l.3 .Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lýchi tiêu công
2.3.2. Đánh giá công tác quản lýchi tiêu công giai đoạn 2012 2016
> Thứ nhất, xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý chi tiêu ngân sách
Việc thông qua luật NSNN năm 2015 đã tạo ra được khuôn khổ pháp lý tương đối hoàn chỉnh, trong đó có sự phân công trách nhiệm rõ ràng hơn giữa các cơ quan của Nhà nước trong quản lý chi tiêu ngân sách.
Việc phân cấp tài chính đã góp phần nâng cao tính tự chủ của chính quyền địa phương, qua đó tạo điều kiện cho chính quyền địa phương hoạt động độc lập hơn trong khả năng của mình để xây dựng chính sách chi tiêu, mà còn hướng tới việc nâng cao tính trách nhiệm về chính trị, tính hiệu quả và minh bạch trong quản lý tài chính cơng. Các dịch vụ công cộng được cung cấp trong hệ thống thống nhất của Chính phủ, nay đã được phân cấp cho tới chính quyền tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa phương ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển con người; gần 3/4 trong chi tiêu giáo dục và đào tạo là do địa phương đảm nhận; trong chi y tế, chi ngân sách địa phương chiếm khoảng 2/3.
> Thứ hai, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực
- Hình thành hệ thống định mức làm cơ sở phân bổ ngân sách.
Sau khi ban hành Luật NSNN sửa đổi năm 2002, Chính phủ đã ban hành hệ thống định mức chi tiêu ngân sách hàng năm và các định mức thường xuyên sửa
đổi. Những định mức được tiêu chuấn hóa và áp dụng cho các mục chi trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.
Dựa vào hệ thống định mức, chính quyền địa phương dự toán nhu cầu chi tiêu và phân bổ nguồn lực tài chính... Có thể nói, phương pháp xác lập hệ thống định mức chi tiêu là một yếu tố quan trọng trong việc xác định hiệu quả về phân bổ và hiệu quả về mặt kỹ thuật trong chi NSNN.
- Xác lập thứ tự ưu tiên trong phân bổ chi tiêu công.
Xây dựng ngân sách theo chương trình đầu tư công giai đoạn 2012 - 2016. Việc xây dựng chương trình đầu tư cơng cộng đã tạo ra một khuôn khổ thiết lập chương trình chi tiêu cơng tồn diện, bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên, qua đó giúp cho Chính quyền địa phương kiểm soát tốt việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính trong dài hạn.
Chính sách của Chính quyền địa phương ưu tiên chi đầu tư hơn là chi thường xuyên. Trong chi đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh đã chú trọng vào các lĩnh vực khác nhau. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, hệ thống cầu đường đều được nâng cấp, đầu tư xây dựng từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở. Giao thông nông thôn được cải thiện, đặc biệt là các tuyến vào các vùng sâu, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
Nâng cao định hướng phục vụ người nghèo của chi NSNN. Thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tranh tre dột nát, phổ cập giáo dục tiểu học một cách có hiệu quả. Các khoản chi giáo dục và y tế được phân bổ công bằng hơn giữa các huyện, xã: Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo đảm bảo thực hiện các yêu cầu về chi trả lương, phụ cấp giáo viên, chi thực hiện một số mục tiêu như phổ cập giáo dục đảm bảo tiêu chí biên chế sự nghiệp giáo dục, chi nâng cao chất lượng giáo dục như thay sách giáo khoa và thiết bị dạy học.... Kết quả sử dụng nguồn lực tài chính cơng đã đạt được nhiều thành tựu như đã nâng cao mức sống hộ gia đình, tăng tỷ lệ trẻ em đến trường; dinh dưỡng, sức khỏe được cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công bằng về giới, tỷ lệ nữ tham gia lao động ngày càng nhiều và đa dạng trong các ngành nghề. Chi sự nghiệp y tế chủ động trong phân bổ
dành kinh phí cho việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh, đấy mạnh công tác xã hội hoá trong việc khám chữa bệnh.
Tập trung vốn để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế (nhất là ngành nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch), đầu tư cho các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương nội đồng, tu bổ đê điều.
> Thứ ba, triển khai có hiệu quả các Nghị định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềbiên chế và tài chính đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
Trên cơ sở định mức, biên chế các đơn vị được khoán chi ngân sách hàng năm, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng các định mức chi tiêu, quy chế quản lý tài sản công theo đúng quy định. Nếu chi không hết các đơn vị tiết kiệm được số tiền đó. Một ưu điểm của cơ chế khoán chi và giao quyền tự chủ là tạo động lực thúc đấy đơn vị sử dụng NSNN ngồi số được cấp tích cực huy động các nguồn lực khác hoặc sử dụng nguồn được cấp hợp lý hơn để tăng thu nhập.
