soát xem nhân viên làm đúng hay sai những thể thức đã được quy định trong quyển cẩm nang khi thi hành bổn phận. Mục đích sau cùng của kiểm soát nội bộ là xem các đơn vị có khả năng đạt được kế hoạch đã đề ra hay không. Nó không đo đếm kết quả đạt được với kế hoạch dự trù mà xem xét nhân viên, các hoạt động, chính sách, hệ thống, thể thức của công ty và thậm chí ngay cả cẩm nang điều hành, sơ đồ tổ chức, bảng mô tả chức danh đang hoạt động ra sao và nếu làm như thế thì có khả năng đạt được kế hoạch không.

Chế độ kiểm soát nội bộ cũng như ngân sách chưa phổ biến ở ta vì nó đòi hỏi cách quản trị kinh doanh theo khoa học, trong khi đa số doanh nghiệp của chúng ta vẫn còn quản trị theo sự thuận tiện.

Trừ các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và các doanh nghiệp đã có và đang xây dựng hệ thống chứng chỉ ISO, TQM... Theo đánh giá của

nhiều chuyên gia, phần lớn các doanh nghiệp chưa hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích cũng như cách xây dựng, tổ chức và vận hành bài bản một hệ thống kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm tra, kiểm soát thường chồng chéo, phiến điện, tập trung vào các chỉ số kinh tế - tài chính và kết quả cuối cùng với thói quen tìm lỗi, đổ trách nhiệm chứ ít chú trọng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức, lấy ngăn chặn, phòng ngừa là chính. Đây là một trong các điểm yếu mà các doanh nghiệp cần học tập để nâng cao sức cạnh tranh khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ở nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có bộ phận KSNB, thực tế này làm gia tăng nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam khi môi trường có nhiều biến động. Theo kết quả cuộc khảo sát về quản trị doanh nghiệp và KSNB mà Công ty PriceWaterHouse Coopers (PWC) thực hiện và công bố trong Hội thảo “Tăng giá trị cho cổ đông qua tăng cường KSNB và KTNB ”, vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 32% công ty có quy tắc hành xử; 61% công ty không có ban kiểm soát hay ban kiểm toán; 85% công ty quản lý rủi ro, nhưng chỉ có 50% trong số đó ưu tiên quản lý rủi ro theo khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng; 40% công ty không có quy trình đánh giá rủi ro chính thức; 53% công ty không có chức năng KSNB; 49% công ty có chức năng KTNB, nhưng còn yếu kém về tính khách quan và độc lập.

Tổng giám đốc Mekong Capital, ông Chris Freund, đánh giá, vấn đề lo ngại nhất về quản trị doanh nghiệp, đặc biệt ở các công ty tư nhân, là thiếu sự minh bạch. Hầu hết các công ty tư nhân thiếu các hệ thống kế toán và KSNB, và nếu có thì cũng chưa được xây dựng tốt. Điều này gây khó khăn cho các cổ đông khi muốn tìm hiểu khả năng tài chính thực tế của công ty để ra quyết định đầu tư.

Ông Cimon Calvert, chuyên viên của PWC cho biết, sức ép tăng cường KSNB và KTNB, cũng như quản trị tốt doanh nghiệp nói chung, đang gia tăng nhanh chóng ở các doanh nghiệp Việt Nam. Quá trình cổ phẩn hóa, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, niêm yết trên thị trường chứng khoán, những thay đổi của môi trường kinh doanh, chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là nhân tố chính tạo ra sức ép tới việc tăng cường KSNB doanh nghiệp.

Kết luận chũơng 1

Trong chương 1 luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về KSNB, sự cần thiết của hê thống KSNB, các yếu tố cơ bản của hê thống KSNB, mục tiêu của KSNB cũng nh- khái quát hê thống KSNB trong khách sạn. Đồng thời luận văn cũng đề cập đến t×nh h×nh KSNB tại Mỹ và liên hê tình hình thực tế về hoạt động KSNB của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở để tác giả tiến hành nghiên cứu chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIEM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH KHÁCH SẠN NHÀ HÁT

Một phần của tài liệu 133 đẩy mạnh công tác kiểm soát nội nội bộ nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH khách sạn nhà hát luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w