Căn cứ pháp lý của quản lýchi tiêu công

Một phần của tài liệu 1337 quản lý chi tiêu công tại kho bạc thành phố bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 41 - 43)

l.3 .Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lýchi tiêu công

1.3.2. Căn cứ pháp lý của quản lýchi tiêu công

Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi tiêu cơng nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuấn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chi tiêu cơng sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đấy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi NSNN ở địa phương.

Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi NSNN ở địa phương. Chang hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu NSNN được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi NSNN cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chi NSNN. Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi NSNN đạt hiệu quả, khơng lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tơn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó cơng việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đấy trách nhiệm.

Đối với những Nước có Luật ngân sách thì Luật này ln quy định vai trị và trách nhiệm của KBNN trong các nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, kiểm soát thu- chi và kế toán NSNN.Luật NSNN là yếu tố pháp lý, tạo nền tảng cho việc phát triển các nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN.

> Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi

Hệ thống chế độ, tiêu chuấn, định mức chi tiêu công là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng phân bổ và kiểm sốt chi NSNN. Vì vậy, phải đảm bảo tính

chính xác, phù hợp với tình hình thực tế; đảm bảo tính thống nhất giữa các ngành, các địa phương, đơn vị thụ hưởng NSNN và tính đầy đủ, bao quát tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế.

> Các chính sách, chế độ tài chính - kế tốn

Các chính sách chế độ tài chính - kế toán liên quan đến kiểm soát chi NSNN cần được nắm rõ để đảm bảo chi NSNN hiệu quả, chặt chẽ như: kế toán Nhà nước, mục lục NSNN, định mức phân bổ NSNN, định mức chi NSNN, dự toán chi NSNN, hợp đồng mua sắm tài sản công, cơng cụ thanh tốn, kế tốn NSNN.

Một phần của tài liệu 1337 quản lý chi tiêu công tại kho bạc thành phố bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w