2.2.1.1 Tăng trưởng dư nợ
Biểu đồ 2.1: Diễn biến dư nợ tại Vietinbank Thái Bình 2016 -2018
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Vietinbank Thái Bình 2016-2018)
Song song với sự phát triển của tổng dư nợ toàn chi nhánh, tổng dư nợ khách hàng bán lẻ cũng có những bước tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2016 - 2018. Cụ thể năm 2018 dư nợ bán lẻ của chi nhánh là 3.198 tỷ đồng tăng 429 tỷ đồng tương
ứng với mức tăng trưởng 15,49% so với năm 2017. Để có được sự tăng trưởng là do chi nhánh đã nắm bắt được tầm quan trọng của tín dụng bán lẻ, đồng thời có những đổi mới tích cực trong chính sách áp dụng đối với khách hàng bán lẻ để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trong địa bàn kinh doanh.
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Vietinbank Thái Bình 2016 - 2018)
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng DN bán lẻ Vietinbank Thái Bình 2016 - 2018
Tốc độ tăng trưởng dư nợ chung của toàn chi nhánh có xu hướng giảm trong khi số tuyệt đối về dư nợ tín dụng tại chi nhánh đang có xu hướng tăng, cùng chung với đó tốc độ tăng trưởng về tín dụng bán lẻ cũng có xu hướng giảm nguyên nhân do chi nhánh chưa hoàn thành được các chỉ tiêu kế hoạch về tăng trưởng tín dụng , do đó số thực hiện được ở mức thấp làm cho tốc độ tăng trưởng đạt mức thấp hơn kế hoạch
Tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ cũng đang có xu hướng ngược với tốc độ tăng trưởng của dư nợ toàn chi nhánh khi đạt đỉnh ở mức 22,05% năm 2016 sau đó giảm xuống còn 19,4% năm 2017 trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ chi nhánh đạt mức 13,07% năm 2016 và 27,96% năm 2017. Tuy nhiên, sự chênh lệch này là không quá nhiều, chi nhánh cần tiếp tục định hướng bán lẻ đúng đắn để theo kịp với xu thế tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống.
Bên cạnh đó, tham khảo tốc độ tăng trưởng bán lẻ của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Vietinbank Thái Bình không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng quá nhanh. Xét về mặt số tuyệt đối, 2 ngân hàng là Agribank Thái Bình
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Giá
trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Dư nợ KHCN 2.045 88,18% 2.523 91,12% 2.883 90,15%
Dư nợ DN SVM ^274 11,82% ~246 8,88% ^315 9,85%
Tổng dư nợ bán lẻ 2.319 100% 2.769 100% 3.198 100%
(tăng khoảng 1.050 tỷ dư nợ năm 2016 và 1.710 tỷ năm 2017), Vietcombank Thái Bình (tăng khoảng 370 tỷ dư nợ BL năm 2016 và 250 tỷ dư nợ BL năm 2017). Điều này cho thấy mặc dù có sự tăng trưởng ổn định về mặt số tuyệt đối, Vietinbank Thái Bình vẫn chưa phải là chi nhánh biết tận dụng triệt để lợi thế của mình trong phát triển khách hàng. Các TCTD khác trên địa bàn đang mở rộng một cách mạnh mẽ, thu hút được số lượng khách hàng lớn, đặc biệt là khối khách hàng cá nhân, trong khi Vietinbank Thái Bình chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của mình.
■2016
■2017
■2018
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng nhà nước tỉnh Thái Bình)
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng tại một số TCTD tại Thái Bình 2016 -2018
Để xem xét và đánh giá cụ thể hơn về tăng trưởng dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tại chi nhánh , bài viết tập trung xem xét cụ thể hơn về cơ cấu của tín dụng bán lẻ
N Cơ cấu TDBL theo đối tượng khách hàng cấp tín dụng
Tại Vietinbank, nhóm đối tượng khách hàng bán lẻ được phân thành các nhóm gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp thuộc phân khúc bán lẻ. Đặc trưng tại địa bàn tỉnh Thái Bình, số lượng doanh nghiệp không quá nhiều, tính đến 31/12/2018 cả tỉnh có khoảng 4.359 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó gồm cả các hợp tác xã, đến thời điểm bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành,
các hợp tác xã đã không được công nhận tư cách pháp nhân để thực hiện các giao dịch đói với các tổ chức tín dụng do đó một phần lớn các hợp tác xã đang gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay từ ngân hàng, đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực tài chính yếu, hoạt động dưới hình thức công ty gia đình, thông tin tài chính chưa đủ minh bạch nên việc tiếp cận và đầu tư vốn vào các doanh nghiệp này đôi khi còn khó khăn. Do đó việc cấp tín dụng chủ yếu là cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân.
Bảng 2.5: Cơ cấu DNBL theo đối tương khách hàng
lẻ, điều này cho thấy tầm quan trọng của tín dụng khách hàng cá nhân trong hoạt động tín dụng bán lẻ, tuy nhiên từ số tuyệt đối có thể thấy chi nhánh đang có những điều chỉnh tích cực khi liên tục gia tăng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm gia tăng thêm các dịch vụ khác tạo lợi nhuận cho chi nhánh như tiền gửi không kỳ hạn, thẻ tín dụng, chuyển tiền....
