Với các Sở, Ban, Ngành hữu quan

Một phần của tài liệu 1337 quản lý chi tiêu công tại kho bạc thành phố bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 131 - 134)

l.3 .Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lýchi tiêu công

3.3.3.Với các Sở, Ban, Ngành hữu quan

3.3. Kiến nghị

3.3.3.Với các Sở, Ban, Ngành hữu quan

Các Bộ, ban, ngành hữu quan như Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch - đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, cơ quan Thuế... nên thống nhất đồng bộ hưóng dẫn thực hiện những chế độ mới thay đổi nhằm tránh tình trạng Nghị định chờ Thông tư hướng dẫn như thời gian vừa qua, tạo nhiều kẽ hở và gây ra nhiều bất cập cho chủ đầu tư.

Đề nghị tiếp tục hoàn thiện thủ tục và quy trình thu - chi NSNN, trong đó mẫu giấy nộp - xuất tiền cần thể hiện các thông tin một cách rõ ràng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát. Đề nghị ban hành Thông tư Liên tịch Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan để phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan này trong quá trình tập trung và quản lý các khoản thuế xuất nhập khấu. KBNN cần phối hợp với các cơ quan, chính quyền các cấp và đề nghị cần có sự

hỗ trợ của các cơ quan này để thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, giải thích về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế vàs các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước.

Đối với các đơn vị Trung Ương đặc thù về nghiên cứu Khoa hoc, đề nghị các đơn vị này khi cấp dự toán nên tách riêng phần kinh phí thường xuyên và kinh phí nghiên cứu Khoa học, giúp cho việc quyết toán ngân sách hàng năm được thuận tiện hơn và tạo điều kiện cho việc kiểm soát chi NSNN được diễn ra một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian.

KẾT LUẬN•

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý chi tiêu cơng nói riêng đang là yêu cầu có tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Trong những năm qua, công tác quản lý và điều hành chi tiêu công trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào việc thúc đấy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Với việc phân bổ nguồn lực hợp lý, bố trí ngân sách đầu tư kịp thời cho các lĩnh vực quan trọng, quản lý có hiệu quả nguồn vốn NSNN và việc điều hành linh hoạt ngân sách trong từng giai đoạn, hoạt động quản lý chi tiêu công trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đã góp phần giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, phát huy được thế mạnh và nội lực ở địa phương, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, tạo đà thúc đấy nền kinh tế phát triển bền vững, thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó cơng tác quản lý chi tiêu công trên địa bàn thành phố cũng còn bộc lộ những tồn tại, bất cập cần phải khắc phục và tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

Trong quá trình nghiên cứu, từ những phương diện lý luận và thực tiễn công việc đang thực hiện, đề tài đã phân tích, làm rõ thêm về quản lý chi tiêu cơng,vai trị, vị thế và trách nhiệm của KBNN trong việc quản lý và kiểm soát chi NSNN, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các đơn vị sử dụng NSNN trong quá trình chi tiêu công. Thông qua đó đề tài đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công qua KBNN thành phố Bắc Ninh.

Bằng những kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn đã cố gắng thực hiện mục đích nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu đối với luận văn Thạc sỹ kinh tế. Do thời gian có hạn và trình độ, khả năng của tơi cịn nhiều hạn chế, luận văn này chắc chắn sẽ có những thiếu sót, khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp bổ sung ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo, các bạn bè và đồng nghiệp.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cơ giáo,các đồng chí lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi hồn thành đề tài này.

1. Bộ Tài chính, 2008. Chiến lược phát triển KBNN tới năm 2020.Hà Nội: NXB Tài chính.

2. Bộ Tài chính, 2008. Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN. Hà Nội: NXB Tài chính.

3. Bộ Tài chính, 2007. Quyết định số 14/QĐ/BTC ban hành mâu biểu báo cáo

NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN. Hà Nội.

4. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài

chính, qui định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN. Hà Nội.

5. Bộ Tài chính, 2007. Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 của Bộ Tài

chính hướng dân việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN. Hà Nội.

6. Bộ Tài chính, 2012, Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của

BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

Hà Nội.

7. Chính phủ, 2001. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ

về Chương trình Tong thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Hà Nội.

8. Chính phủ, 2010. Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của

Chính phủ về việc sửa đoi, bo sung quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Hà Nội.

9. Chính phủ, 2010. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính

phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, to chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.

10. Sở tài chính Bắc Ninh, 2012 - 2016. Niên giám thống kê. Bắc Ninh

12.Kho bạc Nhà nước, 2007. Quyết định 1116/QĐ-KBNN ngày 24/8/2007 của

Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành quy chế thực hiện một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Hà Nội.

13.Kho bạc Nhà nước, 2010. Kho bạc Nhà nước Việt Nam - Quá trình xây dựng

và phát triển. Hà Nội.

14.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2015. Luật Ngân sách

Nhà nước. Hà Nội.

Một phần của tài liệu 1337 quản lý chi tiêu công tại kho bạc thành phố bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 131 - 134)