Thông qua thực hiện hiện cơ chế tự chủ các đơn vị chủ động sử dụng kinh phí, tài sản, nguồn nhân lực có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ; công tác quản lý, sử dụng kinh phí được thực hiện chặt chẽ, cơng khai, dân chủ, góp phần tăng nguồn thu, tiết kiệm chi để bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, trích lập các quỹ, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng thu nhập cho người lao động.
> Thứ tư, cải thiện tính minh bạch chi ngân sách
Tính minh bạch chi tiêu ngân sách có tầm quan trọng trong việc giải trình trước cơng dân về việc phân bổ nguồn lực tài chính của Nhà nước và giải trình về chất lượng chi tiêu ngân sách tổng thể. Tính minh bạch chi ngân sách được thể hiện thông qua Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN, các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân; Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế
công khai tài chính đối với các cấp NSNN và chế độ báo cáo tình hình thực hiện cơng khai tài chính; Theo đó Cục thống kê Bắc Ninh đã công bố số liệu quyết toán ngân sách dưới dạng ấn phàm cho mọi đối tượng đặc biệt là trên địa bàn tỉnh; Bắt đầu từ năm 2012, các số liệu quyết toán NSNN, dự toán thu chi,... cũng được công khai trên hệ thống trang thông tin điện tử của tỉnh; Chính quyền các xã phương thực hiện niêm yết công khai ngân sách tại trụ sở làm việc....
2.3.3. Ket quả đạt được
Trong thực hiện nhiệm vụ quản lý chi tiêu cơng nói chung, KBNN thành phố Bắc Ninh đã quán triệt và tuân thủ các quy định của luật NSNN; Nghị định của Chính phủ; các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các Bộ; Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND thành phố, tăng cường trách nhiệm trong quản lý và kiểm soát thanh toán chi NSNN trên địa bàn. Hàng năm đã thực hiện kiểm soát thanh tốn hàng nghìn tỷ đồng đảm bảo chặt chẽ, đúng chế độ, định mức, tiêu chuấn theo quy định, góp phần thực hiện luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phịng chống tham nhũng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Đặc biệt đã quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Tài chính về thực hiện chủ trương tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu công và thực hiện các giải pháp góp phần kiềm chế lạm phát.
KBNN thành phố Bắc Ninh đã bố trí đủ lượng tiền mặt, tiền gửi thanh toán, đáp ứng đầy đủ kịp thời những nhu cầu chi của các cấp ngân sách và các đơn vị, tổ chức xã hội. Việc thực hiện kiểm soát chi gặp khơng ít khó khăn, nhất là trong kiểm soát vốn thanh toán đầu tư, vốn CTMT do việc triển khai thực hiện của nhiều chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, tiến độ chậm, hồ sơ thanh toán dồn vào kết thúc niên độ, hồ sơ thanh tốn cịn nhiều sai sót. Song KBNN thành phố Bắc Ninh đã khắc phục khó khăn, tham mưu tích cực cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong đánh giá tình hình và chỉ đạo thực hiện, đôn đốc các chủ đầu tư đấy nhanh tiến độ, hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi đã góp phần thực hiện chủ trương tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước, duy trì kỉ cương trong quản lý đầu tư XDCB.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu công thực sự đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành. Thực hiện tốt cơng tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế-xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hố nền tài chính quốc gia; đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến cơng tác quản lý và sử dụng NSNN. Đặc biệt là hệ thống KBNN thực sự chuyển sang kiểm soát, chi trả trực tiếp từng khoản chi NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ đã được Nhà nước giao, góp phần lập lại kỷ cương, kỷ luật tài chính.
KBNN thành phố Bắc Ninh đã khan trương tiến hành triển khai thực hiện Luật NSNN mới 2015, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán NSNN về chế độ quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Tiền NSNN được quản lý theo đúng các kênh, chi đúng cho đối tượng dự tốn, hạn chế tình trạng chi tràn lan của các đơn vị dự tốn, do đó tồn quỹ bình qn của Ngân sách địa phương ln đáp ứng được nhu cầu chi trả, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tài chính chủ động điều hành Ngân sách. Việc mua sắm tài sản của các đơn vị đã dần dần đi vào nề nếp do thực hiện quy chế đấu thầu; hợp đồng kinh tếvà chế độ hoá đơn chứng từ....
