3.3.1Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
3.3.3.1 Phát triển sản phẩm tín dụng phù hợp.
Đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng phù hợp với từng phân khúc khách hàng, sản phẩm phù hợp với từng vùng miền, sản phẩm đặc thù đồng thời cải thiện chất lượng và tiện ích sản phẩm là yêu cầu cấp thiết với NHCT
Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các TCTD, việc tạo ra những sản phẩm có tính chất đặc trưng, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người dân là rất quan trọng trong việc định hình thương hiệu và đẩy mạnh phát triển kinh doanh tại mỗi NHTM. NHCT cần tiếp tục thực hiện phân khúc KHBL, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu khách hàng và sự phát triển của thị trường từng thời kỳ
V Theo vùng, miền: TSC cần nghiên cứu xây dựng danh mục sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc thù từng vùng miền để khai thác tối đa hóa lợi thế vùng miền để mở rộng dư nợ TDBL
Đối với một tỉnh nhỏ thuần nông như Thái Bình, TSC nên xây dựng các sản phẩm đặc thù như cho vay các làng nghề, cho vay kinh doanh đường phố nhỏ, kinh doanh tại các trung tâm thương mại, các chợ.
V Theo phân khúc khách hàng: TSC nên xây dựng sản phẩm cho vay phù hợp đối tượng khách hàng trẻ từ 20-45 tuổi do đây là nhóm đối tượng khách hàng nhanh nhạy với những thông tin về tài chính, kinh tế, xã hội trên thị trường. Những nhóm sản phẩm nhiều tiện ích, các combo sản phẩm sử dụng công nghệ cao phù hợp với nhóm khách hàng này. TSC có thể xây dựng sản phẩm cho vay tiêu dùng mua nhà đối với khách hàng là CBCNV trẻ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, cho vay tiêu dùng đối với công an, bộ đội kết hợp với bảo hiểm và thẻ tín dụng giảm chi phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện lo`n...
V Đối với từng sản phẩm TDBL cụ thể, khối bán lẻ cần tham khảo các cơ chế ưu đãi tại các TCTD khác để tham mưu với ban lãnh đạo NHCT đưa ra những cơ chế cạnh tranh phù hợp, đảm bảo lôi kéo được những khách hàng tốt, tăng hiệu quả kinh doanh
3.3.3.2 Tinh giảm quy trình cấp và quản lý tín dụng
Rà soát tinh gọn quy trình cấp và quản lý tín dụng là một trong những yêu cầu cấp thiết mà TSC NHCT cần lưu ý để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh, cụ thể như sau:
S Cơ cấu lại danh mục sản phẩm tín dụng, danh mục tài liệu nội bộ theo hướng khoa học để tạo thành cẩm nang tín dụng thuận lợi cho cán bộ tra cứu, triển khai trong công việc.
S Nghiên cứu, tham khảo các quy trình cấp và quản lý tín dụng tại các NHTM khác trong và ngoài nước, các sản phẩm tín dụng tương tự để điều chỉnh lại quy trình theo hướng đơn giảm hóa, giảm dần các thủ tục, các giấy tờ có liên quan trong quá trình cấp tín dụng, đảm bảo thuận lợi cho khách hàng, cán bộ ngân hàng đồng thời vẫn đảm bảo quản lý rủi ro tín dụng
S Phòng chế độ chính sách tín dụng đầu tư, Khối bán lẻ, Khối quản lý rủi ro... phối kết hợp thực hiện kiểm tra đánh giá các lỗi tuân thủ lớn cán bộ thường xuyên mắc phải, đánh giá mức độ rủi ro từng sản phẩm, rà soát, đánh giá mức độ cần thiết và quan trọng của từng bước công viêc, từ đó điều chỉnh lại để tinh gọn quy trình cấp và quản lý tín dụng.