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Dư nợ có bảo đảm 2.303 99,31% 2.754 99,46% 3.138 98,12% Dư nợ không có bảo
đảm
16 0,69% 15 0,54% 60 1,88%
Tổng dư nợ bán lẻ 2.319 100% 2.769 100% 3.198
S Cơ cấu theo kỳ hạn vay:
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ theo kỳ hạn 2016 -2018
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Vietinbank Thái Bình 2016 -2018)
Từ biểu đồ cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho thấy, cùng với sự tăng trưởng về tổng dư nợ thì từng loại dư nợ trong cơ cấu dư nợ bán lẻ của chi nhánh cũng tăng theo, cụ thể dư nợ ngắn hạn năm 2018 là 2.684 tỷ đồng, dư nợ trung và dài hạn là 505 tỷ đồng đều tăng tương ứng là 149 tỷ đồng và 271 tỷ đồng so với năm 2017.
Xét về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn có thể thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu do định hướng nhiều năm trước của chi nhánh chủ yếu tập trung vào các KHCN, HGĐ, các DNSVM kinh doanh trên địa bàn, do đó, dư nợ bán lẻ của chi nhánh là dư nợ cho vay vốn lưu động ngắn hạn phục vụ SXKD, thương mại, dịch vụ, chăn nuôi... của các đối tượng khách hàng trên.
Tuy nhiên ta cũng thấy được có sự thay đổi trong cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn khi dư nợ trung dài hạn có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối.. Rõ ràng, sự thay đổi này nằm trong định hướng của chi nhánh khi chuyển hướng sang cho vay trung dài hạn, khoản vay có dư nợ ổn định và đem lại lợi nhuận cho chi nhánh cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn.
V Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo hình thức bảo đảm
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo hình thức bảo đảm Vietinbank Thái Bình 2016 - 2018
vay bằng hình thức phát hành thẻ tín dụng,... tuy nhiên dư nợ đối với sản phẩm này tại Vietinbank Thái Bình tương đối thấp chỉ chiếm khoảng 1,88% trong tổn dư nợ bán lẻ năm 2018. Tổng dư nợ bán lẻ không có tài sản bảo đảm này chủ yếu là các món vay liên quan đến thẻ tín dụng, các món vay cán bộ công nhân viên (chủ yếu là của CBCNV tại chi nhánh). Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi định hướng tín dụng thay đổi, Vietinbank Thái Bình có thể mở rộng hơn đối với các sản phẩm này để tăng nguồn lợi nhuận tín dụng cho chi nhánh.
2.2.1.2 Tăng trưởng quy mô số lượng khách hàng và thị phần tín dụng bán lẻ S Số lượng khách hàng
Số lượng khách hàng bán lẻ của chi nhánh tăng trưởng qua mỗi năm thể hiện những cố gắng của chi nhánh trong phát triển khách hàng, cụ thể theo bảng sau:
Đơn vị: khách hàng
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Vietinbank Thái Bình 2016-2018)
Biểu đồ 2.5: Số lượng khách hàng của Vietinbank Thái Bình 2016 - 2018
Số lượng khách hàng của chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên chủ yếu là tăng do số lượng khách hàng bán lẻ tăng từ 2.969 khách hàng năm 2016 lên đến 3.127 khách hàng năm 2017 và 3.255 khách hàng năm 2018, trong đó khách hàng doanh nghiệp phân khúc bán lẻ có xu hướng giảm từ 117 khách hàng năm 2016 xuống còn 96 khách hàng năm 2018. Con số này còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của chi nhánh, thể hiện sự thiếu cân bằng trong sự phát triển TDBL của chi nhánh.
V Thị phần tín dụng bán lẻ
Thái Bình là một tỉnh thuần nông, quy mô dân số nhỏ khoảng 1,7 triệu người với diện tích 1.586 km2 song số lượng các tổ chức tín dụng trên địa bàn lên đến 22 tổ chức bao gồm: Vietinbank, Vietcombank,BIDV, Agribank, Maritime Bank, MB, VP bank, Techcombank, VIB bank, Saigonbank, HD bank, Bắc Á bank,...
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các ngân hàng đều nỗ lực gia tăng thị phần của mình trên địa bàn. Vietinbank Thái Bình với tư cách là một trong bốn ngân hàng nhà nước lớn và lâu đời trên địa bàn, với thương hiệu đã được biết
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Thu nhập từ TDBL (tỷ đồng) 41,16 57,80 72,35
Tỷ suất sinh lời TDBL = Thu nhập từ TDBL/Dư nợ TDBL (%)
1,77% 2,09% 2,26%
Năm 2016 Tỷ lệ Năm 2017 Tỷ lệ Năm 2018 Tỷ lệ
Nợ nhóm 1______ 2.249,2 1 96,99% 2.734,15 98,74% 3.167,57 99,05% Nợ nhóm 2______ 28,9 6 1,25 % 7,09 0,26% 5,03 0,16 % Nợ xấu__________ 40,8 3 %1,76 27,76 1,00% 0 25,4 % 0,79 Tổng dư nợ bán lẻ______________ 9 2.31 100% 2.769 100% 3.198 100%
đến cùng mạng lưới phòng giao dịch trải khắp các huyện thị trong tỉnh đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong thị trường ngân hàng nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp ngân hàng nhà nước Thái Bình)
Biểu đồ 2.6: Thị phần tín dụng bán lẻ tỉnh Thái Bình năm 2016 - 2018
Nhìn chung thị phần tín dụng bán lẻ của Vietinbank Thái Bình trong giai đoạn 2016 - 2018 đều có sự tăng trưởng, là một trong các tổ chức tín dụng có thị phần tốt tại địa bàn chỉ sau Agribank Thái Bình, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng và chiếm lĩnh thị phần của Vietinbank không có nhiều đột phá gần như chỉ đang giữ vũng thị phần của mình, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh đều có những bước tăng trưởng khá tốt cho thấy những thách thức mà Chi nhánh cần phải đối mặt trong giai đoạn tiếp theo để duy trì vị thế của mình trong khối ngân hàng bán lẻ toàn tỉnh.