Tiếp tục triển khai thực hiện theo kế hoạch cải cách hành chínhtheo cơ chế một cửa: Công khai quy trình nghiệp vụ, cơng khai các loại hồ sơ, thủ tục giao dịch, thời gian giải quyết công việc, phối hợp thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ... Cụ thể:
- Đối với chi thường xuyên: kiên quyết thực hiện đúng các chế độ, định mức, tiêu chuan.trong kiểm soát chi, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN thành phố Bắc Ninh đã kiên quyết tạm dừng thanh tốn các khoản chi mua sắm ơ tơ, phương tiện, tài sản có giá trị lớn; sửa chữa trụ sở làm việc; các khoản chi hội nghị, hội thảo, tiếp khách.và thực hiện tiết
kiệm 10% chi thường xuyên; tăng cường chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN. Ket quả trong 5 năm (2012-2016) đã thực hiện kiểm soát chi hàng trăm tỷ đồng chi thường xuyên, qua kiểm soát chi đã từ chối hàng trăm khoản chi sai chế độ quy định, chưa đúng thủ tục, hồ sơ và chi sai định mức, tiêu chuấn qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN trong việc chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ và định mức, tiêu chuấn chi tiêu NSNN, giúp các đơn vị sử dụng NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
- Đối với chi đầu tư XDCB: trong 5 năm (2012-2016) đã thực hiện kiểm soát hàng ngàn dự án, bao gồm các nguồn vốn, các cấp ngân sách trên địa bàn, kiểm soát thanh toán, qua cơng tác kiểm sốt thanh toán đã từ chối thanh toán các khoản chi không hợp pháp, hợp lệ, sai định mức, đơn giá.
2.3.4. Hạn chế và những nguyên nhân
2.3.4.1. Tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những kết quả nêu trên, quản lý chi tiêu công ởBắc Ninh vẫn còn một số hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất, một số định mức phân bổ dự toán ngân sách chưa được cụ thể hoá,
cịn mang tính chất định tính (theo tỷ trọng phần trăm), chưa sát đúng với tình hình thực tế, gây khó khăn trong việc quyết định giao dự tốn và ảnh hưởng tới sự khách quan, công khai, công bằng trong chi NSNN.
Thứ hai, dự toán chi NSNN ở địa phương mới chỉ xây dựng kế hoạch theo
từng năm (ngắn hạn), chưa xây dựng được kế hoạch trung và dài hạn nên chưa gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Thứ ba, phương pháp lập dự toán và phân bổ dự toán chủ yếu theo mức chi
phí các yếu tố đầu vào mà không theo kết quả đầu ra. Trong khi mục tiêu của quản lý chi NSNN là nâng cao hiệu quả và kết quả đầu ra (số lượng, chất lượng) của các hoạt động chi dùng NSNN. Phương pháp lập dự toán và phân bổ ngân sách hiện nay không xuất phát từ mục tiêu mà lại căn cứ vào định mức chi phí các yếu tố đầu vào. Vì vậy quản lý chi tiêu công vừa chưa gắn với mục tiêu vừa chưa khuyến khích người sử dụng tiết kiệm NSNN.
Thứ tư, việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán chi tiêu cơng ở các cấp
cịn có sự đan xen, lồng ghép, làm mất tính chủ động của các cấp ngân sách bên dưới. Đồng thời hệ thống chế độ, chính sách, tiêu chuấn định mức chi tiêu một phần chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời, một phần chưa đồng bộ, khá lạc hậu so với thay đổi thực tế nhưng chậm sửa đổi bổ sung nên gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện. Các định mức xây dựng dự toán về giáo dục, y tế, đào tạo, quản lý hành chính thấp, chưa gắn với đặc điểm địa phương (về cơ cấu dân số, trình độ dân trí, tỷ lệ học sinh...). Các chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước, quốc tế, chế độ hội nghị, cơng tác phí, điện thoại, xăng dầu, các định mức sử dụng tài sản công, trang sắm xe cơng tác... cịn thấp, chưa đầy đủ và chậm được bổ sung, sửa đổi gây lãng phí và khó khăn trong công tác quản lý tài chính ngân sách. Hiện nay, hầu hết các khoản chi phải linh động vượt định mức, tiêu chuấn thì mới hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội được giao, sự gian dối không mong muốn này làm cho việc quản lý chi tiêu công không phản ánh đúng diễn biến tình hình thực tế.
Thứ năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện đầy đủ chế độ
cơng khai tài chính ngân sách về nội dung và thời gian theo quy định. Đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân sách còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế.
Thứ sáu, quản lý chi NSNN cho đầu tư phát triển còn quá nhiều hạn chế.Một
mặt, do nhu cầu đầu tư rất lớn so với khả năng cân đối của ngân sách địa phương, nên việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB vẫn còn hiện tượng phân tán, dàn trải, mất cân đối giữa khả năng và nhu cầu, dẫn đến tình trạng tiến độ thực hiện các dự án kéo dài, hiệu quả đầu tư không cao. Thể hiện rõ nhất ở khâu phân bổ vốn đầu năm. Do chưa có sự lựa chọn sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, cơ quan phân bổ vốn còn bị phân tán bởi nhiều mục tiêu, nên khi bố trí, phân bổ vốn đầu tư cịn phải chia đều cho các dự án, hệ quả là vốn đầu tư từ NSNN bi phân bổ phân tán, nhiều dự án chỉ được bố trí vốn thấp hơn nhu cầu thực tế, dẫn đến còn nhiều dự án nhóm B và C vốn cân đối phải kéo dài hơn so với quy định của Nhà nước do thiếu vốn (nhóm B