S Xem xét nghiên cứu lại thẩm quyền tín dụng đối với từng chi nhánh, từng phòng giao dịch với quy mô tương ứng để điều chỉnh rủi ro bán lẻ. Hiện nay thẩm quyền giải ngân phát sinh tại các phòng bán lẻ, PGD tại chi nhánh đều có chung mức thẩm quyền là 500 triệu đồng/món, còn lại thực hiện luân chuyển chứng từ qua phòng hỗ trợ tín dụng rà soát và thực hiện tạo tài khoản. Tuy nhiên, do số lượng các phòng kinh doanh là tương đối nhiều, quy mô kinh doanh và số lượng khách hàng là không đồng đều nên việc tập trung qua phòng hỗ trợ gây ách tắc trong quá trình làm việc với khách hàng, ảnh hưởng đến phòng chức năng và khách hàng. Vì vậy, TSC có thể nghiên cứu điều chỉnh quy định về thẩm quyền cấp tín dụng và giải ngân theo quy mô phòng giao dịch để các phòng ban chủ động hơn trong kinh doanh mà vẫn đảm bảo kiểm soát được chất lượng tín dụng.
V Nghiên cứu cập nhật phương thức thẩm định mới đối với các khoản TDBL có giá trị nhỏ, ít phức tạp, nghiên cứu triển khai các công cụ hỗ trợ bán, hỗ trợ thẩm định khách hàng, thẩm định tự động, rút giảm thời gian xử lý thông tin khách hàng, giảm thời gian tác nghiệp từ đó tăng năng suất lao động.
3.3.3.3 Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Chuẩn hóa khung năng lực chuyên môn, năng lực cốt lõi, khung đào tạo với từng vị trí chức danh công việc trong KBL nhằm đảm bảo CBCNV được cải thiện năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm trong hoạt động, từ đó nâng cao được năng suất lao động.
V Xây dựng bộ tiêu chuẩn đối với vị trí cán bộ QHKH
V Thực hiện chương trình khách hàng bí mật đối với cán bộ QHKH từ đó có những tổng hợp, đánh giá một cách khách quan và chất lượng cán bộ đang làm thực tế tại các chi nhánh.
V Sâu sát vấn đề thực hiện SLA về cam kết thời gian cung cấp dịch vụ tín dụng cho khách hàng, thực hiện các khảo sát nội bộ về thời gian xử lý hồ sơ của cán bộ tại chi nhánh và TSC để đánh giá năng suất cán bộ.
V Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ định kỳ và kế hoạch đào tạo với các cán bộ thuộc diện quy hoạch, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu cho cán bộ TSC và chi nhánh, tạo nên sự liên kết, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng để nâng cao chất lượng cán bộ. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo và thực hiện phải được thực hiện một cách hiệu quả và kịp thời, đa dạng dưới nhiều hình thức để CBCNV cập nhật kiến thức, đem lại hiệu quả công việc.
V Tổ chức đào tạo theo hướng hiện đại, đào tạo theo hướng trải nghiệm công việc, luân chuyển, huấn luyện và kèm cặp đi kèm với đào tạo truyền thống (đào tạo trên lớp, đào tạo trực tuyến qua livemeeting, E-learning). Đào tạo đi kèm với thực hành tham quan học hỏi các mô hình tổ chức kinh doanh tại các đơn vị, TCTD có uy tín trong và ngoài nước về công tác bán lẻ để CBCNV học tập, đúc rút kinh nghiệm.
S Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự, thu hút nhân tài từ các TCTD khác thông qua các kênh săn nhân tài, thực hiện chính sách và cơ chế đãi ngộ cạnh tranh để thu hút cán bộ giỏi. Liên kết với các trường đại học có uy tín về khối ngành kinh tế trên cả nước để đặt hàng đào tạo nhân lực phục vụ cho nhu cầu nhân lực của hệ thống.
S Hoàn thiện cơ chế lương, thưởng cho CBCNV để động viên, khuyến khích người lao động phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu công việc. Đối với cán bộ QHKH, hoàn thiện cơ chế lương thúc đẩy bán, đẩy mạnh các chương trình thi đua tín dụng hoàn thành các mục tiêu tháng, quý, năm... để tạo đà cho hoạt động kinh doanh. Tính toán mức dư nợ trung bình/cán bộ QHKH toàn hệ thống để lấy cơ sở tính toán mức lương cán bộ đảm bảo công bằng trong chi trả lương, đảm bảo thu nhập của người lao động tương xứng với công sức bỏ ra.